PLC là gì ? Nguyên lý hoạt động của PLC – Công Ty TNHH Công Nghệ Đo Lường BFF

Khoảng thập kỉ trước, khái niệm PLC (Programmable Logic Controller) còn chưa được biết đến nhiều, giá thành đắt đỏ. Để máy móc hoạt động tự động, người ta cần kết hợp nhiều bộ phận: phần cứng, phần mềm… Điều này, làm cho hệ thống phức tạp, khó sửa chửa, tốn kém. Do đó, PLC ra đời để giải quyết vấn đề đó. Trong bài viết này, tôi chia sẻ về khái niệm PLC là gì và Nguyên lý hoạt động của PLC.

Ảnh minh họa PLC

Định nghĩa PLC là gì?

Khái niệm PLC là gì ?

PLC viết tắt của cụm từ: Programmable Logic Controller, tạm dịch tiếng việt: Bộ điều khiển logic có thể lập trình được. Các bộ điều khiển thông thường chỉ thực hiện một số chức năng đã được lập trình sẵn và không thay đổi được. PLC thì khác, có khả năng thay đổi thuật toán điều khiển thông qua lập trình từ người dùng. Do đó, nó có thể linh hoạt trong các bài toán lập trình điều khiển.

Ngôn ngữ lập tình PLC: phổ biến là LAD (Ladder logic), FBD (Function Block Diagram)….

Các hãng sản xuất lớn: Siemens (Đức), Omron (Nhật Bản), Mitsubishi (Nhật Bản), Delta (Đài Loan) …

Các ứng dụng hiện đại ngày nay không thể thiếu PLC, đặc biệt là trong ngành tự động hóa. Đa dạng trong nhiều ngành, nhiều loại máy móc khác nhau: chuỗi dây chuyền, hệ thống lọc nước, giám sát năng lượng…

Lập trình - điều khiển PLC

Cấu trúc của PLC

Cấu trúc chính của PLC hiện nay đều có các thành phần sau:

  • Bộ nhớ chương trình RAM, ROM
  • Một bộ vi xử lý trung tâm CPU, có vai trò xử lý các thuật toán
  • Các modul vào /ra tín hiệu

Cấu trúc PLC

Nguyên lý hoạt động của PLC

Đầu tiên các tín hiệu từ các thiết bị ngoại vi (như các sensor, contact, …) được đưa vào CPU thông qua các module đầu vào. Sau khi có các tín hiệu đầu vào, CPU sẽ xử lý và đưa các tín hiệu điều khiển cho các module ngõ ra.

Mỗi chu kỳ gồm các bước làm việc của CPU như sau :
– Đọc lần lượt các đầu vào
– Tính toán; hoặc sử lý
– Gửi kết quả ra các đầu ra
– Giao tiếp nếu có.
Thời gian thực hiện một chu kỳ gọi là Tquét = 10 – 30ms phụ thuộc tốc độ CPU, độ dài chương trình, thời gian giao tiếp.

Tần số quét thể hiện phản ứng của PLC với các thay đổi ngoại vi, Tính rời rạc: Mỗi thời điểm CPU chỉ làm một nhiệm vụ. Cho nên khi sử dụng phải chú ý các trường hợp sau:

  • Tín hiệu vào, ra yêu cầu thay đổi nhanh.
  • Tránh tác động không mong muốn.
  • Phải tính đến ảnh hưởng rời rạc hoá khi sử dụng PLC diều khiển cho hệ điều khiển liên tục.

Đánh giá ưu nhược điểm PLC

Ưu điểm:

  • Dễ dàng thay đổi thuật toán theo người lập trình.
  • Thực hiện được các thuật toán phức tạp.
  • Cấu trúc dạng module dễ sửa chữa, thay thế.
  • Khả năng chống nhiễu tốt, thích hợp với môi trường công nghiệp.
  • Giao tiếp với các thiết bị thông minh khác: máy tính, nối mạng truyền thông.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao.
  • Cần kiến thức lập trình.

Ưu điểm của PLC dưới góc độ của người đi làm:

  • Ngôn ngữ lập trình phổ biến là LAD dễ học, dễ hình dung và thực tế. Không phức tạp như C++…
  • Gọn nhẹ, dễ sữa chửa, nâng cấp với các module khác.
  • Hoạt động bền bỉ, chống nhiễu tốt với các thiết bị trong nhà máy công nghiệp.
  • Các thiết bị bây giờ đa dạng từ nhiều hãng, giá cả cạnh tranh.

Tóm lại: trong bài viết này, tôi đã giới thiệu PLC là gì, cấu trúc, nguyên lý thiết kế, ưu nhược điểm của PLC. Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp các sản phẩm chuyên phục vụ đo lường tự động, cảm biến nhiệt độ Pt100, cảm biến áp suất, bộ chuyển đổi tín hiệu. Để được cung cấp thông tin sản phẩm, hướng dẫn kĩ thuật chi tiết vui lòng liên hệ thông tin bên dưới.

Phones: 0932 53 43 73 Mr Thống–  Zalo : 0932 53 43 73

Email : [email protected]