Quan Điểm Giáo Hội: Suy Nghĩ Về Sự “nhân Bản” Vô Tính – Sản Sinh Vô Tính

VietCatholic News. (17/4/2000) VATICAN – Tài liệu “Suy nghĩ về sự “nhân bản” vô tính do Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về sự sống phát hành năm 1997, do Giáo sư Juan de Dios Vial Correa, Chủ tịch Viện và Đức Ông Elio Sgreccia, Phó chủ tịch (ban truyền đạt chính thức) đưa ra. Nhận thấy đây là một tài liệu có tính cách quan trọng và thời sự nên VietCatholic đã nhờ Thầy Sáu Thad Nguyễn Đình Phúc chuyển dịch từ Tiếng Anh ra tiếng Việt. Sau đây là nguyên văn tiếng Việt:

VietCatholic News. (17/4/2000) VATICAN – Tài liệu “Suy nghĩ về sự “nhân bản” vô tính do Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về sự sống phát hành năm 1997, do Giáo sư Juan de Dios Vial Correa, Chủ tịch Viện và Đức Ông Elio Sgreccia, Phó chủ tịch (ban truyền đạt chính thức) đưa ra. Nhận thấy đây là một tài liệu có tính cách quan trọng và thời sự nên VietCatholic đã nhờ Thầy Sáu Thad Nguyễn Đình Phúc chuyển dịch từ Tiếng Anh ra tiếng Việt. Sau đây là nguyên văn tiếng Việt:

SUY TƯ VỀ SỰ “NHÂN BẢN” VÔ TÍNH

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Những tiến bộ về tri thức và những phát triển liên quan trong lãnh vực thực nghiệm về tế bào, sinh học, di truyền và thụ tinh nhân tạo đã làm con người có thể thử nghiệm thành công trong việc sinh sản vô tính trên thực vật và động vật.

Từ thập kỷ 30, những thử nghiệm đã được thực hiện trong việc sản sinh ra những cá thể tương tự bằng sự phân đôi nhân tạo, một công việc có thể tạm gọi là “nhân bản” vô tính. Việc thực hiện nhân đôi trong lãnh vực kỹ thuật động vật đã được phổ biến trong các trại chăn nuôi gia súc như một khích lệ cho việc bội sinh những bản mẫu được tuyển chọn.

Vào năm 1993, Jerry Hall và Robert Stilmann thuộc đại học George Washington đã công bố dữ liệu liên quan đến việc nhân đôi mà họ thực hiện trên những phôi thai người trong giai đoạn tế bào phân đôi, bốn và tám. Những thử nghiệm này được thực hiện không được sự đồng ý của Ủy ban luân lý chuyên môn và đã được công bố, theo ý các tác giả nói trên, đã khơi lên một cuộc tranh cãi trên lãnh vực luân lý.

Tuy nhiên, những tin tức in trên tạp chí Thiên nhiên, ngày 27 tháng 2 năm 1997, về việc sinh ra của con cừu Dolly nhờ những cố gắng của những nhà khoa học người Tô Cách Lan là Jan Vilmut, K.H.S. Campbell, và nhóm đồng nghiệp của họ tại viện đại học Edinburghõs Roslin, gây một ảnh hưởng đáng chú ý trong dư luận quần chúng, đã dẫn đến những tuyên bố của các ủy ban giới chức trong và ngoài nước: đây là một vấn đề mới và gây nhiều bối rối.

Có hai phương diện mới trong biến cố này. Phương diện thứ nhất là đây không phải là vấn đề nhị bội sinh nhưng là một đổi mới tận căn được định danh là “nhân bản”, nghĩa là sự sinh sản vô tính và vô giao. Việc này dẫn đến một sự sản xuất những cá thể sinh vật đồng dạng với người trưởng thành cung cấp nhân di truyền và kế thừa. Phương diện thứ hai là cho đến bây giờ kiểu “nhân bản” vô tính thật sự và chuyên biệt được xem là bất khả. Có thể nghĩ là chuỗi nhiễm sắc thể trong các tế bào của cơ thể động vật có đời sống cao, đã vượt quá tiến trình đồng hóa với vật cao cấp hơn trong phép vi phân, không còn có thể hồi phục “tổng tiềm năng tính” nguyên thủy của chúng và hậu quả là chúng có khả năng hướng đến việc phát triển một cá thể mới.

Với việc khắc phục bất khả thể giả định này, bây giờ người ta nghĩ đến việc thực hiện “nhân bản” vô tính nơi con người, được hiểu như việc tái tạo hơn một cá thể mang cấu trúc đồng dạng với cơ thể người tặng. Sự kiện này thật sự gây nên sự quan tâm và cảnh báo. Nhưng sau giai đoạn khởi đầu của sự tranh thủ ý kiến thống nhất, một số người muốn gợi lên sự chú ý đến sự cần thiết phải cam đoan tự do trong việc nghiên cứu, để không đi đến tiến trình biến con người thành quy sứ. Ngay cả người ta còn dự đoán một ngày nào đó Giáo Hội sẽ chấp nhận việc “nhân bản” vô tính.

Bây giờ sau một thời gian đã qua, việc quan sát tỉ mỉ sự kiện gây nhiễu loạn một cách khách quan hơn là điều hữu ích.

2. NHỮNG SỰ KIỆN SINH HỌC

Trong những chiều kích sinh học như là một sinh sản nhân tạo, việc “nhân bản” vô tính được thực hiện không có sự cung cấp hai giao tử; do đó, đây là một sự “nhân bản” vô tính và vô giao. Sự thụ tinh gọi riêng như thế được thay thế bằng sự “nấu chảy” một tế bào được lấy ra từ cơ thể của một cá nhân muốn thực hiện việc “nhân bản” vô tính, hoặc chính từ một tế bào cơ thể, khác với tế bào nhân, nghĩa là một noãn thiếu gien của cá thể cái. Bởi vì nhân trong tế bào cơ thể chứa đựng toàn bộ những yếu tố di truyền, cá thể có được mọi khả thể – trừ khả thể biến đổi – đồng dạng di truyền với cá thể cho nhân. Đây là sự tương quan di truyền chủ yếu với cá thể cho để tạo ra một phó bản hay bản sao cơ thể của cá thể mới của chính cá thể cho. Biến cố Edinburgh đã xảy ra sau 277 thí nghiệm phối hợp giữa nhân của cá thể tặng với noãn bào: chỉ có 8 vụ thành công, nghĩa là chỉ có 8 trường hợp bắt đầu phát triển thành phôi và chỉ có một trong 8 phôi có sự sống: con cừu được gọi là Dolly.

Nhiều nghi ngờ và vấn nạn về một số phương diện của thí nghiệm: chẳng hạn, khả tính trong 277 tế bào của cá thể tặng được sử dụng có thể có một số tế bào “có nhị đực”, nghĩa là những tế bào được cung cấp có gien không hoàn toàn khác biệt; vai trò có thể được thực hiện do chuỗi nhiễm sắc thể ADN còn lại mang khả thể trong trứng của con cái; và nhiều vấn nạn khác mà đáng tiếc là những người nghiên cứu không đề cập tới. Tuy nhiên, còn một sự kiện đi quá những hình thức thụ tinh nhân tạo được biết cho tới lúc này, luôn luôn được thực hiện với hai giao tử.

Cũng cần nhấn mạnh rằng sự phát triển những cá thể có được do việc “nhân bản” – tách khỏi sự đột biến khả thể cuối cùng – và có thể có nhiều cá thể – tạo ra một cấu trúc cơ thể rất giống với cấu trúc cơ thể của cá thể tặng: đây là kết quả gây nhiều tranh cãi nhất, đặc biệt là khi cuộc thử nghiệm được áp dụng trên những hình thái của con người.

Tuy nhiên nên ghi nhận rằng, trương độ “nhân bản” nơi hình thái con người đáng được mong đợi, phó bản của cấu trúc cơ thể này không nhất thiết phải bao gồm một con người hoàn toàn giống với nguyên bản trong những thực tại tâm lý và bản thể học. Linh hồn thiêng liêng, nghĩa là thành phần chủ yếu của mỗi chủ thể thuộc về những hình thái của con người và được Thiên Chúa trực tiếp dựng nên, không thể do cha mẹ sinh ra, sản sinh bằng việc thụ tinh nhân tạo hay nhân bản. Vả lại, sự phát triển tâm lý, văn hóa và môi trường luôn dẫn đến những cá tính khác nhau; đây là điều lạ lùng ngay cả nơi hai đứa trẻ sinh đôi mà sự giống nhau của chúng không có nghĩa là đồng dạng. Hình ảnh hoặc hiện tượng thoáng qua phổ biến của quyền tuyệt đối đi đôi với việc nhân bản cuối cùng phải đặt trong viễn ảnh.

