Quản lý kinh tế là gì (cập nhật 2023)

Để nền kinh tế của đất nước và doanh nghiệp phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước cũng như các chủ doanh nghiệp thì cần phải có quản lý kinh tế. Vậy để tìm hiểu quản lý kinh tế là gì, quản lý kinh tế của Nhà nước là gì và các vấn đề có liên quan đến quản lý kinh tế, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

1. Quản lý kinh tế là gì?

Quản lý kinh tế là quá trình phân tích, lựa chọn và thành lập hệ thống nguyên tắc, phương pháp, cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý.

Một nền kinh tế hay một doanh nghiệp đều được xem như một hệ thống với hai phân hệ chủ yếu: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Trong nhiều trường hợp mỗi phân hệ có thể được coi như một hệ thống phức tạp.

Quản lý kinh tế là mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế, trong đó chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân quản lý cấp trên còn đối tượng quản lý hay khách thể quản lý là những tổ chức, cá nhân, nhà quản lý cấp dưới, như các tập thể, cá nhân người lao động.

Mục tiêu của quản lý kinh tế là huy động tối đa các nguồn lực, trước hết là nguồn lực lao động và sử dụng hiệu quả để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích con người.

Kinh tế quốc tế là gì? (Cập nhật 2022)

2. Quản lý nhà nước về kinh tế là gì?

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, có sự can thiệp của pháp luật thông qua hệ thông các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế.

Đặc điểm của quản lý nhà nước về kinh tế gồm:

– Mục tiêu của quản lý nhà nước về kinh tế là nhằm phát triển đất nước, đưa kinh tế đất nước đi lên dựa trên cơ sở các nguồn lực tiềm năng trong và ngoài nước để đất nước có thể mở cửa và hội nhập.

– Đây là một dạng của quản lý xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.

– Nhà nước sử dụng các hệ thống cũng như các công cụ thích hợp để quản lý cũng như thực hiện chức năng của mình để thay đổi cũng như quản lý nền kinh tế nước ta hiện nay.

– Việt Nam hiện nay đang được thực hiện cơ chế quản lý kinh tế dưới sự điều khiển của nhà nước, đất nước đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp, tập trung sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

– Nền kinh tế thị trường đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn đưa nước ta thoát ra khỏi tình trạng đói kém, từ nước chưa phát triển sang nước đang phát triển và có xu hướng phát triển đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hiện nay bao gồm: Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập và chính sách kinh tế đối ngoại.

3. Một số câu hỏi có liên quan

Quản lý kinh tế học trường nào?

Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành quản lý kinh tế, cụ thể một số trường đào tạo ngành quản lý kinh tế như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học Thương mại; Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trường Đại học Thái Bình; Trường Đại học Hòa Bình; Trường Đại học Tài chính và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên; Trường Đại học Tài chính – Marketing TP Hồ Chí Minh…

Các khối thi của ngành quản lý kinh tế?

Các khối xét tuyển của ngành quản lý kinh tế gồm: khối A00 (Toán, Lý, Hóa); khối A01 (Toán, Lý, Anh); khối A16 (Toán, KHTN, Văn); khối B00 (Toán, Hóa, Sinh); khối C01 (Văn, Toán, Lý); khối C14 (Văn, Toán, GDCD); khối C15 (Văn, Toán, KHXH); khối C20 (Văn, Địa, GDCD); khối D01 (Toán, Văn, Anh); khối D07 (Toán, Hóa, Anh); khối D10 (Toán, Địa, Anh); khối D96 (Toán, KHXH, Anh).

Học quản lý kinh tế ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý kinh tế có thể trở thành một nhân sự kinh tế tốt trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo ngành kinh tế; nhân viên trong các tổ quốc tế, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển. Cụ thể:

– Cán bộ, công chức phụ trách hoạch định, dự báo, phân tích, kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế, nghiên cứu, tham mưu, cố vấn, tư vấn về các chính sách kinh tế tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế;

 

 

– Chuyên viên tổ chức kinh doanh, quản lý kinh doanh, điều hành và kiểm soát, giám sát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp;

– Cán bộ hoạt động trong các tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính phủ vì mục tiêu phát triển kinh tế;

– Giảng viên, nghiên cứu sinh trong lĩnh vực quản lý kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu…

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về quản lý kinh tế là gì. Nội dung bài viết có giới thiệu khái niệm về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về kinh tế và một số câu hỏi có liên quan như quản lý kinh tế học trường nào và thi khối nào để được xét tuyển ngành quản lý kinh tế… Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

5/5 – (2875 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin