PR viết tắt của từ gì?

PR là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực marketing. Đây cũng là một hoạt động đặc biệt quan trọng với kinh doanh, sản xuất của một tổ chức, đặc biệt là các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hoạt động này, bài viết viết PR viết tắt của từ gì? sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết.

PR viết tắt của từ gì?

PR là tên viết tắt của Public Relations, có nghĩa là quan hệ công chúng.

Quan hệ công chúng thực chất là các phương pháp và hoạt động giao tiếp của một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dụng mối quan hệ tích cực đối với các đối tượng khác.

Những kết quả đạt được của quan hệ công chúng được thể hiện thông qua sự thiện chí và mức độ quan tâm của khách hàng. Tức là, mục đích của quan hệ công chúng là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, cung cấp các thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của công chúng.

Thoạt nhìn, PR có nét tương đồng so với quảng cáo, tuy nhiên chúng lại có những sự khác biệt rõ rệt được trình bày trong phần tiếp theo của bài viết Pr viết tắt của từ gì?

Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo

Tiêu chí

PR

Quảng cáo

 

PR là việc tìm kiếm và xây dựng phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp với cộng đồng

Quảng cáo là tuyên truyền, quảng bá nhằm giới thiệu sản phẩm dịch vụ, thương hiệu hay một ý tưởng, công trình nghiên cứu đến khách hàng. Từ đó tạo nên hành vi và thói quen của khách hàng.

Sức ảnh hưởng

– PR có sức ảnh hưởng lớn hơn, bởi hoạt động PR cung cấp cho thị trường những thông tin, kiến thức cần thiết về doanh nghiệp và sản phẩm. Từ đó tìm kiếm sự quan tâm chú ý của khách hàng.

– Ảnh hưởng lâu dài đến khách hàng.

– Quảng cáo có sức ảnh hưởng ít hơn bởi hoạt động này mang tới cho công chúng lý do để lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, công chúng có xu hướng ít tin tưởng các thông tin quảng cáo hơn.

– Ảnh hưởng trong thời gian ngắn.

Mức độ tin cậy của thông tin

Các hoạt động PR mang đến nhiều thông tin đáng tin cậy hơn cho người tiêu dùng do được truyền tải bởi bên thứ ba.

Quảng cáo truyền tải thông tin chủ yếu bằng hình ảnh cùng các thông điệp dễ mang tính một chiều.

Chi phí

Thông thường chi phí PR thấp hơn

Chi phí quảng cáo cao hơn bao gồm nhiều khoản chi phí như mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông, chi phí thiết kế và sản xuất cao.

Sự tác động đối với xã hội

PR được thực hiện bằng việc tham gia hoặc phát động mang tính chất hỗ trợ cộng đồng như ngày hội khách hàng, tư vấn chăm sóc sức khỏe,… Ví dụ: chương trình “P/S bảo vệ nụ cười” của Unilever, “Ươm mầm tài năng” của Vinamilk,..

Do đó, hoạt động PR có tác dụng tích cực cho xã hội, chung tay xây dựng cộng đồng, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, góp phần tạo nên giá trị doanh nghiệp

Quảng cáo là hoạt động cung cấp thông tin, tuyên truyền về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, ít có tác động đối với xã hội.

Như vậy, PR và quảng cáo là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, do đó các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nên lựa chọn sao cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh  và hiệu quả xã hội tốt nhất.

Phần tiếp theo của bài viết PR viết tắt của từ gì? sẽ giúp quý bạn đọc có thể lên kế hoạch PR sao cho hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch PR

Theo các chuyên gia marketing, để các chiến dịch PR đạt hiệu quả nên xây dựng kế hoạch PR tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu quan hệ công chúng

Đây là bước quan trọng tạo tiền đề cho việc thực hiện cả quá trình PR. Trong bước này, cần xác định được mục đích, mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian nhất định.

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu

Cần xác định rõ đối tượng cụ thể với các tiêu chí như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,… Từ đó xác định nhu cầu của nhóm đối tượng đó cùng với thông điệp mà bạn muốn gửi đến họ.

Bước 3: Xây dựng chiến lược cho mục tiêu

Chiến lược cụ thể được đưa ra phải phù hợp với mục tiêu và đối tượng đã xác định, xây dựng trên cơ sở sự thảo luận, tổng hợp và hoàn chỉnh ý kiến.

Bước 4: Xác định chiến thuật

Trong giai đoạn này, bạn cần xác định thời điểm chín muồi, thích hợp để ra sản phẩm. Bên cạnh đó, xác định các nguồn lực thực hiện chiến dịch như nhân lực, vật lực và các điều kiện khác đảm bảo hoạt động đưa hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp đến với công chúng.

Bước 5: Thiết lập ngân sách

Khi thiết lập ngân sách đặt ra yêu cầu phải đáp ứng đủ, chi tiêu hợp lý trong từng giai đoạn. Từ đó, giảm thiểu rủi ro mà vẫn đảm bảo hiệu của của chiến dịch.

Bước 6: Xây dựng kế hoạch hành động

Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng, chiến thuật và các điều kiện đáp ứng chiến dịch, cần phải đưa ra kế hoạch đầy đủ, chi tiết, khoa học và hoàn chỉnh.

Bước 7: Đánh giá

Việc đánh giá được thực hiện bởi cá nhân/nhóm và cấp trên. Việc đánh giá giúp cho người thực hiện tập hợp các ý kiến, từ đó đúc rút ra các bài học hữu ích đảm bảo bản kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.

Qua những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết PR viết tắt của từ gì? Ta thấy được rằng PR một mặt mang đến giá trị thương hiệu, mặt khác lại có tác động tích cực đến cộng đồng. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa quảng cáo và PR cho thấy các doanh nghiệp nên kết hợp nhuần nhuyễn giữa PR và quảng cáo để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.