Mặc dù bất khả thể của việc tạo ra tinh thần, là nguồn gốc của nhân tính, ý tưởng của việc “nhân bản” con người đã dẫn đến việc suy nghĩ đến những trường hợp giả định được gợi hứng bằng ước muốn toàn năng: việc nhân lên những cá thể bẩm sinh có tài năng và sắc đẹp ngoại hạng; tái sản xuất hình ảnh của những người thân yêu đã chết; tuyển chọn những cá thể khỏe mạnh có khả năng miễn nhiễm với những chứng bệạnh di truyền; khả thể chọn lựa phái tính của con người; sản xuất những phôi ướp lạnh được tuyển chọn để chuyển lại trong tử cung sau khi đã cung cấp những bộ phận dự phòng v.và

Khi nhìn những trường hợp giả định này như là khoa học giả tưởng, thì những dự kiến chẳng bao lâu sẽ mang đến sự tiến bộ do việc “nhân bản” được xem là “có lý trí” hoặc “nhân hậu”: sự sinh sản một đứa bé trong một gia đình có người cha vô sinh hoặc thay thế một đứa trẻ đã chết của một bà mẹ góa; người ta có thể nói rằng những trường hợp này không có gì phải gây nên những ý nghĩ kỳ quặc của một khoa học giả tưởng.

Nhưng có thể có ý nghĩa nhân bản nào của hoạt động này trong viễn cảnh tệ hại khi áp dụng cho con người “

3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUÂN LÝ TRONG VIỆC NHÂN BẢN CHO CON NGƯỜI

Việc “nhân bản” con người thuộc dự phóng của thuyết ưu sinh và tất cả những trình bày của nó đã bị cả nền luân lý lẫn pháp lý kết án. Như Hans Jonas đã viết, đây “vừa là phương pháp bạo ngược nhất và là hình thức thao tác di truyền mù quáng nhất xét theo mục đích; mục tiêu của nó không phải là một sự biến cải tùy tiện chất thể di truyền nhưng chính xác là sự định hình tùy tiện tương phản với kế hoạch tổng quát của tự nhiên” (x. Hans Jonas, Cloniamo un uomo: dallõeugenetica allõingegneria genetica, in Tecnica, medicina ed etica, Einaudi, Turin 1997, pp. 122-54, p. 136).

Nó đại diện cho việc thực hiện tận căn của tương quan tính chủ yếu và là sự bổ sung ở ngay căn nguyên của việc sáng tạo ra con người trong cả những phương diện sinh học và nhân tính đúng nghĩa.

Nó có khuynh hướng làm cho việc tính giao của hai phái thành một cái gì dư thừa trong chức năng đơn thuần của nó, và như thế một cái trúng phải được sử dụng không có nhân của nó để tạo thành nơi chứa đựng một phôi-“nhân bản” và đòi hỏi, ngay bây giờ, một dạ mẹ để nó có thể phát triển hết giai đoạn của nó. Đây là cách thế tiến trình thử nghiệm trong kỹ thuật động vật học được hướng dẫn, và như thế làm thay đổi ý nghĩa đặc biệt của việc sinh sản của con người.

Trên quan niệm này chúng ta tìm thấy lô-gíc của việc sản xuất công nghiệp: tìm kiếm thị trường phải được khám phá và khai thác, thử nghiệm, tinh chế, để luôn luôn có những sản phẩm mới hợp thời.

Phụ nữ bị khai thác tận căn và bị giản lược thành một số chức năng sinh học (cung cấp trứng, tử cung) và việc nghiên cứu nhắm đến khả năng xây dựng những tử cung nhân tạo, bước cuối cùng để chế tạo những con người trong phòng thí nghiệm.

