Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ – CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN – 123docz.net
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
1.3.1. Phương tiện giao tiếp
Là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ, tính cảm,
mối quan hệ và những biểu hiện khác của mình trong quá trình giao tiếp. Có
thể chia các phương tiện giao tiếp thành hai nhóm chính là giao tiếp bằng
ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ, hai nhóm phương tiện giao tiếp này
thường song hành và bổ sung cho nhau.
1.3.2. Khái niệm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Hiện đã có nhiều công trình, bài viết tìm hiểu về loại phương tiện giao
tiếp là cử chỉ, điệu bộ, song nhìn chung chưa thấy có một định nghĩa cụ thể,
đầy đủ về loại phương tiện giao tiếp này. Các tác giả mới chỉ nêu ra các tên
gọi “cử chỉ điệu bộ”, “ngôn ngữ cử chỉ”, “ngôn ngữ cơ thể”, “ngôn hiệu”, “hệ
thống tín hiệu phi lời”, … và chỉ ra những gì thuộc về loại phương tiện giao
tiếp này (như điệu bộ, vận động tay chân, nét mặt, tư thế, khoảng cách,…).
Trong cuốn sách “Đại cương về ngôn ngữ học”, Đỗ Hữu Châu quan
niệm “ yếu tố kèm lời” và “yếu tố phi lời” là những tín hiệu thường xuất hiện
cùng yếu tố ngôn ngữ trong những cuộc đối thoại và hiểu chúng như sau:
– Yếu tố kèm lời là những yếu tố siêu đoạn tính nhưng đi kèm với yếu
tố đoạn tính, đó là những yếu tố như ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài,
đỉnh giọng.
– Yếu tố phi lời là những yếu tố không phải là những yếu tố kèm lời
được dùng trong đối thoại mặt đối mặt, đó là những yếu tố cử chỉ, khoảng
không gian tương tác, những tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể, định hướng cơ thể,
vẻ mặt, ánh mắt,… Đó còn là những tín hiệu âm thanh như tiếng gõ, tiếng kéo
bàn, xô ghế, huýt sáo, tiếng còi,… những yếu tố trang phục, không gian thoại
trường cũng thuộc những yếu tố phi lời. Tác giả còn gọi đây là những “ tín
hiệu phi lời” và nói rõ thêm:
+ Các yếu tố cơ thể – vận động được tiếp nhận bằng thị giác là những
tín hiệu xuất hiện trong hội thoại như: sự thay đổi cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, sự
thay đổi khoảng cách (không gian tương tác), tư thế của những người trò
chuyện trong quá trình giao tiếp.
+ Các yếu tố tĩnh như diện mạo, trang phục… cung cấp thông tin về
giới tính, tuổi tác, dân tộc, thành phần xã hội, tính cách của những người đối
thoại. Những thông tin này bắt đầu tạo ra thiện cảm hay gây ác cảm ở người
đối thoại. Những tín hiệu cung cấp thông tin về thoại trường làm thành điều
kiện tiên khởi cho hội thoại.
Theo Đỗ Hữu Châu, những yếu tố phi lời cũng là một loại tín hiệu có
mặt trong các cuộc đối thoại, dùng làm phương tiện giao tiếp, bên cạnh tín
hiệu ngôn ngữ.
Trong công trình “Nghiên cứu đặc điểm văn hóa ngôn ngữ cử chỉ của
người Việt”, Trần Thị Nga có đưa ra một định nghĩa về ngôn ngữ cử chỉ như sau:
“Thuộc về ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của con người là tất cả những điệu
bộ, cử chỉ mà con người đã dùng một cách cố ý hay không cố ý trong khi giao
tiếp với người khác. Do tính độc lập và hiệu quả mạnh của phương tiện này,
nên khác với các phương tiện đi kèm khác trong giao tiếp, nhiều điều kiện cụ
thể của giao tiếp, cử chỉ, điệu bộ có thể dùng độc lập không có ngôn ngữ
bằng lời đi kèm nhưng vẫn có nội dung tương tự khi phải hiển ngôn hóa bằng
lời”[28, tr.19].
Cử chỉ, điệu bộ mang tính văn hóa, tạo thành hệ thống và được xác lập,
được quy ước hóa cao. Theo mục đích nghiên cứu công trình của Trần Thị
Nga thì có thể xem đây là một định nghĩa tương đối đầy đủ và phù hợp, bởi
dựa vào định nghĩa có thể nhận diện được ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ, với
những đặc điểm phản ánh được bản chất của loại phương tiện giao tiếp này
như sau:
– Là tất cả những điệu bộ, cử chỉ được con người dùng một cách cố ý
hay không cố ý trong khi giao tiếp với người khác.
– Cử chỉ, điệu bộ có thể dùng kèm ngôn ngữ hay có thể dùng độc lập,
không có ngôn ngữ bằng lời đi kèm nhưng vẫn có nội dung tương đương một
phát ngôn.
– Có tính phù hiệu (được quy ước hóa cao).
– Mang tính văn hóa.
– Tạo thành hệ thống.
Từ những quan niệm nêu trên, dựa vào cách hiểu yếu tố phi lời (tín hiệu
phi lời) của Đỗ Hữu Châu, căn cứ vào mục đích nghiên cứu riêng của đề tài,
trong luận văn này chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm “phương tiện giao
tiếp phi ngôn ngữ”với cách hiểu như sau:Phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữlà các tín hiệu cơ thể – vận động có thể tiếp nhận được bằng thị giác,
thính giác, xúc giác, thường xuất hiện trong quá trình hội thoại, do con người
cố ý hay không cố ý tạo ra, có tác dụng mang lại cho người tiếp nhận giá trị
thông báo thay lời hoặc một giá trị thông báo bổ sung, kèm lời.
Như vậy, định nghĩa trên sẽ được hiểu rõ hơn :
– Các tín hiệu cơ thể – vận động (gọi theo cách gọi của Đỗ Hữu Châu)
được hiểu là những vận động do các bộ phận cơ thể do con người tạo ra trong
quá trình giao tiếp, có thể được tiếp nhận bằng thị giác, thính giác hay xúc
giác. Tóm lại, đây là loại phương tiện xét trong sự đối lập với ngôn ngữ lời
nói. Đó có thể là:
+ Những cử chỉ, điệu bộ, hành động, động tác con người tạo ra trong
quá trình hội thoại như: nháy mắt, cười, cau mày, nhăn trán, vỗ tay, vung tay,
đánh, đấm, tát,…
+ Những sự thay đổi về khoảng cách, tư thế của người tham gia hội thoại –
những yếu tố thuộc về không gian tương tác như : đang ngồi bỗng dưng phắt dậy,
đang nằm bỗng bật dậy, tiến lại gần/lùi ra xa người đối thoại,..
– Các yếu tố cơ thể – vận động ấy có thể do con người cố ý hoặc không
cố ý tạo ra trong quá trình giao tiếp nhưng có giá trị bổ sung cho lời.
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cũng là một loại phương tiện của
ngôn ngữ nói chung, có chức năng quan trọng là giao tiếp, do đó phương tiện
này cũng mang bản chất tín hiệu.
1.3.3. Bản chất của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Là một công cụ thường để hỗ trợ ngôn ngữ bằng lời trong hoạt động
giao tiếp, PTGTPNN mang bản chất tín hiệu bởi nó đáp ứng được cả ba yêu
cầu cần có của một tín hiệu, đó là :
– Mặt hình thức – cái biểu đạt của PTGTPNN – hoàn toàn cảm nhận được
bằng các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác. Ví dụ như lắc đầu (thị
giác), cười (thị giác, thính giác), bắt tay, ôm hôn (thị giác, xúc giác)… Đằng sau
cái biểu đạt của PTGTPNN là cái được biểu đạt, mỗi động tác cơ thể được dùng
trong giao tiếp có thể diễn tả một nội dung ý nghĩa ngoài nó. Ví dụ lắc đầu biểu
thị ý nghĩa “không tán đồng”, cười có thể biểu thị ý nghĩa “tán đồng” hoặc diễn
tả cảm xúc “vui vẻ”, bắt tay biểu thị sự “ thân thiện” khi gặp gỡ,…
– PTGTPNN cũng có tính hệ thống, tuy nó không chặt chẽ và phức tạp như
các hệ thống ngôn ngữ bằng lời. Mỗi PTGTPNN cũng chỉ xác định ý nghĩa và tư
cách tín hiệu của mình khi đứng trong hệ thống. Ví dụ cử chỉ gật đầu chẳng hạn,
chỉ mang tư cách là tín hiệu giao tiếp với ý nghĩa “ đồng ý”, “ tán thành” trong
hoạt động giao tiếp của người Việt ở một tình huống giao tiếp cụ thể, bên cạnh các
tín hiệu giao tiếp không lời khác như lắc đầu, cau mày, nghiến răng, cười,…Nó
có thể không mang ý nghĩa này trong hệ thống PTGTPNN của cộng đồng nói
năng khác (chẳng hạn với người Bungari thì gật đầu có nghĩa không đồng ý). Nó
cũng không mang ý nghĩa nói trên khi đặt bên cạnh các động tác khác của một bài
tập thể dục (cúi gập đầu có thể là một tư thế tập của đầu và cổ).
Nguyễn Đức Dân đã viết: “ Một cử chỉ đặt bên cạnh hàng loạt các cử
chỉ khác và đặt trong những tình huống cụ thể mới có thể lộ rõ ý nghĩa của cử
chỉ đó. Một chiều mùa đông lạnh lẽo, trên ghế chờ ở một bến xe buýt có một
người ngồi hai chân bắt chéo và đầu hơi cuối xuống: Người đó bị lạnh.
Nhưng trong một cuộc thương lượng làm ăn buôn bán, một người cũng tư thế
như vậy : người này có thái độ phòng vệ, thận trọng và nói chung là tiêu cực
với vấn đề đang thảo luận.” [8, tr.222]
Các yếu tố cơ thể – vận động được dùng trong giao tiếp rõ ràng là có
mối quan hệ với nhau, thiết lập nên hệ thống tạo thành hệ thống PTGTPNN,
gắn bó mật thiết và hỗ trợ tích cực cho hệ thống phương tiện giao tiếp là ngôn
ngữ bằng lời. Do mục đích nghiên cứu, luận văn không đi sâu vào tìm hiểu
tính hệ thống của PTGTPNN mà tập trung vào mặt cái biểu đạt (hình thức của
tín hiệu) và cái được biểu đạt (nội dung của tín hiệu) của phương tiện giao
tiếp này trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
1.3.4. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong tác phẩm văn học
Khái niệm PTGTPNN ở đây được quan niệm rộng, gồm cả những tín
hiệu cơ thể – vận động do con người chủ động tạo ra để làm phương tiện giao
tiếp, chẳng hạn như gật đầu (đồng ý), lắc đầu (không đồng ý), bĩu môi (mỉa
mai),… ý nghĩa của chúng được nhận ra ngay cả khi không có lời nói đi kèm,
và cả những yếu tố cơ thể, vận động vô ý thức của nhân vật nhưng mang lại
cho người tiếp nhận một giá trị thông báo nào đó. Giá trị thông báo ấy được
người nghe suy ra từ thói quen, kinh nghiệm giao tiếp và bằng sự am hiểu về
văn hóa giao tiếp của cộng đồng. Cũng được xem xét là cả những yếu tố cơ
thể – vận động vô thức bởi nghiên cứu trên tư liệu là các tác phẩm văn chương
thì những cử chỉ, điệu bộ, hành động ấy có thể là vô thức với nhân vật – chủ
thể của hành động nhưng không vô thức với nhà văn, và nhà văn miêu tả
chúng trong tác phẩm thì phải có ý đồ nghệ thuật nào đó.
Việc phân biệt các cử chỉ, điệu bộ là do cố ý hay không cố ý tạo ra đôi
lúc không phải là dễ dàng. Cần nắm vững hoàn cảnh giao tiếp và thói quen
giao tiếp, tính cách nhân vật giao tiếp cũng như văn hóa của dân tộc mới phân
biệt được những cử chỉ, điệu bộ này. Thiết nghĩ, việc phân biệt các yếu tố cơ
thể – vận động là cố ý hay không thật không quan trọng bằng việc xem xét
chúng có tạo ra được một giá trị thông báo đó cho người tiếp nhận hay không.
Khả năng thông báo là đặc tính quan trọng khiến các yếu tố cơ thể – vận động
có thể trở thành phương tiện giao tiếp. Giá trị thông báo của PTGTPNN này
có thể là do người nói cố tình gửi tới người nghe, hoặc cũng có thể do người
nói vô tình biểu lộ qua các cử chỉ, điệu bộ của mình. Giá trị thông báo đó có
thể là thay lời hoặc bổ sung cho lời.
Ví dụ 1: Rút ở túi quần sau cái mùi soa, cởi một nút buộc như một cái
tai lợn, Xuân Tóc Đỏ đập đồng hào ván xuống thềm gạch xi măng đánh keng
một cái rất oanh liệt. Trong khi chị hàng mía cầm một tấm để róc vỏ thì Xuân
lải nhải tự cổ động cho mình. [41,tr.191].
Trong cuộc đối thoại giữa Xuân Tóc Đỏ và chị hàng mía, Xuân đã có
hành động đập đồng hào ván để tỏ sự ma mãnh, huênh hoang, khoác lác nhưng
cũng rất phong tình, giá trị thông báo của PTGTPNN này do Xuân cố tình tạo
ra và cũng có giá trị thay lời mà Vũ Trọng Phụng có ý đồ khi miêu tả về Xuân.
Chính ý nghĩa quan trọng của các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cùng khả
năng diễn đạt tinh tế của chúng đã khiến người ta càng phải quan tâm nghiên
cứu nhiều hơn về loại PTGTPNN này. Đặc biệt, trong nghiệp vụ điều tra, xét
hỏi tội phạm, các nhà chức trách thường chú ý đến những PTGTPNN được
tạo ra một cách cố ý hay vô ý thức này để thu nhận những thông tin quý báu.
Chẳng hạn trong tập truyện trinh thám nổi tiếng Sherkock Holmes của tác giả
Arthur Conan Doyle, ở truyện Nuôi ong tay áo, để điều tra thủ phạm lấy trộm
ba viên kim cương trên chiếc vương miện của ông chủ ngân hàng Alexander
Holder, thám tử Sherkock Holmes đã quan sát điệu bộ của cô cháu gái ông
chủ ngân hàng là Mary khi cô gái biết tin bác mình bị mất tài sản quý giá đã
hét lên một tiếng, ngã lăn trên sàn nhà và nghe thám tử phán đoán về người
đàn ông có một chân bằng gỗ thì đôi mắt cô đầy sợ hãi cùng nụ cười gượng
đã giúp cho thám tử phá được vụ án một cách hoàn hảo.
Như trên đã nói đến, trong giao tiếp trực tiếp đối mặt giữa người với
người, các đối tượng giao tiếp có thể trực tiếp lắng nghe ngôn ngôn ngữ lời nói
và quan sát ngôn ngữ cử chỉ của người đối diện để nắm rõ nội dung giao tiếp.
Trong nhiều trường hợp chúng ta tiếp xúc với các cuộc giao tiếp được ghi lại
bằng văn bản viết và trường hợp đặc biệt nhất chính là khi ta tiếp xúc với văn
bản văn học. Trong các tác phẩm văn chương, khi ghi lại các cuộc giao tiếp
giữa các nhân vật, nhà văn không chỉ ghi lại những gì nhân vật nói với nhau mà
còn miêu tả những hoạt động cơ thể của các nhân vật trong quá trình giao tiếp.
Nếu bỏ qua hệ thống miêu tả PTGTPNN của các nhân vật văn học trong quá
trình giao tiếp, chúng ta sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa lời nói của nhân vật văn
học và như vậy chúng ta cũng không thể hiểu hết giá trị của tác phẩm.
Với quan niệm như trên về PTGTPNN, luận văn sẽ tiến hành khảo sát,
nhận diện và nghiên cứu về loại phương tiện giao tiếp này theo bình diện tín
hiệu học.
1.4. Tác giaVũ Trọng Phụng
1.4.1. Tiểu sử Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), người làng Hảo, huyện Mĩ Hào, tỉnh
Hưng Yên, sống ở Hà Nội từ nhỏ. Cha làm thợ tiện, chết vì bệnh lao từ khi
Vũ Trọng Phụng được bảy tháng. Mẹ là phụ nữ nghèo, hiền hậu và rất thương
con, bà ở vậy nuôi con ăn học bằng nghề khâu vá thuê. Sau khi đỗ bằng tiểu
học, Vũ Trọng Phụng phải thôi học đi làm để kiếm sống. Sau hai năm làm ở
các sở tư như nhà hàng Gô đa, nhà in Viễn Đông, sau ông chuyển hẳn sang
viết báo, viết văn. Ông cộng tác với nhiều báo như: Ngọ báo, Nhật tân, Loa,
Phụ nữ thời đàm,…Năm 1939 do làm việc quá sức và gia đình quá khó khăn
túng quẫn, Vũ Trọng Phụng bị lao phổi, ông chết trong một căn nhà tồi tàn tại
phố Cầu Mới, gần Ngã Tư Sở, Hà Nội.
Có thể nói Vũ Trọng Phụng là nhà văn tài hoa nhưng bạc mệnh. Tuy
nhiên ông đã kịp để lại cho đờimột gia tài văn chương khá lớn, trong đó có
những tác phẩm trở thành kinh điển của nền văn học Việt Nam với 71 tác
phẩm đủ các thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến phóng sự, kịch và dịch.
Chỉ mỗi đóng góp trên lĩnh vực tiểu thuyết và phóng sự cũng đủ thấy tài năng
chẳng đợi tuổi.
Luôn ôm ấp trong người một lí tưởng, một hoài bão làm cho xã hội tốt
đẹp, hoàn thiện hơn, không bằng hình tượng thì cũng qua ngôn ngữ người kể
chuyện, Vũ Trọng Phụng đã để cho con người, cá tính của riêng ông thẩm
thấu qua từng trang sách.
1.4.2. Sự nghiệp văn chương Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng là nhà văn đa tài, ông vừa là nhà phóng sự, nhà tiểu
thuyết, vừa là nhà báo, nhà viết kịch. Và ở chừng mực nào đó, dựa vào văn
phẩm cũng có thể gọi ông là nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục, nhà cải
cách,… Nhưng thành công lớn nhất của ông vào văn học là tiểu thuyết, đây