Quản Lý Giáo Dục Là Gì? Có Dễ Tìm Việc Làm Khi Ra Trường?
Quản lý giáo dục có thể xem là một trong những ngành có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của quốc gia, cụ thể là đào tạo những mầm non trẻ của đất nước. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngành quản lý giáo dục là gì? Học ngành quản lý giáo dục sẽ có những cơ hội nghề nghiệp ra sao? Mua Bán sẽ giải đáp ngay cho các độc giả quan tâm ngay bên dưới.
Quản lý giáo dục là gì?
Quản lý giáo dục có thể hiểu là tác động một cách có hệ thống, theo một kế hoạch rõ ràng và mục tiêu cụ thể của các chủ thể quản lý các cấp. Từ đó đảm bảo sự phát triển hài hòa và toàn diện về mọi mặt của đối tượng giáo dục. Trong đó công cụ quản lý giáo dục là pháp luật và đối tượng quản lý giáo dục là con người.
Quản lý giáo dục có vai trò quan trọng tại cơ sở giáo dục
Tìm hiểu quản lý giáo dục là ngành gì, bạn sẽ thấy đây là một ngành vô cùng cần thiết với xã hội hiện nay, cụ thể như sau:
- Tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành động giữa giáo viên và học sinh, tổ chức giáo dục chỉ hoạt động hiệu quả khi tính thống nhất nội bộ cao.
- Định hướng cho sự phát triển của tổ chức giáo dục dựa trên mục tiêu chung và nỗ lực của học sinh, giáo viên và tổ chức.
- Phối hợp hiệu quả giữa nhân lực là giảng viên, học sinh sinh viên và tất cả nguồn lực trong tổ chức như vật chất, tài chính và thông tin.
- Nắm bắt và tận dụng tốt những cơ hội để tổ chức dễ dàng thích nghi với sự thay đổi, giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực đến từ môi trường.
- Quản lý giáo dục tốt sẽ giúp điều phối hoạt động của giáo viên và học sinh đạt được những hiệu quả cao nhất trong phát triển nhân cách học sinh.
>>>Xem thêm: Chứng chỉ TESOL là gì? Cách chọn khóa học TESOL chất lượng
Ngành quản lý giáo dục học những gì?
Bên cạnh những môn đại cương, sinh viên ngành quản lý giáo dục sẽ được trang bị kiến thức về phương pháp quản lý giáo dục qua nhiều môn như: Thanh tra giáo dục, Quản lý tài chính trong giáo dục, Quản lý nhân sự trong giáo dục, Quản lý chất lượng giáo dục, Lịch sử giáo dục,…
Nhìn chung, sinh viên ngành quản lý giáo dục sẽ được mài dũa những kiến thức cốt lõi về khoa học xã hội – nhân văn, liên ngành và chuyên ngành mang tính Khoa học quản lý giáo dục nhằm hình thành phẩm chất, kỹ năng cá nhân và xã hội, phát triển năng lực lãnh đạo và và có khả năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn, thích ứng các yêu cầu xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành sau ra trường?
Tìm hiểu quản lý giáo dục là gì, bạn sẽ thấy cơ hội làm việc của ngành này cũng vô cùng rộng mở, rất có tương lai. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc đại học hay cao đẳng, bạn sẽ đảm nhận các công việc sau:
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên đảm nhiệm quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên quản lý nhân sự; Chuyên viên quản lý chất lượng giáo dục; Thanh tra giáo dục,… tại các cơ sở giáo dục các cấp.
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục tại các cơ sở giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, quận, huyện; tại các cơ sở giáo dục cộng đồng; tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, hay các tổ chức giáo dục ngoài công lập.
- Chuyên viên đảm nhận công tác văn hóa, giáo dục tại các cơ quan chính quyền các cấp hay tổ chức văn hóa giáo dục tại cộng đồng.
- Cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu về quản lý giáo dục (viên nghiên cứu hay trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng).
- Giảng viên chuyên ngành quản lý giáo dục công tác tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
- Tiếp tục học tập và nâng cao trình độ chuyên môn đến các bậc thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục. Nhiều cán bộ lãnh đạo trong nước đã đi lên từ việc học tập và nghiên cứu chuyên ngành này.
Ngành quản lý giáo dục thi khối nào?
