Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp chính xác nhất
Thị trường ngày càng cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao giá trị để có thể tồn tại và phát triển. Đây là quá trình sống còn và nhiều nhà lãnh đạo đều băn khoăn trên chặng đường phát triển. Vậy đâu mới là những yếu tố nào góp phần tạo nên giá trị của mỗi doanh nghiệp? Những phương pháp “vàng” giúp định giá chính xác giá trị ấy? Bài viết dưới đây WEONE sẽ đưa tới cho các bạn những thông tin hữu ích nhất.
Mục Lục
Giá trị doanh nghiệp là gì?
Giá trị doanh nghiệp hay còn được gọi là Enterprise Value, viết tắt là EV là một trong những khái niệm cơ bản không được đồng nhất với giá bán của doanh nghiệp trên thị trường. Có thể hiểu giá trị doanh nghiệp hiện nay sẽ được đo lường bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà các doanh nghiệp có thể đưa tới cho các nhà đầu tư.
Thuật ngữ “Giá trị doanh nghiệp” được các nhà đầu tư cùng các chuyên gia kinh tế thường xuyên sử dụng trong quá trình đánh giá tổng thể các nguồn thu nhập mà doanh nghiệp thu được.
Có thể hiểu Enterprise Value sẽ luôn tồn tại mặc dù không hề có bất kỳ giao dịch mua bán hay chuyển nhượng nào được diễn ra. Những giá trị ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, dễ thay đổi, khó định lượng một cách chắc chắn.
Bởi vậy khi được tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp, những người phụ trách phải có chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm và đạo đức để đảm bảo quá trình định giá diễn ra minh bạch, hợp lý.
Việc định giá doanh nghiệp chính là quá trình ước tính về giá trị, lợi ích thông qua các phương pháp thẩm định phù hợp. Có thể khẳng định giá trị này sẽ được hình thành dựa trên những khoản thu nhập mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Quá trình định giá doanh nghiệp bao gồm việc:
-
Điều tra cũng như phân tích một cách chi tiết về các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ
-
Đánh giá chính xác các hoạt động, tài sản cũng như các khoản ghi nợ của công ty
-
Xác định những giá trị hiện hữu cũng như giá trị tiềm năng mà doanh nghiệp đem lại.
định giá doanh nghiệp chính là quá trình các cơ quan, tổ chức tiến hành thẩm định thông qua việc dựa vào giá trị bằng tiền trong doanh nghiệp như tài sản vô hình, tài sản hữu hình, tài sản tài chính,…) dựa trên những quy định của Bộ luật dân sự trong thị trường hiện tại, phù hợp với những tiêu chuẩn thẩm định.
Mục đích xác định giá trị doanh nghiệp
Việc xác định giá trị của doanh nghiệp sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhu cầu thẩm định giá trị của một doanh nghiệp thông thường được xuất phát từ yêu cầu khách quan trong việc xác định giá trị của tài sản. Từ đó có thể giúp các bên tham gia có thể giao dịch, thỏa thuận với nhau về giá tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, bảo đảm được lợi ích chính đáng của các bên. Theo đó, những giá trị ấy cũng sẽ đem tới lợi ích cụ thể cho các bên liên quan như các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,…
Thời điểm thích hợp nhất để định giá doanh nghiệp chính là khi mà chủ doanh nghiệp mong muốn xác định rõ giá trị doanh nghiệp nhằm hướng tới phục vụ những mục đích nhất định. Dựa vào đó, chúng ta có xác định ra một số trường hợp cụ thể cần sử dụng tới chứng thư thẩm định giá trị doanh nghiệp bao gồm:
-
Hoàn thiện hồ sơ thế chấp để vay vốn Ngân hàng
-
Lên sàn chứng khoán hay phát hành cổ phiếu
-
Chứng minh rõ ràng về năng lực tài chính để bỏ thầu hoặc hợp tác kinh doanh.
-
Phân chia các loại tài sản doanh nghiệp
-
Tiến hành cải tổ lại doanh nghiệp cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh
-
Báo cáo đại hội cổ đông, đại hội thành viên
-
Báo cáo Thuế
-
Phát hành cổ phiếu và tiến hành bán cổ phiếu ra công chúng
-
Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn
-
Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư
-
Tham khảo giá trị thị trường
-
Các mục đích khác đúng theo pháp luật quy định.
Cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp
Có nhiều cơ sở để có thể tiếp xác định rõ ràng được giá trị của một doanh nghiệp. Chúng ta có thể tiếp cận từ phía thị trường hay từ phía chi phí cũng như thông tin thu nhập của doanh nghiệp.
-
Khi tiếp cận từ thị trường, giá trị doanh nghiệp sẽ được xác định rõ ràng thông qua các yếu tố: quy mô doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh chính; những rủi ro gặp phải trong kinh doanh, các rủi ro tài chính; những chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của doanh nghiệp. Phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch sẽ được sử dụng để định giá doanh nghiệp khi tiếp cận từ thị trường.
-
Khi tiếp cận từ chi phí, giá trị doanh nghiệp dự kiến sẽ được xác định rõ ràng thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí chính là phương pháp tài sản.
