Quản lý giáo dục là gì? Học quản lý giáo dục ra làm gì? – Trường Việt Nam
Nếu bạn muốn tôi tư vấn hướng nghiệp cho bạn, hãy nhấp vào đây .
Mai Mai mong những chia sẻ của mình có thể phần nào giúp các bạn có được quyết định phù hợp, từ đó có thể học tập, làm việc và sống tốt hơn.
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Trong bối cảnh ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới căn bản và toàn diện, quản lý giáo dục đòi hỏi càng phải chuyên nghiệp và hiệu quả. Theo học ngành Quản lý giáo dục người học sẽ có nhiều cơ hội việc làm.
Khái niệm quản lý giáo dục là gì?
Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của đối tượng giáo dục. Công cụ quản lý giáo dục là bằng pháp luật. Đối tượng của quản lý giáo dục là con người.
“Quản lý giáo dục là một loại hình được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”.
Trích tài liệu “Tổng quan về quản lý giáo dục” của Trường cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo
Chủ thể quản lý giáo dục là nhà quản lý, tập thể các nhà quản lý hay là bộ máy quản lý giáo dục. Trong trường học đó là Hiệu trưởng (cùng với bộ máy giúp việc của Hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên; các tổ chức đoàn thể.
Khách thể quản lý giáo dục bao gồm trường học hoặc là sự nghiệp giáo dục trên địa bàn (cơ quan quản lý giáo dục các cấp); trong đó có bốn thành tố của một hệ thống xã hội:
- tư tưởng (quan điểm đường lối, nguyên lí chính sách chế độ, giáo dục …)
- con người (giáo viên, cán bộ CNV và các hoạt động của họ) quá trình giáo dục (diễn ra trong không gian và thời gian…)
- vật chất
- tài chính (trường sở trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho giáo dục, ngân sách, ngân quỹ).
Chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý một cách có ý thức nhằm đạt được mục tiêu đề ra và chính các mục tiêu quản lý lại tham gia vào sự quy định bản chất của quản lý giáo dục.
Nội dung của quản lý giáo dục
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 99 Luật Giáo dục 2005 như sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
- Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;
- Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
- Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Vai trò của quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hoạt động cần thiết và mang tới nhiều vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay. Cụ thể:
- Quản lý giáo dục giúp tạo ra được sự thống nhất về ý chí và hành động của giáo viên, học sinh trong tổ chức giáo dục. Khi có sự thống nhất cao thì tổ chức giáo dục hoạt động mới đạt được hiệu quả tốt.
- Giúp định hướng cho sự phát triển của tổ chức giáo dục dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh và tổ chức cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung.
- Phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và toàn bộ nguồn lực trong tổ chức (vật chất, tài chính, thông tin,…) để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra với một hiệu quả cao nhất.
- Giúp cho tổ chức giáo dục có thể thích nghi được với sự biến đổi trong môi trường. Đồng thời nắm bắt và tận dụng một cách tốt nhất về những cơ hội và thách thức, giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra từ môi trường.
- Trên cơ sở lý luận chung có thể thấy được rằng hoạt động quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh để có thể đạt được những hiệu quả cao nhất trong việc hình thành một nhân cách tốt cho học sinh.
Ngành Quản lý giáo dục là gì?
Để thực hiện tốt công tác Quản lý giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ nhân sự làm công tác hành chính giáo dục chuyên nghiệp, phù hợp với những đổi mới trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Vì thế Ngành Quản lý Giáo dục ra đời đáp ứng công tác đào tạo nhân sự hành chính về quản lý giáo dục.
Theo học ngành Quản lý giáo dục, sinh viên sẽ có kiến thức cơ bản về quản lí giáo dục và kỹ năng thực hành quản lí giáo dục đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và các hoạt động của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.
Chương trình đào tạo Ngành Quản lý giáo dục sẽ gồm: Khối kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn; Khối kiến thức cơ sở ngành và liên ngành của khoa học giáo dục; Khối kiến thức Chuyên ngành Quản lý giáo dục; Học phần thực tập, thực tế…
Học Ngành Quản lý giáo dục ra làm gì?
Học viện quản lý giáo dục ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp Ngành Quản lý giáo dục bạn sẽ có năng lực đảm nhiệm những vị trí công tác sau:
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo).
- Chuyên viên (Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ…) ở các cơ sở giáo dục các cấp.
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên (Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận); cơ sở giáo dục cộng đồng (Trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án, các tổ chức giáo dục ngoài công lập…
- Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp (UBND các cấp) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
- Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lí giáo dục (Các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…).
- Giảng viên chuyên ngành quản lí giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ (Các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố, các khoa trong trường đại học và cao đẳng).
- Có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục. Nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, đã từng học tập, nghiên cứu chuyên ngành này.
Đảm bảo kỳ thi diễn ra đúng kế hoạch
Các khối xét tuyển ngành Quản lý giáo dục
Ngành Quản lý Giáo dục thường được xét tuyển theo các khối sau:
- A00: Toán, Vật Lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- C04: Toán, Văn, Địa
- C14: Văn, Toán, GDCD
- C20: Văn, Địa, GDCD
- D01: Toán, Anh, Văn
- D14: Văn, Anh, Sử
- D78: Văn, Anh, KHXH
Ngành Quản lý giáo dục lấy bao nhiêu điểm?
Các trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục khu vực phía Bắc
- Học viện Quản lý giáo dục: 16 (Năm 2021)
- Đại học Thủ đô Hà Nội: 29 (Năm 2021- Thang điểm 40)
- Đại học Sư phạm Hà Nội: 25.7-26,75 tuỳ khối (năm 2021)
Các trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục khu vực miền Trung
Đại học Vinh: 16 (năm 2021)
Đại học Quy Nhơn: 15 (năm 2021)
Các trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục khu vực miền Nam
- Đại học Sư phạm TP.HCM: 23,30 (Năm 2021)
- Đại học Sài Gòn: 22,55-23,55 tuỳ khối (năm 2021)
Bên cạnh sinh viên theo học Ngành Quản lý giáo dục ở các trường ĐH, những người là cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cán bộ quy hoạch lên làm cán bộ quản lý giáo dục… cũng được bố trí theo học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để lấy chứng chỉ về Quản lý giáo dục theo chương trình của Bộ GD&ĐT.
Lương ngành quản lý giáo dục
Nếu làm trong các phòng giáo dục hay trường học, cơ quan nhà nước thì thu nhập của bạn sẽ theo các bậc lương của chính phủ và tăng dần theo thâm niên, theo vị trí bạn thăng tiến, phổ biến nhất là trong khoảng 5 – 6 triệu/tháng và dần dần có thể là 7 – 9 triệu/tháng.
chuyên viên đào tạo có thể nhận 8 – 10 triệu/tháng, cao hơn là 15 triệu/tháng; Nhân viên tư vấn khóa học, tư vấn du học có lương khoảng 5 – 7 triệu/tháng và hoa hồng theo doanh số nên tổng thu nhập cũng có thể trên 10 triệu/tháng.
Chứng chỉ quản lý giáo dục tiểu học lấy ở đâu?
Khóa Học Nghiệp Vụ Quản Lý Giáo Dục/Đào tạo cấp chứng chỉ được học theo hình thức trực tiếp hoặc online các trường như Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư Phạm Huế,…
Khoa học giáo dục là gì?
Khoa học giáo dục là một phần của hệ thống các khoa học nghiên cứu về con người, bao gồm: giáo dục học, tâm lý học sư phạm, lý luận dạy học, phương pháp giảng day bộ môn…
Chứng chỉ quản lý nhà nước về giáo dục
Chứng chỉ quản lý nhà nước về giáo dục (quản lý giáo dục tiểu học, quản lý giáo dục trong nhà trường) có tiêu chuẩn sau:
1. Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước.
2. Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án phải đạt từ 05 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 10);
3. Chấp hành quy chế, nội quy học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.