PHƯƠNG THỨC KIỆN YÊU CẦU CHẤM DỨT HÀNH VI CẢN TRỞ TRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH – CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM

PHƯƠNG THỨC KIỆN YÊU CẦU CHẤM DỨT HÀNH VI CẢN TRỞ TRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

  1. Về khái niệm “ phương thức kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái PL” đối với việc thực hiện quyền sở hữu và quyền khác đối với TS

Cũng như phương thức kiện đòi tài sản thì khi nỗ lực của chủ sở hữu hoặc chủ thể khác có quyền khác đối với TS nếu không được giải quyết triệt để thì họ có quyền yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền can thiệp bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước để buộc người đang có hành vi xâm phạm buộc phải chấm dứt hành vi của mình.

Nội dung này cũng được PL ghi nhận cụ thể tạo điều 169 BLDS hiện hành, để có thể tạo hành lang pháp lý vững chắc cho người có quyền hay là cơ sở để những chủ thể có quyền thực hiện được quyền của mình một cách tốt nhất.

  1. Chủ thể kiện yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm là ai?

Liệu rằng có phải ai cũng có thể là chủ thể được quyền kiện yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm hay không? Mà theo PL dân sự thì những chủ thể sau sẽ là người được thực hiện quyền đó, bao gồm:

Một là, chủ thể kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái PL phải là chủ sở hữu hoặc là chủ thể khác có quyền khác đối với tài sản.

Hai là, chủ thể bị kiện yêu cầu chấm dứt những hành vi cản trở trái PL phải là người chiếm hữu hoặc là người sử dụng tài sản, người được lợi từ tài sản mà không có căn cứ của PL

Cuối cùng là chủ thể có thể yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái PL có thể là TA hoặc là phía cơ quan NN có thẩm quyền khác

3, Điều kiện áp dụng phương thức trên có gì đặc biệt ?

Cũng như những phương thức khác thì đối với phương thức này để có thể thực hiện được thì bắt buộc phải đáp ứng được một số điều kiện như sau:

Một là, Đối với chủ thể khởi kiện thì bắt buộc phải là chủ SH hoặc là chủ thể có quyền khác đối với TS mà sự chiễm hữu TS vẫn phải nằm trong tay của những chủ thể này, nhưng lại đang bị người khác gây khó khăn trong quá trình họ dùng quyền đó để thực hiện những quyền năng của mình

Hai là, Đối vưới chủ thể bị kiện phải là người àm đã thực hiện những hành vi gây cản trở hoặc có khả năng gây cản trở việc thực hiện của những chủ thể có quyền trên và xâm phạm tới quyền của họ.

Ba là, Đối vưới những hành vi xâm phạm thì phải là hành vi đang diễn ra, tức là đang xảy ra và chưa kết thúc.

Như vậy có thể thấy việc yêu cầu áp dụng phương thức kiện trên đã góp phần hạn chế được tối đa những thiệt hại về vật chất có thể xảy ra đối với tài sản và đồng thời giúp khả năng khôi phục lại tình trạng vốn có ban đầu của TS được trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: [email protected]

Hotline: 0962420486

Tags: BLDS 2015, phương thức bảo vệ