-
Khi tiếp cận từ thu nhập của doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp sẽ được xác định qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập chính là chiết khấu dòng tiền tự do, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.
Khi định giá doanh nghiệp dựa vào nguồn thu nhập thì người kiểm định cần tính cả tổng các giá trị của các tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá cùng với giá trị chiết khấu dòng tiền. Đặc biệt, khi mà không dự báo được một cách đáng tin cậy dòng tiền của một số tài sản đang hoạt động thì thẩm định viên có thể xác định riêng biệt giá trị của tài sản hoạt động này để cộng thêm vào giá trị doanh nghiệp.
>>>>> Có thể bạn quan tâm:Quản trị tiền mặt và những điều doanh nghiệp cần biết
5 Phương pháp hiệu quả giúp định giá doanh nghiệp
Khi tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp, các thẩm định viên có nhiệm vụ lựa chọn ra các phương pháp thẩm định sao cho phù hợp nhất với hiện trạng thực tế của doanh nghiệp mình phụ trách. Họ có thể dựa vào những yếu tố khác nhau để từ đó có thể xác định phương pháp định giá phù hợp. Cụ thể có những phương pháp sau:
#1 Phương pháp tỷ số bình quân
Phương pháp này được sử dụng để từ đó ước tính ra giá trị vốn sở hữu của doanh nghiệp dựa vào những tỷ số trung bình của những doanh nghiệp so sánh. Như vậy, tỷ số thị trường thường được xem xét sử dụng với phương pháp tỷ số bình quân bao gồm:
-
Tỷ số giá trên thu nhập bình quân
-
Tỷ số giá trên doanh thu bình quân
-
Tỷ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bình quân
-
Tỷ số giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế
-
Lãi vay và khấu hao bình quân
-
Tỷ số giá trị doanh nghiệp trên doanh thu
#2 Phương pháp giá giao dịch
Đây chính là phương pháp được dùng để ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định dựa trên giá giao dịch chuyển nhượng vốn hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Giá trị vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ được tính theo giá trị bình quân trên ít nhất 3 giao dịch thành công khi tiến hành chuyển nhượng vốn hoặc cổ phần.
#3 Phương pháp tài sản
Phương pháp này sẽ giúp ước tính giá trị doanh nghiệp dựa trên tổng giá trị các tài sản vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện cần thẩm định. Đặc biệt, đối với công ty Nhà nước và công ty TNHH MTV do Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển thành công ty cổ phần thì định giá bằng phương pháp tài sản sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.
Với phương pháp này các yếu tố giúp cấu thành nên giá trị của doanh nghiệp bao gồm: tài sản hoạt động, tài sản phi hoạt động. Cụ thể:
-
Các tài sản hữu hình và tài sản tài chính của doanh nghiệp.
-
Các tài sản vô hình của doanh nghiệp.
-
Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
#4 Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp
Phương pháp này sẽ giúp ước tính tổng giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp đang có nhu cầu thẩm định với những giá trị của những tài sản phi hiện tại của doanh nghiệp trong thời điểm thẩm định giá. Với các doanh nghiệp là những công ty Cổ phần thì phương pháp này được sử dụng với giả định rằng những cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp sẽ được định giá như những cổ phần thường. Lưu ý rằng giả định này cần được công khai rõ ràng trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
Dựa vào đó, những yếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp hiện nay sẽ bao gồm:
-
Dòng tiền tự do của doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định giá.
-
Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
-
Giá trị cuối kỳ dự báo.
-
Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
#5 Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
Phương pháp này sẽ giúp ước tính ra được tổng giá trị chiết khấu của dòng cổ tức trong mỗi doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định giá. Như vậy dựa theo phương pháp này thì những yếu tố cần thiết giúp xác định rõ ràng giá trị doanh nghiệp sẽ bao gồm:
-
Dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá hiện đang có
-
Chi phí được sử dụng với dòng vốn chủ sở hữu
-
Giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo như sau:
-
Trường hợp 1: Dòng cổ tức sau giai đoạn dự báo chính là dòng tiền không còn tăng trưởng và kéo dài vô tận.
-
Trường hợp 2: Dòng cổ tức sau giai đoạn dự báo là dòng tiền hiện đang được tăng trưởng đều đặn mỗi năm và kéo dài vô tận.
-
Trường hợp 3: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động vào cuối kỳ dự báo, giá trị cuối kỳ dự báo hiện được xác định theo giá trị thanh lý của doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định giá.
-
Trường hợp 4: Giá trị vốn của chủ sở hữu của doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định giá.
Trên đây chính là những phương pháp hiệu quả giúp xác định được giá trị doanh nghiệp. Chính những phương pháp đó sẽ giúp doanh nghiệp cũng như những nhà kiểm định có thể xác định giá trị thực của doanh nghiệp một chính xác, linh hoạt. Mong rằng bài viết sẽ giúp nhà quản trị có thể hiểu rõ hơn về giá trị hiện hữu của doanh nghiệp mình, dựa vào đó mà đưa ra lộ trình phát triển cụ thể, không ngừng nâng tầm giá trị trên từng chặng đường trong tương lai.