PR là gì trong marketing? Phân biệt giữa PR và marketing
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự gia tăng của các kênh truyền thông hiện đại đã buộc các doanh nghiệp cần phải thay đổi cách nhìn nhận cho đến triển khai các hoạt động PR và marketing của mình. Đây là hai vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu, vị thế của đơn vị trên thị trường.
Nhưng với xu hướng hợp nhất giữa PR và marketing đã khiến rất nhiều người nhầm lẫn đây là hai thuật ngữ diễn tả cho những hoạt động giống nhau. Vậy PR là gì trong marketing? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây và đồng thời biết cách phân biệt giữa PR và marketing để tránh sự nhầm lẫn như nhiều người khác.
1/ PR là gì?
Ngoài marketing ra thì PR cũng là một trong những thuật ngữ được đề cập đến rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, chúng không chỉ phổ biến với người làm kinh doanh, tiếp thị. Nhưng thực tế thì không phải ai cũng có thể đưa ra một khái niệm chuẩn cho thuật ngữ này. PR được viết tắt từ cụm từ Public Relation được dịch theo nghĩa tiếng Việt là quan hệ công chúng. Thuật ngữ này có một điểm đặc biệt đó là trong mỗi một lĩnh vực, ngành nghề nói lại được định nghĩa theo cách riêng.
Nhất là khi, những khái niệm về PR đều được du nhập từ quốc tế cho nên khi đến Việt Nam nhiều khi nó bị hiểu sai, nhiều người còn mặc định PR chính là quảng cáo. Vì vậy, mà khi tìm hiểu về “PR là gì?” bạn sẽ khá bất ngờ khi có nhiều cách hiểu khác nhau đối với câu hỏi này. Nhưng về bản chất cốt lỗi, PR là cách thức mà các tổ chức, doanh nghiệp – mang tính chất tập thể chủ động trong việc quản lý các giao tiếp, tiếp xúc cộng đồng để xây dựng và giữ gìn những hình ảnh mang ý nghĩa tích cực trong mắt họ.
Mục đích của những hoạt động này chính là mang thông tin, thông điệp đến cộng đồng nhằm thuyết phục tin tưởng, duy trì quan điểm tích cực hoặc mang lại lợi ích thực tế cho tổ chức, doanh nghiệp. Các hoạt động quan hệ công chúng cho phép tổ chức, doanh nghiệp thiết lập được nên những mối quan hệ gắn bó, khăng khít với cộng đồng mà mình hướng đến. Theo thời gian họ sẽ dần trở thành những người ủng hộ nhiệt huyết, trung thành cho hình ảnh, giá trị và những thông điệp của bạn. Vì vậy, đây chính là quá trình giao tiếp có chiến lược, có chủ đích rất rõ ràng được tiến hành.
2/ PR là gì trong marketing?
Quan hệ công chúng là hoạt động được tổ chức và diễn ra ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau và trong kinh doanh đây là “mảnh ghép” không thể thiếu. Để tạo dựng nên những hình ảnh tích cực, tạo dựng nên những giá trị cao mang đến lợi ích trong kinh doanh thì PR và marketing sẽ được tiến hành linh hoạt với nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, với những tác động xen kẽ PR ngày càng được nhiều người nhìn nhận như một phần của marketing. Vậy liệu quan điểm này có thực sự chính xác không?
Theo quan điểm của truyền thống, PR là mảng hoàn toàn độc lập và không mang tính chất liên quan đến marketing. Nó có nhiệm vụ chính là duy trì các mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây là một bộ phận nhỏ trong tổng thể công chúng mà các hoạt động này sẽ mang đến tương tác, tiếp xúc song phương. Tuy nhiên, trong quan điểm marketing hiện đại và xu hướng hợp nhất thì PR lại được xem như một chức năng thuộc về tiếp thị tổng quan.
Lúc này PR sẽ đảm nhận trách nhiệm xây dựng, duy trì những hình ảnh tốt trong mắt người tiêu dùng. Đưa ra những nhận thức tích cực về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi ngày nay môi trường kinh doanh đang dần trở nên khốc liệt hơn nên dù là khách hàng hay phi khách hàng thì cái nhìn của họ về doanh nghiệp đều rất quan trọng. Nhất là khi các kênh truyền thông hiện đại đang mở ra những cơ hội tiếp cận rất tốt. Trong trường hợp này, PR sẽ phụ thuộc vào marketing rất nhiều, mỗi thành phần sẽ có cách tiến hành riêng nhưng đều sẽ hướng đến mục tiêu chung.
Nhưng dù nhìn nhận PR theo truyền thống hay hiện đại thì giữa PR và marketing vẫn luôn có sự gắn kết với nhau. Điều quan trọng hơn cả, các doanh nghiệp phát triển hiện nay đang dần có xu hướng hợp nhất chúng với nhau. Coi PR là những hoạt động được nhìn nhận từ góc độ marketing, từ đó tạo nên những hình ảnh, tin tức có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, hai bộ phận này dù tách riêng nhưng sẽ phải cùng nhau xây dựng nên những chiến lược phù hợp nhất.