Trong tiến trình “nhân bản” những mối tương quan căn bản của con người trở thành bại hoại: quan hệ cha con, tình máu mủ, họ hàng, tính cách của cha mẹ. Một phụ nữ có thể là chị em sinh đôi với mẹ mình, thiếu một người cha sinh học và là con gái của ông nội mình. Việc thụ thai trong ống nghiệm đã dẫn đến sự hỗn loạn về nguồn gốc tổ tiên, nhưng việc “nhân bản” sẽ là sự bẻ gãy tận căn những mối quan hệ này.

Cũng như trong mọi hoạt động nhân tạo, điều xãy ra trong tự nhiên là “nhái lại” và “bắt chước”, nhưng chỉ với giá vô tri làm thế nào con người vượt qua những thành phần sinh học, hơn nữa con người bị giản lược thành những hình thái sinh sản. Con người lúc đó chỉ mang đặc tính sinh học đơn giản nhất và cuối cùng biến thành những bộ phận.

Ý tưởng được cổ vũ là một số cá nhân có thể thống trị hoàn toàn trên cuộc sống của những người khác, đến mức hoạch định căn tính sinh học của họ – được tuyển chọn theo tùy tiện hoặc đơn thuần nhằm tiêu chuẩn vụ lợi ố điều này, mặc dù không làm kiệt sức căn tính ngôi vị của con người, được đặc tính hóa nhờ tinh thần, là thành phần cấu tạo của con người. Ngoài ra, quan niệm tuyển chọn con người này sẽ dẫn đến một tan tác nặng nề cho văn hóa vượt qua giới hạn số lượng – việc thực hành “nhân bản”, sẽ càng ngày xác tín rằng giá trị của người nam và người nữ không tuỳ thuộc vào căn tính ngôi vị của họ nhưng chỉ dựa trên những đặc tính sinh học được đánh giá và do đó được tuyển chọn.

Việc “nhân bản” con người cũng phải bị xét cấm đoán với cái nhìn tới phẩm tính của con người được “nhân bản”: đi vào đời nhờ việc “sao cóp” (cho dù là sao cóp sinh học) một cá thể khác: thực hành này lót đường cho đau khổ tận căn cho người được “nhân bản”, vì căn tính tâm lý của người được “nhân bản” bị dẫn đến nguy cơ liều lĩnh hủy hoại trước thực tế hoặc do chính sự hiện diện đơn thuần chân chính của “chính bảƯn”. Chúng ta cũng không thể giả thiết rằng một âm mưu của thinh lặng sẽ thắng thế, một âm mưu mà theo Jonas đã nhận xét, không thể và không phải là trái đạo lý: bởi vì “phó bản” được sản xuất giống với một ai đó là chính bản “xứng đáng”, sẽ thấy mình không là đối tượng của hy vọng và chú ý về định mạng nữa, lúc đó sẽ có một tấn công thật sự và riêng biệt nhắm vào chủ thể tính của nó.

Nếu dự phóng “nhân bản” con người có ý hướng đến chấm dứt “trướcõ việc cấy vào dạ mẹ, để cuối cùng tránh một vài hậu quả mà chúng ta vừa nêu ra, thì đồng thời cũng xuất hiện sự bất công từ quan điểm luân lý.

Luật cấm “nhân bản” có thể được hạn chế để ngăn ngừa việc một đứa trẻ được “nhân bản” sinh ra, nhưng vẫn còn cho phép việc “nhân bản” một bào thai, có thể kéo theo sự thử nghiệm trên phôi và bào thai, và có thể yêu cầu triệt phá trước khi sinh – một tội ác, một cách thế khai thác của việc đối xử với cá thể con ngưòi.

Trong bất cứ trường hợp nào, những thử nghiệm như thế đều là vô luân bởi vì nó bao hàm việc sử dụng cách tùy tiện thân thể con người (bây giờ được nhìn nhận dứt khoát như một cái máy gồm nhiều bộ phận) như một công cụ nghiên cứu đơn thuần. Thân thể con người là một toàn bộ gồm cá tính và phẩm tính cá nhân, và không chấp nhận xử dụng người phụ nữ như một nguồn cung cấp trứng giứp tiến hành những thử nghiệm “nhân bản” vô tính.

Đây là vô luân bởi vì ngay cả trong trường hợp của một người được “nhân bản”, chúng ta cũng đứng trước sự hiện diện của một “con người”, mặc dù trong giai đoạn phôi thai.

Mọi lý do luân lý dẫn đến việc kết án việc thụ thai trong ống nghiệm cũng như dẫn tới việc phê bình tận căn việc sử dụng thụ thai trong ống nghiệm với những mục đích đơn thuần thí nghiệm cũng phải được áp dụng cho cả việc “nhân bản” nơi con người.

Kế hoạch “nhân bản” nơi con người là một sự lầm lạc khủng khiếp theo đó khoa học với phẩm chất tự do bị xỏ mũi và là một dấu chỉ của sự cùng quẫn sâu xa của nền văn minh chúng ta. Theo đó con người có vẻ hướng tới khoa học, kỹ thuật và “phẩm tính của sự sống” nhưng lại đánh mất ý nghĩa của đời sống và sự cứu rỗi của mình.

Việc công bố “Thiên Chúa đã chết”, trong hy vọng hảo huyền đạt đến một loại “siêu nhân”, tạo ra một hậu quả không thể sai lầm: “con người đã chết”. Không nên quên rằng sự phủ nhận tình trạng thụ tạo của con người, còn lâu mới tuyên dương sự tự do của con người, trên thực tế lại tạo ra những hình thức mới của sự nô lệ, phân biệt đối xử và đau khổ sâu xa.

Việc “nhân bản” liều lĩnh trở thành một sự chế nhạo bi thảm sự toàn năng của Thiên Chúa. Con người là loài mà Thiên Chúa đã tin tưởng giao phó cho thế giới thụ tạo, khi ban cho con người sự tự do và trí thông minh, tìm thấy sự vô biên trong hành động điều hành đơn độc của mình bằng việc thực hành những điều không thể thực hiện được: chính con người phải học cho biết cách thế bố trí những giới hạn này bằng cách biện phân điều thiện và ác. Một lần nữa con người bị đòi buộc phải chọn lựa: đây là trách nhiệm của mình để quyết định xem có nên biến kỹ thuật thành một thứ công cụ của tự do hoặc trở nên nô lệ cho nó bằng cách đưa những hình thức mới của bạo lực và đau khổ vào.

Một lần nữa sự khác biệt nên được nêu lên giữa khái niệm của sự sống như một món quà của tình yêu và quan điểm về con người như một sản phẩm kỹ nghệ.

Dừng lại kế hoạch “nhân bản” con người là một bổn phận đạo đức cũng phải được chuyển dịch vào trong hạn từ văn hóa, xã hội và luật pháp. Sự tiến bộ của nghiên cứu khoa học không phải giống như việc làm trỗi dậy sự chuyên quyền khoa học, giờ đây dường như đang thay thế cho những ý thức hệ xa xưa. Trong một hệ thống dân chủ, đa nguyên, sự bảo đảm đầu tiên của tự do mỗi cá nhân được thiết lập bằng sự tôn trọng vô điều kiện phẩm tính của con người ở bất cứ giai đoạn nào của đời sống, không quan tâm đến khả năng thể lý mà mỗi người thủ đắc hay khiếm khuyết. Trong việc “nhân bản” con người, điều kiện sống còn cho bất cứ xã hội nào bắt đầu sụp đổ: đó là việc đối xử với con người luôn luôn và bất cứ nơi nào như là một mục đích, như là một giá trị, và không bao giờ như là một phương tiện đơn thuần hoặc như một đối tượng đơn giản.

4. NHÂN QUYỀN VÀ SỰ TỰ DO TÌM KIẾM

Ở mức độ nhân quyền, việc thực hiện “nhân bản” con người cho thấy một sự xâm phạm 2 nguyên tắc căn bản trong đó mọi quyền lợi của con người dựa vào: nguyên tắc bình đẳng giữa mọi hữu thể và nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Trái ngược với điều có thể xuất hiện trong cái nhìn đầu tiên, những nguyên tắc về bình đẳng và ngang bằng giữa mọi con người bị vi phạm bằng việc thống trị của người này trên người khác, và sự phân biệt đối xử xảy đến qua toàn thể chiều kích ưu tuyển vốn có trong lý luận của việc “nhân bản”. Nghị Quyết của Quốc Hội Âu châu ngày 12/3/1997, đã tuyên bố rõ ràng sự xâm phạm 2 nguyên tắc và mạnh mẽ kêu gọi chấm dứt việc “nhân bản” nơi con người vì giá trị của phẩm tính con người. Từ năm 1983, Quốc Hội Âu Châu và tất cả luật pháp thông qua việc hợp pháp hóa việc sinh sản nhân tạo, cho dù đây là sự buông thả dễ dãi nhất cũng luôn cấm việc “nhân bản” nơi con người. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Huấn Quyền của Giáo Hội đã kết án việc “nhân bản” nơi con người, việc sinh sản phân đôi và sinh sản đơn tính trong sắc lệnh “Ơn ban của sự sống” (Donum vitae) năm 1987. Không cần phải nêu những lý do căn bản cho bản chất bất nhân của việc “nhân bản” bởi vì đây là một hình thức sinh sản tột cùng nhân tạo khi so sánh với những hình thức được chuẩn thuận về tính pháp lý khác, như thụ thai trong ống nghiệm, v.v. à

Như chúng ta đã nói, lý do cho sự chối bỏ “nhân bản” là vì nó phủ nhận phẩm tính của chủ thể “nhân bản” cũng như phẩm tính của khách thể “nhân bản” được sinh ra.

Nhu cầu khẩn cấp nhất bây giờ dường như là việc tái thiết lập sự hài hoà giữa những đòi hỏi của việc nghiên cứu khoa học và giữ giá trị nhân bản cần thiết. Khoa học gia không thể nhìn việc chối bỏ “nhân bản” =ơi con người vì lý do đạo đức là một sự nhục mạ; trái lại, việc cấm đoán này loại trừ việc tùy tiện sáng tạo con người để phục hồi phẩm tính của con người. Phẩm tính của nghiên cứu khoa học nhấn mạnh đến sự kiện đây là một trong những nguồn giàu có nhất cho sự thịnh vượng của con người.

Hơn nữa, có nơi để nghiên cứu, bao gồm cả việc “nhân bản”, trong lãnh vực của thực vật và động vật, bất cứ nơi nào nó đáp trả một nhu cầu hoặc cung cấp một lợi ích đáng kể cho con người và cho các sinh vật khác, với điều kiện là những vai trò để bảo vệ chính động vật và thực vậạt và bổn phận phải tôn trọng sự đa dạng các loại phải được tuân giữ.

Khi việc nghiên cứu khoa học nhắm đến lợi ích của con người trong việc chữa trị bệnh tật, xoa dịu đau khổ, để giải quyết những vấn đề thiếu dinh dưỡng, để cải tạo việc sử dụng những tài nguyên trên mặt đất, nó nói lên niềm hy vọng cho nhân loại, tín thác vào tài năng và những cố gắng của các khoa học gia.

Cho phép khoa học y-sinh duy trì và củng cố mối tương quan của nó với sự bảo vệ sức khỏe thật sự cho con người và xã hội, là điều được Giáo Hội đặc biệt khuyến khích. Trong thông điệp “Tin Mừng của Sự Sống”, Đức Thánh Cha đã kêu gọi “một cái nhìn suy tư” về chính con người và thế giới, nhìn ra được thực tại của chúng như những vật thụ tạo của Thiên Chúa và trong khung cảnh liên đới với khoa học, sự thiện hảo của con người và xã hội.

“Đây là cái nhìn của những người nhìn thấy sự sống trong ý nghĩa sâu xa của nó, nắm bắt tính nhưng không hoàn toàn của nó, vẻ đẹp và lời mời gọi đến tự do và trách nhiệm của nó. Đây là cái nhìn của những người không cho mình được phép sở hữu thực tại nhưng thay vào đó là việc đón nhận nó như một quà tặng, khám phá trong mọi vật sự phản chiếu của Đấng Tạo Hóa và nhìn thấy hình ảnh của Người trong tất cả mọi người.

Giáo sư Juan de Dios Vial Correa
Chủ tịch Ủy Ban
Đức Ông Elio Sgreccia
Phó chủ tịch (ban truyền đạt chính thức)
LM Trần Công Nghị — VietCatholic