PLC – Khái niệm, ứng dụng và lời khuyên khi lựa chọn

Cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kỷ nguyên 4.0 đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp và nhà sản xuất. Trong dây chuyền sản xuất hiện nay, PLC không chỉ đơn thuần là thiết bị điều khiển đáp ứng về mặt logic và tốc độ mà còn về truyền thông, trao đổi thông tin dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển để tạo nên một mạng lưới khép kín.

Dĩ nhiên, để PLC được nhiều người biết đến và tin tưởng sử dụng thì chắc chắn thiết bị này đang ngày càng được cải thiện những tính năng cũng như lợi ích nhất định. Sự phát triển của các bộ phận phần cứng, phần mềm hiện đại cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp PLC có kích thước nhỏ gọn hơn và thích hợp với nhiều công việc điều khiển mạch phức tạp. Hệ thống PLC được ví như trái tim của ngành tự động hóa.

Đây là bộ phận sẽ xử lý và thu nhập thông tin từ các thiết bị cảm biến trên dây chuyền, đưa ra chỉ dẫn cho các cánh tay robot, hệ thống băng chuyền hoạt động. Ngoài ra PLC còn giúp giám sát và kiểm soát được các ứng dụng máy chủ và các thiết bị kết nối cũng như có khả năng dự đoán, thực hiện đánh giá tổng thể để đưa ra các giải pháp bảo trì và sử dụng hợp lý.

PLC được ứng dụng đa dạng trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp. Chúng ta có thể bắt gặp thiết bị này trong các hệ thống của máy in, máy se chỉ, máy cắt tốc độ cao, máy đánh sợi, máy đóng gói hay trong các hệ thống như giám sát năng lượng, hệ thống bơm xử lý nước thải, hệ thống đóng gói tự động, trong dây chuyền sản xuất, hệ thống điện… Ngày nay, PLC còn được dùng trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, dược hóa phẩm, may mặc, dệt sợi, hóa chất, lắp ráp điện tử…Các dây chuyền sử dụng hệ thống PLC vừa chính xác lại vừa nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày một lớn. PLC còn ứng dụng trong các dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng, dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử, giám sát quá trình làm việc của nhà máy mạ kim loại.