Quan hệ pháp luật hành chính là gì? Khái niệm, đặc điểm

Quan hệ pháp luật hành chính là gì? Khái niệm, đặc điểm

Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ quản lý hành chính Nhà nước được điều chỉnh bởi  quan hệ pháp luật hành chính vì vậy phải có một bên được sử dụng quyền lực Nhà nước, chủ thể này được gọi là chủ thể đặc biệt. Chủ thể còn lại tham gia quan hệ quản lý hành chính Nhà nước với vai trò là đối tưởng quản lý được gọi là chủ thể thường. Vậy quan hệ pháp luật hành chính là gì? Khái niệm, đặc điểm như thế nào?

quan-he-phap-luat-hanh-chinh

Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính là gì?

Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

Phân loại quan hệ pháp luật hành chính:

Có ba cách phân loại quan hệ pháp luật hành chính

Thứ nhất: Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính được chia thành hai nhóm:

– Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ: là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức, các quan hệ phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước kiện toàn cơ cấu tổ chức của cơ quan mình. Do yêu cầu về tính thống nhất hiệu quả hoạt động của nhà nước nên các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước chịu sự chi phối bởi các quan hệ lệ thuộc về tổ chức – quan hệ giữa 1 bên là cơ quan tổ chức hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền quyết định đối với bên kia về việc thành lập giải thể hoặc bầu,  bãi nhiệm, bổ nhiệm cách chức cán bộ, công chức.

-Quan hê pháp luật hành chính liên hệ: là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức mà trong quan hệ đó ý chí của các bên được biểu hiện theo phương thức thỏa thuận.

Thứ hai: Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể:

– Quan hệ nội dung là loại quan hệ pháp luật hành chính được thiết lập đổ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó. Các quan hệ này do quy phạm nội dung điều chình.

-Quan hệ thủ tục là loại quan hộ pháp luật hành chính hình thành trong quá trình các chủ thể thực hiện các thủ tục pháp lí cần thiết giúp cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ trong các quan hệ nội dung  được nhanh chóng và đúng đắn. Các quan hệ này do quy phạm thủ tục điều chỉnh.

Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính

– Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý hành chính Nhà nước. Việc điều chỉnh quản lý đối với các quan hệ hành chính Nhà nước hướng tới mục đích bảo đảm lợi ích của Nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thẩm quyền quản lý hành chính của Nhà nước chỉ có thể được thức hiện nếu có sự tham gia tích cực từ phía các đối tượng quản lý. Mặt khác, nhiều quyền lợi của đối tượng quản lý chỉ có thể được đảm bảo nếu có sự hỗ trợ tích cực của các chủ thể quản lý bằng những hành vi pháp lý cụ thể.

– Quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong hoạt động chấp hành- điều hành quản lý hành chính Nhà nước.

– Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ hành chính của các bên tham gia quan hệ đó.

– Chủ thể tham gia quan hệ hành chính rất đa dạng, phong phú nhưng ít nhất một bên chủ tham gia phải được sử dụng quyền lực Nhà nước.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi  Luật sư Hà, Luật sư Trung và các luật sư chuyên môn khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: [email protected]