Quản lý nhân sự là gì? Quy trình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Các công việc chính của quản lý nhân sự là gì

Bộ phận nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhân lực trong các tổ chức doanh nghiệp. Đây là bộ phận không thể thiếu trong mọi tổ chứ. Vậy Quản lý nhân sự là gì? Một quy trình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp diễn ra như thế nào?

Khái niệm quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự (Human Resource Management) hay còn được gọi là quản lý nguồn nhân lực cho tổ chức, doanh nghiệp.

Quản lý nhân sự gồm các công việc dẫn dắt, quản lý nhân sự trong quá trình làm việc. Nhà lãnh đạo, người quản lý nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển các mô hình, quy trình quản lý nhân sự. Hỗ trợ doanh nghiệp đạt mục tiêu trong hoạt động kinh doanh.

Thêm vào đó, quản lý nhân sự có nhiệm vụ thu hút, giữ chân nhân lực tài năng cho công ty. Sắp xếp các công việc phù hợp với năng lực của nhân viên. Quản lý các vấn đề khác về nhân sự như lương, thưởng, chấm công, bảo hiểm,…

Tóm lại, quản lý nhân sự chính là quản lý và khai thác nhân lực sao cho hiệu quả nhất. Đây là nội dung quan trọng, không thể thiếu trong mọi tổ chức, doanh nghiệp.

Xem thêm:>> Phần mềm quản lý nhân sự TỐT NHẤT hiện nay

quan-ly-nhan-su-la-giquan-ly-nhan-su-la-gi

Các công việc chính của quản lý nhân sự là gì

Nhiều người quan tâm đến vấn đề cụ thể quản lý nhân sự là làm gì? Dưới đây là một số công việc chính của quản lý nhân sự.

  • Đưa ra đề xuất về chính sách nhân sự

Bộ phận nhân sự đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Đề ra các chính sách liên quan đến quản lý, sử dụng nhân lực. Sao cho phù hợp với quy định, chính sách của Nhà nước. Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời, các nhà quản trị nhân lực cần phải chịu trách nhiệm, giải quyết các vấn đề về nhân sự trong công ty. Nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.

  • Tư vấn nhân sự cho các phòng ban, bộ phận khác của doanh nghiệp

Đây là nhiệm vụ quan trọng của một nhà quản trị nhân sự. Họ thường xuyên cần tư vấn các vấn đề nhân sự cho các phòng ban trong doanh nghiệp. Như tuyển dụng, đào tạo,… Các vấn đề lương, thưởng, bảo hiểm,… Giải quyết các vấn đề khi nhân viên xin nghỉ việc,… Đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn được diễn ra trôi chảy.

  • Cung cấp các dịch vụ nội bộ doanh nghiệp

Khi bộ phận nhân sự nhận được yêu cầu bổ sung nhân sự cho các phòng ban, nhà quản trị nhân sự cần lên kế hoạch tuyển dụng đủ số lượng được yêu cầu. Các nhà quản trị nhân sự cũng có thể đưa ra các đề xuất về bổ sung nhân sự cho các phòng ban. Ngoài ra các vấn đề khác về lao động cũng chịu sự tác động, quản lý của phòng nhân sự.

  • Kiểm tra, giám sát hoạt động của nhân viên

Bộ phận nhân sự có trách nhiệm kiểm tra, giám sát nhân viên trong công ty. Giám sát về việc thực hiện các chính sách, văn hóa doanh nghiệp, các chương trình nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên,… Qua đó đưa ra đánh giá nhân viên ưu tú. Đồng thời tổng kết những điểm mạnh hay vấn đề nhân sự còn tồn tại. Từ đó đưa ra phương án để phát triển tối đa năng lực nhân viên. Các phương án giải quyết vấn đề còn tồn đọng.

kiem-tra-danh-gia-nhan-vienkiem-tra-danh-gia-nhan-vien

  • Quản lý chấm công, vấn đề thưởng phạt của nhân viên

Bộ phận nhân sự cũng đảm nhiệm theo dõi việc chấm công của nhân viên. Mặc dù hiện nay có nhiều công nghệ hiện đại giúp việc chấm công được chính xác và hiệu quả hơn. Nhưng bộ phận nhân sự vẫn giữ vai trò quan trọng trong giám sát công việc của nhân viên. Từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá phục vụ cho tính lương, thưởng, phạt. 

Xem thêm:>> Phần mềm quản lý công việc CRM

Quy trình quản lý nhân sự là gì

Thường mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có những quy trình, cách thức quản lý nhân sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung những quy trình này đều những mục chính sau.

  • Tuyển dụng nhân sự

Đây là khâu quan trọng trong quản lý nhân sự. Việc tuyển dụng dụng nhân sự tùy thuộc vào nhu cầu tuyển dụng, quy mô doanh nghiệp.

tuyen-dung-nhan-sutuyen-dung-nhan-su

  • Xây dựng các kế hoạch để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong công ty. 

Đây là hoạt động mang tính chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng nhân sự luôn đạt yêu cầu cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi tập huấn ngắn cho nhân viên. Giúp nhân viên hiểu rõ hơn về doanh nghiệp công việc đang thực hiện. Tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của nhân viên,…

  • Đưa ra các chính sách về nhân sự

Các chính sách được đưa ra cần đảm bảo được quyền lợi cho nhân viên. Đảm bảo họ có cuộc sống đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Xây dựng chính sách hợp lý giúp tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và nhân viên. Đồng thời giúp doanh nghiệp thu hút những nhân tài mới, giữ chân những nhân tài hiện tại.

  • Xây dựng hệ thống văn bản, quy định nhân sự áp dụng trong công ty

Tùy vào thực tế từng doanh nghiệp mà sẽ có những quy định, quy chế khác nhau. Hệ thống quy định này sẽ giúp bộ phận nhân sự giám sát, điều chỉnh hành vi của nhân viên trong công ty.

  • Xây dựng, phát triển văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp

Trong quản lý nhân sự, văn hóa là yếu tố không thể thiếu. Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cốt lõi cho giá trị doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh giúp doanh nghiệp có thể phát triển vững vàng hơn.

Trên đây là một số giải đáp cơ bản cho câu hỏi Quản lý nhân sự là gì? Tuy nhiên, mỗi người, mỗi tổ chức đều sẽ có những cách hiểu khác nhau về khái niệm này. CŨng như quy trình để quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp là khác nhau. Phụ thuộc nhiều vào thực tế doanh nghiệp.

Nguồn: S-tech.info

5/5 – (3 bình chọn)