3/ Phân biệt giữa PR và marketing
Dù tách riêng hay hợp nhất thì bản chất của PR và marketing vẫn luôn có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, người ta sẽ căn cứ vào đó để đánh giá cũng như phân địch đâu là hoạt động mang tính chất quan hệ công chúng và đâu là hướng đến mục tiêu tiếp thị rõ ràng. Trước đó, đây là những mảng đảm nhận những chức năng có rất nhiều sự khác biệt. Nhưng xu hướng hiện nay chúng được hợp nhất với nhau để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Nhưng để phân biệt giữa PR và marketing bạn có thể dựa vào 3 yếu tố này.
Về mục đích
Dù cùng một tổ chức, doanh nghiệp cùng hướng đến những giá trị lợi ích cho hình ảnh và giá trị thương hiệu nhưng mục đích của PR và marketing vẫn có nhiều điểm khác nhau. Theo đó, PR được tiến hành hoạt động với mục đích duy trình hình ảnh tích cực và mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức, doanh nghiệp đến với những cá nhân, tập thể có ảnh hưởng đến lợi ích nhất định. Có thể ví von rằng PR giống như những hoạt động ngoại giao giúp xây dựng và thắt chặt các mối quan hệ giữa các các bên có liên quan với nhau.
Trong khi đó, marketing lại được tiến hành với những chiến lược liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó tạo nên những giá trị chuyển đổi trong hành vi mua sắm của khách hàng, tức là cuối cùng mục đích chính vẫn sẽ là mang về doanh thu. Marketing sẽ thúc đẩy quá trình tiếp cận, kích thích và thuyết phục khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định mua sắm.
Về hoạt động
Nếu bạn tìm hiểu sâu về PR có thể thấy rằng nó được tiến hành với rất nhiều hoạt động khác nhau, thậm chí là cả việc tham gia, tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng. Tất cả điều này đều hướng đến việc tạo ra những hình ảnh tốt nhất của tổ chức, doanh nghiệp trong mắt công chúng. Dần từ đó để họ ủng hộ bạn và truyền tải đi những thông tin tốt trong công đồng cho đơn vị của mình.
Các hoạt động của marketing cũng rất đa dạng, chúng được trải dài theo từng giai đoạn nhưng quan trọng hơn cả là nó sẽ bám sát vào mục tiêu trong chiến lược kinh doanh tổng thể. Tất cả những hoạt động này đều sẽ được đo lường về những kết quả đạt được từ những giá trị chuyển đổi trong hành vi của khách hàng.
Về đối tượng
Xét về đối tượng thì PR có đối tượng được hướng đến rộng lớn nó là tất cả các bên có mối quan hệ với doanh nghiệp từ khách hàng, đối tác, chính quyền địa phương, đối thủ, phi khách hàng. Như vậy, những hoạt động trong PR được xây dựng nhằm tạo ra những tương tác, nhận thức cho số đông trong cộng đồng của doanh nghiệp. Không đơn thuần chỉ hướng đến một nhóm đối tượng có phạm vi nhỏ hẹp cố định. Nhưng marketing thì sẽ khác rất nhiều, đối tượng được hướng đến sẽ là những khách hàng của doanh nghiệp – những người sẽ mang đến lợi ích về doanh thu cho hoạt động kinh doanh.
4/ Tầm quan trọng của PR trong lĩnh vực tiếp thị
Nếu như trước kia PR là bộ phận, mảng riêng không có sự liên quan hoặc rất ít với marketing. Nó được tách riêng và hướng đến việc mang về những giá trị tốt đẹp cho hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp. Nhưng trong thời đại kỹ thuật số, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và việc mở rộng các kênh truyền thông đã buộc có sự thay đổi cần thiết về mối quan hệ giữa hai điều này. Hiện nay, PR dù được nhìn nhận là một bộ phận của marketing nhưng lại nắm giữ vai trò rất quan trọng.
Khi thị trường cạnh tranh, kinh doanh đang dần mở rộng, đối thủ gia tăng và khách hàng không dễ để thuyết phục như lúc trước. Nếu chỉ chăm chăm hướng vào những lợi ích cho doanh nghiệp không thôi là chưa đủ. Một doanh nghiệp, thương hiệu có vị trí cao trên thị trường, nhận được những đánh giá tích cực từ người tiêu dùng không đơn thuần chỉ là sản phẩm tốt, giá thành phải chăng hay dịch vụ tâm tâm. Để đánh giá về giá trị, hình ảnh của thương hiệu họ sẽ tìm hiểu về mọi điều liên quan đến bạn. Vì vậy, việc tạo dựng một hình ảnh, danh tiếng tốt trong mắt công chúng lúc này và đồng thời còn đáp ứng nhu cầu về quảng bá.
5/ Ưu điểm – Hạn chế của PR trong ngành Marketing
Các hoạt động PR trong ngành Marketing đang được ví như những giải pháp mang đến hiệu quả tối ưu trong kinh doanh. Từ việc xây dựng hình ảnh tốt, mối quan hệ gắn bó, thân thiết với các bên có liên quan, mang đến lợi ích cho doanh nghiệp có thể tạo nên những chuyển đổi tích cực. Ngoài ra, điều này còn giúp mang đến danh tiếng, khẳng định vị thế và quảng bá thương hiệu một cách đầy ấn tượng. Tuy nhiên, khi trong chiến lược marketing tổng thể PR ngoài những ưu điểm ra thì còn có cả những mặt hạn chế mà nhiều người không biết đến.
+ Ưu điểm của PR trong ngành Marketing:
• PR là hoạt động quảng bá nhưng mang độ tin cậy cao hơn so với những hoạt động quảng cáo, từ đó nó mang lại lợi ích nhiều hơn cho hoạt động tiếp thị.
• Tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp nhờ hoạt động PR sẽ giúp tối ưu chi phí marketing, cuối cùng chính là nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
• Quan hệ công chúng trong marketing đảm nhận về hình ảnh, danh tiếng của thương hiệu, những thông tin được đưa ra sẽ mang tính chất thông báo từ đó vừa tránh được các rắc rối và cũng có thể giúp giải quyết các rắc rối liên quan đến hình ảnh thương hiệu.
• Nhiệm vụ hàng đầu của PR chính là xây dựng mối quan hệ công chúng và hình ảnh tốt cho doanh nghiệp, điều này sẽ tạo nên những động lực thúc đẩy cho hoạt động tiếp thị trong tương lai.
+ Nhược điểm của PR trong ngành Marketing:
• Hoạt động PR rất dễ rơi vào những rủi ro ngoài ý muốn, nếu điều này xảy ra thì nó sẽ trực tiếp tạo nên tác động xấu cho việc tiếp thị của doanh nghiệp. Hình ảnh – Mối quan hệ xấu đi thì đồng nghĩa với việc bạn rất khó thuyết phục những khách hàng của mình bỏ tiền ra mua sắm cho sản phẩm, dịch vụ.
• Những thông tin PR được xây dựng, truyền tải đi rất dễ bị xuyên tác, “tam sao thất bản”, nếu nó theo chiều hướng xấu đi nhiều thì các mục tiêu marketing rất khó đạt được. Nếu rơi vào tình huống xấu nhất sẽ là mất khách hàng, khách hàng quay lưng, phải đổ rất nhiều tiền vào để lấy lại danh tiếng do thông tin khó kiểm soát.
• Do các mối quan hệ khác nhau trong PR nên các thông điệp được truyền đi sẽ có sự khác nhau. Trong khi đó trong các chiến lược, chiến dịch marketing sẽ luôn hướng theo một thông điệp chung. Vì vậy việc không thống nhất về thông điệp sẽ gây nên sự hoang mang trong cộng đồng.
6/ Tại sao PR và marketing ngày càng có xu hướng hợp nhất?
Đây có lẽ là điều mà rất nhiều bạn cảm thấy khó hiểu, băn khoăn khi mà trước kia chúng được tạo dựng là những mảng riêng với những đội ngũ nhân sự độc lập. Nhưng trong xu thế phát triển hiện đại, PR và marketing lại ngày càng có xu hướng hợp nhất hay đúng hợp là kết hợp với nhau một cách rất chặt chẽ, mật thiết, vậy lý do là gì? Theo các nhà truyền thông, có rất nhiều lý do để diễn giải cho điều này nhưng mang tích chất ảnh hưởng nhất vẫn là những yếu tố mang giá trị thay đổi như sau.
Thứ nhất: Xã hội hiện đại, báo chí dù vẫn là kênh truyền thông chủ lực có tác động lớn nhưng không phải duy nhất như trước kia nữa. Nhất là khi doanh nghiệp có thể tự giao tiếp, tương tác với công chúng thông qua các kênh truyền thông hiện đại của mình.
Thứ hai: Khách hàng ngày càng nắm giữ vai trò chủ đạo hơn trong các mối quan hệ, tiếp nhận thông tin và tác động đến công việc kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp. Họ khiến các doanh nghiệp trước kia chỉ đuổi theo lợi nhuận, bất chấp mọi thứ buộc phải thay đổi để tồn tại và phát triển. Bạn có thể nhận thấy điều này từ những này tẩy chay sản phẩm được nổ ra.
Thứ ba: Sức mạnh của PR đã bị giảm đi so với trước kia khi mọi người đều có thể tự mình sử dụng các kênh truyền thông và điển hình nhất chính là mạng xã hội. Nên xây dựng thông tin, lan truyền thông điệp đã không còn là đặc quyền thuộc về riêng các cơ quan báo chí, đơn vị làm truyền thông như trước kia nữa. Vì vậy, buộc PR cần phải có sự hợp nhất với marketing để lan truyền đi những thông tin, hình ảnh tốt.
Bài viết hôm nay không chỉ giúp bạn hiểu rõ PR là gì trong marketing mà còn giúp bạn phân biệt được một cách dễ dàng giữa hai điều này. Đặc biệt là khi xu hướng hợp nhất giữa chúng đang được diễn ra một cách mãnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh. Nắm chắc được những kiến thức này sẽ là những tạo nên nền tảng vững chắc, điều kiện thiết yếu để bạn và doanh nghiệp của mình có thể phát triển trong tương lai không xa.