PR Là Gì, Hoạt Động Ra Sao ? – Ánh Dương Media
Quan hệ công chúng, hay giao tiếp cộng đồng (tiếng Anh: public relations, viết tắt là PR) là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác.
Quan hệ công chúng, hay giao tiếp cộng đồng (tiếng Anh: public relations, viết tắt là PR) là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác.
– Có thể hiểu nôm na PR là: Tạo các mối liên hệ ảnh hưởng đối với môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Công chúng bao gồm các tầng lớp nhân dân sinh sống trong xã hội. VD:
•Fan hâm mộ Phương Thanh (bó hẹp)
•Cổ động viên đội bóng đá AC Milan (toàn cầu)
Công chúng theo nghĩa đối tượng trọng tâm ảnh hưởng đến doanh nghiệp:
•Khách hàng hiện tại và tiềm năng (VD: người uống pepsi)
•Cơ quan truyền thông báo chí (Đài Truyền hình, báo viết, đài phát thành, báo điện tử internet,…)
•Chính quyền (chính phủ, UBND tỉnh – quận, huyện, sở – bộ,…)
•Dân chúng trong khu vực
•Các đoàn thể (công đoàn, đảng, đoàn,…)
•Hội bảo vệ người tiêu dùng,…
•Cổ đông của doanh nghiệp
•Cán bộ – Nhân viên doanh nghiệp
Quan hệ công chúng là các hoạt động nhằm:
•Tiếp xúc (Họp báo, hội nghị khách hàng)
•Lắng nghe (khách hàng nói về SP)
•Trao đổi, truyền đạt (về ảnh hưởng SP với người tiêu dùng,…)
•Tạo lập hình ảnh và ấn tượng (tài trợ học bổng cho sinh viên, tổ chức cuộc thi cúp truyền hình,…)
•Các hoạt động hướng về công chúng được doanh nghiệp qui họach theo từng thời điểm: có thể rộng hay hẹp với các đối tượng.
Định nghĩa PR: – Quan hệ công chúng là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “công chúng” của họ. …Quan hệ công chúng bao gồm sự quản lý những vấn đề hay sự kiện ma tổ chức cần phải nắm được dư luận của quần chúng và có trách nhiệm thông tin cho họ.
Một số quan điểm khác về PR.
Một trong những khái niệm ra đời sớm nhất về PR được khởi xướng bởi Edward Bernays. Theo ông: “Quan hệ công chúng là một chức năng của quản lý nhằm tìm hiểu thái độ của công chúng, xác định chính sách, quy trình kinh doanh và lợi ích của tổ chức, theo đó là việc thực hiện một chương trình hành động nhằm tạo ra sự hiểu biết về sản phầm cho công chúng và đi đến chấp nhận”.
Theo 2 chuyên gia về PR người Mỹ là Scott M. Cutlips và Allen H. Center “PR là một nỗ lực có kế hoạch nhằm tác động đến quan điểm của công chúng thông qua sản phẩm tốt và kinh doanh có trách nhiệm dựa trên giao tiếp 2 chiều đôi bên cùng có lợi”
Ngoài ra PR còn được hiểu là nghệ thuật và khoa học của quản lý truyền thông giữa tổ chức và các phần tử then chốt của công chúng nhằm xây dựng, quản lý, và giữa vững hình ảnh tốt đẹp của tổ chức.
Qua các khái niệm trên có thể rút ra mục đích cao nhất của PR là xây dựng được một hình ảnh tốt đẹp về công ty và sản phẩm trong lòng công chúng từ đó công ty nhằm tới các chiến lược phát triển riêng của mình.
PR gồm:
a. Đánh giá quan điểm và thái độ của công chúng
b. Xây dựng công thức và tiến hành quy trình và chính sách liên quan đến giao tiếp với công chúng.
c. Kết hợp tất cả các chương trình truyền thông
d. Phát triển mối quan hệ tốt và thiện chí của khách hàng thông qua giao tiếp 2 chiều.
e. Bồi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức và các nhóm công chúng.
Ngày nay PR thường bị hiểu nhầm, và có lẽ đó là lỗi của ngành công nghiệp PR. Mọi người thường bị lẫn lộn không biết PR dừng lại ở giai đoạn nào và khi nào thì sẽ được gọi là Marketing, quảng cáo, xây dựng thương hiệu .v.v..
Tất nhiên các công ty PR có một đội bao gồm các cá nhân đến từ các lĩnh vực khác nhau của truyền thông và có khả năng ung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến PR như lập thương hiệu, marketing, quảng cáo… Chính điều này càng làm cho khái niệm PR dễ bị nhầm lẫn.