Quản lý giáo dục là gì?

Khi nghiên cứu về các ngành của lĩnh vực giáo dục, Quý vị thắc mắc Quản lý giáo dục là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin hữu ích, giúp giải đáp qua bài viết này nhé!

Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động. Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý. Mọi hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong quản lý giáo dục.

Đặc điểm của quản lý giáo dục

Để giúp Quý vị hiểu rõ hơn về quản lý giáo dục là gì? chúng tôi chia sẻ về các đặc điểm của quản lý giáo dục, cụ thể như sau:

– Quản lý bao giờ cũng chia thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý .

– Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược.

– Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi (luôn biến đổi).

– Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghề, vừa là một nghệ thuật.

– Quản lý gắn với quyền lực, lợi ích và danh tiếng.

– Quản lý giáo dục gắn liền với việc điều hành quá trình giáo dục đào tạo con người. – Đặc biệt là lao động sư phạm của các nhà giáo.

– Quản lý giáo dục được gắn liền với quyền lực nhà nước trong việc điều hành. Điều chỉnh các hoạt động giáo dục, thông qua việc xây dựng, ban hành. Chấp hành các văn -bản như luật, điều lệ và các quy định, quy chế chuyên môn sư phạm

– Sản phẩm của giáo dục có tính đặc thù là hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Nên quản lý giáo dục phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn những sai sót trong công việc tạo ra sản phẩm. Không được phép tạo ra “phế phẩm” trong giáo dục.

– Quản lý giáo dục gắn liền với phát triển quan điểm quần chúng, xã hội.

– Quản lý giáo dục là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc.

Ngành quản lý giáo dục học gì?

Để thực hiện tốt công tác Quản lý giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ nhân sự làm công tác hành chính giáo dục chuyên nghiệp, phù hợp với những đổi mới trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Vì thế Ngành Quản lý Giáo dục ra đời đáp ứng công tác đào tạo nhân sự hành chính về quản lý giáo dục.

Theo học ngành Quản lý giáo dục, sinh viên sẽ có kiến thức cơ bản về quản lí giáo dục và kỹ năng thực hành quản lí giáo dục đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và các hoạt động của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.

Chương trình đào tạo Ngành Quản lý giáo dục sẽ gồm: Khối kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn; Khối kiến thức cơ sở ngành và liên ngành của khoa học giáo dục; Khối kiến thức Chuyên ngành Quản lý giáo dục; Học phần thực tập, thực tế…

Các trường tuyển sinh ngành quản lý giáo dục

Có nhiều trường tuyển sinh và đào tạo ngành quản lý giáo dục như:

– Học viện Quản lý giáo dục;

– Đại học Thủ đô Hà Nội;

– Đại học Sư phạm Hà Nội;

– Đại học Vinh;

– Đại học Quy Nhơn;

– Đại học Sư phạm TP.HCM;

– Đại học Sài Gòn;…

Để thi ngành quản lý giáo dục, các bạn học sinh có thể tham khảo các khối thi thường được xét tuyển: A00 (Toán, Vật Lý‎, Hóa học); A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh); C00 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh); C04 (Toán, Văn, Địa); C14 (Văn, Toán, GDCD); C20 (Văn, Địa, GDCD); D01 (Toán, Anh, Văn); D14 (Văn, Anh, Sử); D78 (Văn, Anh, KHXH).

Cơ hội việc làm đối với sinh viên học ngành quản lý giáo dục

Có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên theo học ngành quản lý giáo dục sau khi ra trường như:

– Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo).

– Chuyên viên (Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ…) ở các cơ sở giáo dục các cấp.

– Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên (Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận); cơ sở giáo dục cộng đồng (Trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án, các tổ chức giáo dục ngoài công lập…

– Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp (UBND các cấp) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.

– Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lí giáo dục (Các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…).

– Giảng viên chuyên ngành quản lí giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ (Các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố, các khoa trong trường đại học và cao đẳng).

– Có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục. Nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, đã từng học tập, nghiên cứu chuyên ngành này.

Trên đây là một vài chia sẻ liên quan đến quản lý giáo dục, giúp Quý vị làm rõ thắc mắc quản lý giáo dục là gì? cũng như ngành quản lý giáo dục. Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, phản hồi về nội dung bài viết.