Tìm hiểu quản lý giáo dục là gì, bạn sẽ thấy ngành này thường xét tuyển theo các khối sau:
- Xét tuyển bằng khối A: A00(Toán, Lý, Hóa); A01(Toán, Lý, Anh);
- Xét tuyển bằng khối C: C00(Ngữ văn, Toán, Anh); C04(Toán, Ngữ văn, Địa); C14(Ngữ văn, Toán, GDCD); C20(Ngữ văn, Địa, GDCD);
- Xét tuyển bằng khối D: D01(Toán, Văn, Anh); D14(Văn, Anh, Sử); D78(Văn, Anh, KHXH).
>>>Xem thêm: Khối A là khối gì? Khối A gồm những môn nào? Tổng hợp các trường đại học tuyển sinh khối A
Ngành quản lý giáo dục học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Tìm hiểu ngành quản lý giáo dục là gì, hiện tại ngành quản lý giáo dục được đào tạo ở khắp đất nước cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Sau đây là một số trường đào tạo ngành này và điểm chuẩn của ngành trong năm 2021 bằng kết quả thi THPTQG.
Khu vực miền Bắc
Các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục ở khu vực miền Bắc là:
- Học việc Quản lý giáo dục: 16 điểm.
- Đại học Thủ đô hà Nội: 29 điểm với thang điểm 40.
- Đại học Sư phạm Hà Nội: 26,75 điểm.
Khu vực miền Trung
Các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục ở khu vực miền Trung là:
- Đại học Vinh: 16 điểm.
- Đại học Quy Nhơn: 15 điểm.
Khu vực miền Nam
Các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục ở khu vực miền Nam là:
- Đại học Sư phạm TP.HCM: 23,3 điểm.
- Đại học Sài Gòn: 23,55 điểm.
Tìm hiểu quản lý giáo dục là gì, bạn sẽ thấy ngoài sinh viên theo học ngành quản lý giáo dục ở các trường đại học, thì cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cán bộ quy hoạch được thăng tiến lên làm cán bộ quản lý giáo dục cũng sẽ được bố trí tham gia các lớp học bồi dưỡng ngắn hạn được quy định bởi Bộ GD&ĐT để đạt chứng chỉ quản lý giáo dục.
>>>Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Sư phạm TPHCM mới nhất
Mức lương ngành quản lý giáo dục có tốt không?
Nếu bạn công tác trong các phòng giáo dục hay trường học, cơ quan nhà nước thì mức thu nhập của các bạn sẽ được tính theo bậc lương của chính phủ và sẽ tăng dần theo số năm làm việc và theo vị trí thăng tiến. Mức lương phổ biến sẽ dao động trong khoảng 5 – 6 triệu/tháng và dần dần sẽ tăng lên 7 – 9 triệu/tháng.
Các chuyên viên đào tạo có thể nhận được mức lương từ 8 – 10 triệu/tháng, nếu có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thì mức lương có thể lên đến 15 triệu/tháng. Đối với nhân viên tư vấn khóa học, tư vấn du học thì sẽ có mức lương khoảng 5 – 7 triệu/tháng cùng với mức hoa hồng theo doanh số, tổng thu nhập có thể lên đến 10 triệu/tháng.
Kỹ năng và phẩm chất cần có của một người làm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là gì, người làm ngành này cần có những phẩm chất và kỹ năng nào? Đối với ngành học này, các bạn sẽ được làm việc trong một môi trường nghiêm túc, quy chuẩn do đó đòi hỏi bạn cần có những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thích nghi tốt với môi trường này. Bên cạnh sự bình tĩnh, cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói thì cần những yếu tố.
- Kỹ năng quản lý tài lực trong cơ sở giáo dục.
- Tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao độ.
- Khả năng thích nghi tốt với biến đổi của môi trường, chịu được áp lực cao.
- Khả năng ngoại ngữ và tin học tốt.
- Kỹ năng giao tiếp thuần thục.
- Khả năng xử lý tình huống và phán đoán sự việc hiệu quả
- Khả năng điều khiển và nắm bắt tốt tâm lý con người.
- Tính chăm chỉ, cần cù, kiên trì không ngại khó khăn.
Hy vọng rằng bài viết “Quản lý giáo dục là gì? Ngành học khan hiếm nhân lực chất lượng hiện nay” của Mua Bán giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành quản lý giáo dục. Nếu bạn muốn đọc thêm nhiều bài viết về các ngành nghề hot hit khác hiện nay cũng như tìm việc làm về các ngành kinh tế, quản trị, hãy truy cập ngay Muaban.net để tham khảo bạn nhé!
>>>Tham khảo thêm: