Plasma là gì? Những ứng dụng của công nghệ plasma hiện nay


27/12/2021

Trong tự nhiên, rắn, lỏng, khí là 3 trạng thái vật chất được biết đến nhiều nhất. Bên cạnh đó còn có trạng thái Plasma – loại trạng thái tổn tại chủ yếu của vật chất trong vũ trụ và được xem là dạng vật chất tự nhiên đầu tiên. Điển hình của dạng Plasma chính là Mặt Trời và các vì sao. Vậy bạn có biết plasma là gì không. Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé.

Điển hình của dạng Plasma chính là Mặt Trời và các vì sao

Điển hình của dạng Plasma chính là Mặt Trời và các vì sao

Plasma là gì?

Plasma (còn gọi là Li tử thể) là một trong 4 trạng thái cơ bản của vật chất, bao gồm một chất khí gồm các ion (nguyên tử mất một số electron trên quỹ đạo) và các electron tự do. Nó được mô tả lần đầu tiên vào năm 1920 bởi nhà hóa học Irving Langmuir.

Plasma có thể được tạo ra bằng cách đốt nóng một chất khí trơ hoặc đặt nó vào trong một trường điện từ mạnh đến mức mà một chất khí bị ion hóa trở thành một chất dẫn điện. Các ion và điện tử mang điện tích bị ảnh hưởng bởi các trường điện từ tầm xa sẽ làm cho động lực học plasma nhạy cảm với các trường này hơn so với khí trơ.

Plasma là một trong 4 trạng thái cơ bản của vật chất

Plasma là một trong 4 trạng thái cơ bản của vật chất

Khi nhiệt độ tăng cao, các electron âm bắt đầu bứt khỏi nguyên tử, sau đó chuyển động tự do. Các nguyên tử trở thành các ion mang điện tích dương. Nhiệt độ càng cao thì số electron bứt ra khỏi nguyên tử chất khí càng lớn và hiện tượng này được gọi là sự ion hóa của chất khí. Thể khí ion hóa được các nhà khoa học gọi là “trạng thái plasma”.

Trên Trái Đất, dạng plasma không phổ biến nhưng có tới trên 99% vật chất thấy được trong vũ trụ tồn tại ở dạng này. Các nhà khoa học cho rằng, plasma chủ yếu tồn tại ở các ngôi sao và mở rộng đến môi trường nội bộ hiếm gặp. Ngoài ra, nó cũng có thể là các vùng giữa những thiên hà.

Đặc điểm tính chất của plasma

Đặc điểm tính chất của plasma

Đặc điểm tính chất của plasma

Khí plasma và khí ion trong plasma có tính chất khác với 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự chuyển đổi giữa chúng dựa trên yếu tố nhiệt độ và mật độ môi trường plasma, sau đó tạo thành các dạng ion hóa một phần hoặc ion hóa toàn phần. Ví dụ như tầng điện ly của trái đất là plasma, dấu hiệu neon hoặc sét là plasma bị ion hóa một phần và lõi của mặt trời là plasma bị ion hóa toàn phần.

Có thể nói rằng, plasma là một môi trường trung tính (tổng thể điện tích gần như bằng 0) với các điện tích âm và dương không liên kết, đồng thời không tự do trọng lực. Khi chuyển động, các hạt điện tích này sẽ tạo ra từ trường. Dù là chuyển động nhỏ hay lớn  thì các plasma tích điện đều ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi những trường điện tích xung quanh nó.

Điện tích dương trong ion hình thành khi loại bỏ các electron xung quanh hạt nhân nguyên tử và những electron này đều có liên quan đến mật độ cục bộ hoặc nhiệt độ tăng của vật chất bị ion hóa. Đi kèm với quá trình loại bỏ electron này chính là sự phân li của các liên kết trong phân tử.

Các yếu tố xác định plasma

1. Plasma xấp xỉ

Để xác định plasma trong trường hợp tham số của plasma đại diện cho số lượng hạt mang điện trong quả cầu Debye, người ta sử dụng plasma xấp xỉ. Plasma xấp xỉ phải đủ lớn để tránh các ảnh hưởng tĩnh điện từ các hạt bên ngoài quả cầu, đồng thời nó phải có bán kính bằng chiều dài sàng lọc Debye bao xung quanh hạt tích điện đã cho.

2. Tương tác hàng loạt

Thời lượng sàng lọc Debye ngắn hơn nhiều so với kích thước vật lý của plasma, tức là sự tương tác trong phân tử của plasma quan trọng hơn so với tương tác ở các cạnh, nơi mà các hiệu ứng biên có thể diễn ra. Khi đạt được tiêu chí này, các plasma gần như là trung lập.

3. Tần số

Tần số va chạm trung hòa được tạo ra từ các dao động của electron trong plasma nhỏ hơn so với tần số plasma điện tử. Ở điều kiện phù hợp, các tương tác tĩnh điện trong plasma sẽ chiếm ưu thế hơn trong quá trình động học khí thông thường (ở điều kiện hợp lệ).

>>Tham khảo thêm: Phóng xạ là gì? Các tia phóng xạ, ô nhiễm phóng xạ hiện nay

Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến plasma trong tự nhiên

Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến plasma trong tự nhiên

Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến plasma trong tự nhiên

Đơn vị đo nhiệt độ của plasma thường là electron volts hoặc kelvin. Khi nhiệt độ cao, quá trình ion hóa sẽ thúc đẩy quá trình tạo thành các nguyên tử plasma còn khi ở nhiệt độ thấp thì plasma có thể biến thành chất khí. Nguyên nhân là vì các electron và ion có xu hướng kết hợp lại với nhau tạo thành các trạng thái bị ràng buộc.

Nhiệt độ cao giúp duy trì sự ion hóa để tạo thành các plasma trong tự nhiên. Mức độ ion hóa của plasma chính là tỷ lệ các nguyên tử mất đi hoặc tỷ lệ electron thu được. Dựa vào nhiệt độ của các electron và tần số va chạm giữa các electron – ion với tần số va chạm trung tính của các electron để xác định mức độ ion hóa của plasma.

– Ion hóa toàn phần xảy ra khi plasma ở chế độ thống trị va chạm Coulomb. Điều này có nghĩa là tần số va chạm trung tính electron nhỏ hơn tần số va chạm giữa electron – ion.

– Ion hóa một phần xảy ra khi plasma không chịu sự chi phối bởi va chạm Coulomb. Điều này có nghĩa là tần số va chạm trung tính electron lớn hơn tần số va chạm giữa electron – ion.

Các công nghệ plasma ngày nay đa phần là plasma ion hóa một phần.

Plasma ion hóa một phần chủ yếu được sử dụng trong công nghệ plasma

Plasma ion hóa một phần chủ yếu được sử dụng trong công nghệ plasma

Phân loại plasma

Căn cứ vào nhiệt độ trung tính của electron, ion và nguyên tử trung tính mà plasma chia thành 2 loại: Plasma không nhiệt (plasma lạnh) hoặc plasma nhiệt.

1. Plasma nhiệt là gì?

Plasma nhiệt là loại plasma mà trong đó, nhiệt độ của electron, ion hoặc nguyên tử trung tính ở trạng thái cân bằng.

Khi ở nhiệt độ cao, nếu sự ion hóa xảy ra do va chạm nhiệt giữa các phân tử hoặc nguyên tử thì plasma được gọi là plasma nhiệt. Khi nhiệt độ tăng lên, các electron bị tách ra khỏi nguyên tử và khi đến mức nhiệt độ đủ lớn, toàn bộ các nguyên tử bị ion hóa. Ở nhiệt độ rất cao, các nguyên tử sẽ bị ion hóa tột độ và chỉ còn lại các hạt nhân, electron đã tách ra khỏi các hạt nhân.

2. Plasma lạnh là gì

Plasma lạnh xảy ra khi sự kết hợp của các electron, ion và nguyên tử trung tính… cấu thành plasma không sinh ra nhiệt mà chỉ tồn tại ở mức nhiệt độ phòng.

Nếu sự ion hóa xảy ra do việc nhận năng lượng từ các dòng vật chất bên ngoài, ví dụ như các bức xạ điện từ thì plasma được gọi là plasma lạnh.

Ở hiện tượng phóng điện trong chất khí, các electron bắn ra từ cation sẽ làm ion hóa một số phân tử trung hòa. Các electron sau khi bị tách ra sẽ chuyển động nhanh trong điện trường và làm ion hóa các phân tử khác. Vì hiện tượng ion hóa mang tính dây chuyền này nên phần lớn các các phân tử trong chất khí bị ion hóa và chất khí chuyển sang trạng thái plasma. Trong thành phần cấu tạo nên loại plasma này, các ion âm, dương, electron và các phân tử trung hòa.

Hiện tượng phóng điện trong chất khí

Hiện tượng phóng điện trong chất khí

Trong trường hợp các plasma không phải là khí bị ion hóa cân bằng thì sẽ có 2 ngưỡng nhiệt độ, đó là:

+ Loại plasma có ion, nguyên tử trung tính mang nhiệt độ thấp hoặc bằng với nhiệt độ phòng, còn các electron sẽ có nhiệt lớn hơn nhiều.

+ Loại plasma là khí hơi thủy ngân ở đèn huỳnh quang (không phổ biến): Khí điện tử có nhiệt độ lên tới 10.000 Kelvins. Các hạt, nguyên tử và phân tử còn lại của khí chỉ lớn hơn nhiệt độ phòng. Điều này cũng lý giải cho việc chúng ta có thể chạm vào bóng đèn lúc đang sáng mà không bị bỏng.

+ Plasma không nghịch đảo: Nhiệt điện tử thấp hơn nhiều so với nhiệt của ion

Các ứng dụng chính của plasma

1. Plasma trong thẩm mỹ

Trong lĩnh vực thẩm mỹ, người ta sử dụng plasma lạnh. Các ứng dụng chính của plasma lạnh có thể kể đến là:

– Tổng hợp elastin, collagen giúp tái tạo da và làm chậm quá trình lão hóa.

– Hỗ trợ điều trị sẹo, nám, tàn nhang, da không đều màu và tẩy các loại mụn, nốt ruồi.

– Sử dụng trong các liệu trình phi kim, lăn kim và phun thêu thẩm mỹ.

– Tăng cường sức đề kháng cho da và cải thiện hệ miễn dịch.

– Điều trị mụn trứng cá và các vết thương sau phẫu thuật thẩm mỹ….

Plasma trong thẩm mỹ giúp làm chậm quá trình lão hóa

Plasma trong thẩm mỹ giúp làm chậm quá trình lão hóa

2. Plasma trong y học

Trong vệ sinh dịch tễ và y tế, plasma nóng và plasma lạnh được sử dụng khá nhiều vì nó có khả năng diệt khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, vì plasma nóng có thể làm hại đến các mô xung quanh nên nó được ứng dụng khá hạn chế trên con người.

Vào năm 2005, lần đầu tiên plasma lạnh áp suất khí quyển (CAP) được sử dụng để điều trị lâm sàng tại Cộng hòa Liên bang Đức. Sự kiện này đã mở ra kỷ nguyên của “y học plasma” và để phát triển các thiết bị plasma lạnh áp suất khí quyển, các nhà vật lý, hóa học, sinh học… và các bác sỹ lâm sàng cần phải có sự hợp tác với nhau.

Trong thực tế, có rất loại nhiều bệnh xảy ra do nhiễm khuẩn trên da lành hoặc trên các vết thương hở. Chính vì vậy mà việc điều trị các vết thương chậm lành trên da đã trở thành một trong những vấn đề nghiên cứu đầu tiên của plasma trong y tế. Nguyên nhân là vì nó có khả năng làm bất hoạt các vi sinh vật trên bề mặt mà không làm ảnh hưởng hoặc gây ảnh hưởng rất ít đến các cấu trúc xung quanh.

Máy MicroPlaster alpha là thiết bị plasma lạnh đầu tiên đã vượt qua được thử nghiệm lâm sàng pha I và được cho phép tác động trực tiếp lên con người. Sản phẩm do Viện Max Planck (CHLB Đức) và Công ty Công nghệ Plasma Adtec (Nhật Bản) sáng chế ra.

Máy MicroPlaster alpha là thiết bị plasma lạnh đầu tiên được cho phép tác động trực tiếp lên con người

Máy MicroPlaster alpha là thiết bị plasma lạnh đầu tiên được cho phép tác động trực tiếp lên con người

2.1. Vai trò của plasma

Thông qua các thử nghiệm lâm sàng, plasma lạnh được chứng minh là rất hiệu quả khi điều trị các vết thương chậm lành và bị nhiễm khuẩn vì nó có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật làm chậm quá trình liền vết thương như virus,vi khuẩn và nấm. Nhờ sự bắn phá của các ion, electron và sự ăn mòn của các gốc tự do, hoạt chất mà khi tiếp xúc với vi sinh vật này, plasma có thể phá hủy màng tế bào của chúng. Các gốc tự do và tia cực tím lúc này có thể đi xuyên qua màng tế bào của vi sinh vật và làm mất hoạt tính của protein. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các vi sinh vật không thể hoạt động được.

Plasma có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật làm chậm quá trình liền vết thương 

Plasma có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật làm chậm quá trình liền vết thương 

Bên cạnh việc tiêu diệt các vi khuẩn đơn lẻ, plasma còn có khả năng phá hủy màng sinh học do vi khuẩn tạo ra. Lớp màng này chính là lớp bảo vệ vi khuẩn trước các điều kiện bất lợi và khiến cho các vết thương hở khó lành hơn. Đặc biệt, vì là tác nhân vật lý và đa tác nhân nên plasma có thể tiêu diệt được các vi khuẩn kháng kháng sinh, khiến chúng không thể biến đổi để hình thành khả năng kháng plasma. Đồng thời, plasma còn tạo nên một lớp màng protein trên bề mặt vết thương để chống lại sự tái xâm nhập của vi khuẩn.

Ngoài ra, plasma còn giúp cơ thể giải phóng các yếu tố hỗ trợ liền vết thương nhanh, ví dụ như:

– Tăng lưu thông máu và tăng sinh tân mạch giúp vết thương được nuôi dưỡng tốt hơn, đồng thời được cung cấp nhiều kháng thể hơn.

– Kích thích các yếu tố tăng trưởng Growth Factor giúp tăng sinh tế bào và tăng sinh collagen, hỗ trợ quá trình tái tạo biểu bì.

– Tiêu diệt nội độc tố, giảm sưng viêm và giảm đau.

2.2. Ứng dụng của plasma

Plasma lạnh được sử dụng trong y học với các ứng dụng như:

– Điều trị các vết thương cấp tính như vết mổ, bỏng,.. và các vết thương mạn tính như loét do  tì đè vùng gan bàn chân, vùng cùng cụt, bả vai, gót chân, đái tháo đường, …

Plasma lạnh được chứng minh là rất hiệu quả khi điều trị các vết thương chậm lành

Plasma lạnh được chứng minh là rất hiệu quả khi điều trị các vết thương chậm lành

– Điều trị các bệnh da liễu như nấm, chàm,…

– Điều trị vết thương do nhiễm trùng, hoại tử da, do đụng dập nhiều và mất da rải rác.

– Đặc biệt, trong sản phụ khoa, tia Plasma lạnh còn có tác dụng trong việc điều trị các vết khâu tầng sinh môn trong sinh thường, vết mổ thành bụng sau sinh mổ, tổn thương vùng áp xe vú, chích nặn áp xe vú, phẫu thuật u xơ tử cung, vết mổ chửa ngoài tử cung hoặc tình trạng cương tắc sữa,…

– Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy plasma có rất nhiều triển vọng trong điều trị ung thư, nhất là ung thư máu.

2.3. Lợi ích của việc sử dụng tia plasma trong điều trị vết thương sau phẫu thuật

– Giảm đau, giảm phù nề và chống nhiễm trùng sau phẫu thuật hiệu quả

– Làm sạch, khử trùng bề mặt vết thương hở mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho tế bào da.

– Diệt khuẩn hiệu quả, bao gồm cả những vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, virus và nấm.

– Kích thích quá trình tái tạo tế bào da và làm tăng tốc độ lành vết thương.

Kích thích quá trình tái tạo tế bào da

Kích thích quá trình tái tạo tế bào da

– Giúp vết thương mau khô, phẳng, nhanh liền sẹo mà không bị thâm tím hoặc sẹo lồi.

– Không gây ra các tác dụng phụ và không gây kích ứng da.

– Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mụn trứng cá và da nhiễm khuẩn ..

– Phục hồi và tái tạo làn da bị tổn thương do laser, lăn kim xâm lấn.

– Tối ưu hóa thời gian cũng như chi phí điều trị.

2.4. Các trường hợp không sử dụng tia plasma lạnh

– Bệnh nhân đang sử dụng máy khử rung tim hoặc máy tạo nhịp tim.

– Người bệnh đang có dấu hiệu truỵ tim mạch, suy hô hấp, sốc… hoặc đang có vết thương ở vùng mắt.

3. Plasma trong công nghiệp thực phẩm

3.1. Đối với thực phẩm

Để khử trùng bề mặt của trái cây, gia vị, hạt…., người ta thường sử dụng phương pháp khử trùng nhờ nhiệt độ, hóa học và các loại khí như hydrogen peroxide,ethylene oxide. Tuy nhiên, các phương pháp này thường gây ảnh hưởng xấu đến thực phẩm hoặc để lại dư lượng nhiều sau quá trình xử lý.

Trong khi đó, công nghệ plasma lạnh có khả năng làm giảm thiểu vi khuẩn mà không gây ảnh hưởng xấu đến các đặc điểm chính và lượng dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm tươi sống, Các ion trong tia plasma lạnh có thể xâm nhập vào các vết nứt và khe hở của các cơ quan mang hình dạng phức tạp.

Công nghệ plasma lạnh làm giảm thiểu vi khuẩn mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng trái cây

Công nghệ plasma lạnh làm giảm thiểu vi khuẩn mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng trái cây

Việc sử dụng công nghệ plasma lạnh sẽ giúp xử lý các mối đe dọa do việc hình thành màng sinh học trên bề mặt chế biến, đồng thời loại bỏ các chất gây dị ứng trên bề mặt của thiết bị chế biến thực phẩm.

3.2. Đối với bao bì đóng gói thực phẩm

Bao bì thực phẩm được sử dụng trong đóng gói với mục đích là bảo vệ thực phẩm trước các tác động xâm nhiễm bên ngoài có thể gây hư hỏng trong quá trình vận chuyển và lưu trữ. Nếu không được lưu trữ trong điều kiện thích hợp thì những bao bì đóng gói này có thể bị nhiễm vi sinh vật và khi đóng gói, nó sẽ nhiễm vào thực phẩm, gây hư hỏng thực phẩm.

Plasma lạnh được sử dụng để khử trùng bao bì thực phẩm.Vì tia plasam có nhiệt độ thấp nên nó có thể xử lý nhanh và an toàn các vật liệu dùng trong đóng gói thực phẩm như chai nhựa, nắp đậy mà không làm ảnh hưởng đến các tính chất vật liệu, đồng thời cũng không để lại dư lượng.

4. Plasma trong công nghệ xử lý nước thải

Plasma được tạo ra trong chất lỏng giúp xử lý nước thải từ ngành công nghiệp thực phẩm, ví dụ như nước rửa thịt gia cầm. Nó là sự kết hợp của điện trường plasma lạnh tạo ra các gốc tự do, tia UV, các electron tự do và các yếu tố điện ở mức 10 – 40 kV/cm.

Plasma trong công nghệ xử lý nước thải

Plasma trong công nghệ xử lý nước thải

5. Plasma trong gia công cơ khí

Từ những năm 1960, công nghệ plasma (hàn plasma) đã hình thành và phát triển. Công nghệ này được đánh giá là phương pháp cắt tấm kim loại hiệu quả nhất. Quy trình công nghệ cắt Plasma là quy trình cắt các kim loại tấm bằng cách dùng miệng đầu phun thích hợp để thắt luồng khí ion hóa có nhiệt độ rất cao nhằm làm nóng chảy và cắt đứt kim loại dẫn điện.

Khi được cung cấp năng lượng đủ lớn, chất khí dẫn điện sẽ có nhiệt độ cao và tốc độ truyền động lớn. Quá trình oxy hóa cực lớn sẽ xảy ra cùng dòng điện liên tục từ quá trình ion hóa khiến nguyên tử khí tạo ra dòng plasma và dòng plasma này sẽ được dẫn đến đầu plasmatron. Nó sẽ làm nóng chảy kim loại, sau đó thổi ra khỏi rãnh cắt.

Nguyên lý hoạt động của mỏ cắt plasma

Nguyên lý hoạt động của mỏ cắt plasma trong gia công cơ khí

Hiện nay, khí CF4, N2, O2 và khí Argon- Hydro là 4 loại khí được sử dụng để tạo ra tia plasma. Tùy vào từng loại khí sử dụng mà chúng ta sẽ có những hình thức cắt plasma tương ứng với từng bề mặt kim loại được cắt. Ngày nay, công nghệ cắt plasma được ứng dụng trong máy cắt plasma:

– Ứng dụng của plasma trong máy cắt tay: Các máy cắt loại này có kích thước khá nhỏ gọn nên có thể dễ dàng di chuyển để cắt tại hiện trường.

– Ứng dụng của plasma trong máy cắt plasma CNC: Mỏ cắt plasma được gắn lên máy cắt CNC sẽ thực hiện cắt các hình bất kỳ theo bản vẽ AutoCAD. Trong công nghiệp đóng tàu, chế tạo kết cấu thép, chế tạo thiết bị,…máy cắt plasma CNC được sử dụng rộng rãi.

Mỏ cắt plasma được gắn lên máy cắt CNC sẽ thực hiện cắt các hình bất kỳ theo bản vẽ AutoCAD

Mỏ cắt plasma được gắn lên máy cắt CNC sẽ thực hiện cắt các hình bất kỳ theo bản vẽ AutoCAD

– Kết hợp mỏ cắt plasma với máy đột dập: Thông thường, hoạt động của mũi đột sẽ tạo thành các lỗ chính xác. Khi kết hợp với mỏ cắt plasma, nó sẽ tạo nên thiết bị có tính năng kép vì mỏ cắt plasma giúp cắt các lỗ kích thước lớn, cắt các đường cắt đa hình cũng như các đường bao của chi tiết.

– Kết hợp mỏ cắt plasma với robot: Robot là các tay máy đa trục có thể chuyển động theo ba chiều không gian và khi kết hợp với mỏ cắt plasma được gắn trên tay robot, robot có thể cắt được nhiều loại vật liệu với hình dạng bất kỳ.

Kết hợp mỏ cắt plasma với robot

Kết hợp mỏ cắt plasma với robot

So với hai công nghệ gia công cơ khí phổ biến khác trên thị trường là hàn cắt Laser và Oxy-Gas thì công nghệ hàn cắt kim loại plasma có nhiều ưu điểm hơn, đó là:

– Hiệu suất cắt kim loại cao hơn với các khe hở từ vết cắt nhỏ, ít xỉ và ít cong vênh hơn.

– Dễ thực hiện, không cần điều chỉnh lượng khí hay nhiệt và cũng không yêu cầu người thợ gia công phải có tay nghề cao.

– Giảm giá thành và chi phí sản xuất, giúp tăng lợi nhuận.

– Có thể cắt được nhiều kim loại như inox, sắt, thép, nhôm, đồng ….

6. Plasma trong công nghệ diệt khuẩn khử mùi

Công nghệ diệt khuẩn khử mùi plasma được xem là công nghệ hiện đại, tiên tiến bậc nhất hiện nay, giúp diệt sạch vi khuẩn, virus, nấm mốc, khử mùi hôi, mùi amoniac, mùi thuốc lá… hiệu quả dựa trên nguyên lý hoạt động của các ion.

Plasma trong công nghệ diệt khuẩn khử mùi

Plasma trong công nghệ diệt khuẩn khử mùi

Sau khi được phóng thích ra không khí, các ion sẽ bám vào bề mặt của vi khuẩn, virus và nấm mốc. Lúc này gốc OH có tính oxy hóa cao sẽ kết hợp với phân tử hydro để phá vỡ cấu trúc của vi sinh vật. Kết quả của quá trình này là hơi nước được sinh ra, vi khuẩn, virus và nấm mốc được loại bỏ hoàn toàn, đồng thời gia tăng độ ẩm trong không khí. Điều đáng chú ý là trong quá trình vận hành công nghệ này, không có bất kỳ chất độc nào gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng được sinh ra.

7. Ứng dụng khác

Ngoài lĩnh vực chính là y học và thẩm mỹ, plasma lạnh còn có nhiều ứng dụng trong công nghệ xử lý bề mặt sơn phủ, chế tạo linh kiện điện tử, bảo quản thực phẩm…

Ứng dụng trong công nghệ xử lý bề mặt sơn phủ

Ứng dụng trong công nghệ xử lý bề mặt sơn phủ

Trong thời gian gần đây, công nghệ plasma được ứng dụng trong sản xuất các các loại tivi thế hệ mới. Các tia plasma được sử dụng sẽ giúp kích thước màn hình tivi mỏng hơn với thiết kế đẹp hơn.

Hy vọng rằng với những chia sẻ hôm nay của chúng tôi, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về plasma là gì. Hiện nay, các nghiên cứu về plasma cũng như phát triển công nghệ plasma lạnh ngày càng được đẩy mạnh. Đây chính là cơ hội để nước  ta có tiếp cận với những xu hướng phát triển của thế giới, nhất là nghiên cứu y học plasma, một hướng khoa học liên ngành lý – hóa – sinh vật lý. Xu hướng công nghệ plasma không đòi hỏi các trang thiết bị đắt tiền những có tiềm năng ứng dụng rất lớn. Nó sẽ mở ra một cánh cửa mới để ngành vật lý plasma ở Việt Nam có thể song hành với ngành vật lý plasma thế giới. Hãy theo dõi Ammonia-Vietchem để xem những bài viết mới nhất nhé!

Xem thêm: