Phương pháp định giá sản phẩm trong doanh nghiệp | ATP Software
Xếp hạng bài viết này
Định giá sản phẩm là quy trình quan trọng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện đối với sản phẩm của mình. Việc định giá sản phẩm đối với mỗi loại hình, sản phẩm là khác nhau. Cùng tìm hiểu các phương pháp định giá sản phẩm trong doanh nghiệp phổ biến sử dụng hiện nay nhé!
Mục Lục
Vai trò của định giá sản phẩm
Doanh nghiệp được xây dựng để kinh doanh buôn bán sản phẩm/dịch vụ. Có buôn bán sẽ có giá cả. Bởi vậy việc định giá sản phẩm phù hợp với khách hàng cũng như đáp ứng đủ nhu cầu thu về doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp là cần thiết.
Một doanh nghiệp người đưa ra quyết định cuối cùng cho giá sản phẩm là các nhà quản trị. Dựa trên mỗi chiến lược, thay đổi linh hoạt phù hợp với thị trường. Vì vậy việc đưa ra quyết định giá sản phẩm có vai trò như sau:
-
Định giá sản phẩm quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
-
Là nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà quản trị
-
Định giá bán sản phẩm là dấu hiệu khởi đầu quan trọng nhất trước khi ra mắt thị trường.
-
Là một trong những công cụ marketing mix
-
Lợi nhuận hay không nằm ở việc định giá sản phẩm có thật sự khôn khéo
-
Công cụ cạnh tranh với đối thủ trên thị trường
Phương pháp định giá sản phẩm
Định giá sản phẩm dài hạn
Với những chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai nhằm đạt các mục tiêu tối ưu khi đã xây dựng ngay từ ban đầu. Cơ sở khoa học để xây dựng các giá bán trong dài hạn chủ yếu dựa vào các chi phí tiêu hao cho sản phẩm đó hoặc mức lợi nhuận mà nhà quản trị mong muốn đạt được.
Định giá sản phẩm phổ biến được sử dụng lâu đời nhất là phương pháp định giá sản phẩm theo chi phí. Song sau này người ta phát hiện ra phương pháp này có nhiều hạn chế với các loại sản phẩm có nhiều lời thế hay mức độ cạnh tranh cao. Từ đó định giá sản phẩm dài hạn có những phương pháp đột phá mới.
Định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt
Các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thường áp dụng phương pháp định giá này bao gồm: công ty sản xuất đồ điện tử, hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, hàng may mặc…Cơ chế thị trường, sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng trên sẽ vô cùng phong phú và đa dạng. Định giá dựa trên 2 nguyên tắc:
-
Nguyên tắc cơ bản nhất trong mọi phương pháp định giá. Giá bán sản phẩm phải bù đắp được tất cả các khoản chi phí từ khâu sản xuất, tiêu thụ và hoàn một lượng vốn nhất định cho nhà đầu tư.
-
Phương trình định giá:
Giá bán sản phẩm = Chi phí nền sản phẩm + Chi phí tăng thêm
Với công thức tính:
Chi phí tăng thêm = Chi phí nền Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền
Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền = (Mức hoàn vốn đầu tư mong muốn + Định phí)⁄Sản lượng sản phẩm Biến phí đơn vị x 100
Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền = ((Vốn đầu tư Tỷ lệ % hoàn vốn) + Định phí)/(Sản lượng sản phẩm x Biến phí đơn vị) x100
Định giá sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu và nhân công
Để sản xuất ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh cung cấp đến khách hàng thường tiêu tốn các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Tùy theo mỗi sản phẩm cụ thể mà tỷ trọng của các khoản chi phí sẽ khác nhau.
Việc xác định bản giá này thường phù hợp với các ngành hàng dịch vụ sản xuất theo đơn đặt hàng như sửa chữa ô tô, tư vấn pháp lý, hướng dẫn du lịch,…Phương pháp này giá bán sản phẩm gồm 2 bộ phận cơ bản: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công.
Cách xác định như sau:
-
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu = Giá nguyên vật liệu theo hóa đơn + Chi phí tăng thêm Chi phí tăng thêm = Giá nguyên vật liệu theo hóa đơn Tỷ lệ % tăng thêm
-
Chi phí nhân công
Chi phí nhân công = Giá nhân công theo định mức + Chi phí tăng thêm Chi phí tăng thêm = Giá nhân công theo định mức Tỷ lệ % tăng thêm
Sau đó ta xác định giá bán của sản phẩm:
Giá bán của sản phẩm = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công
Định giá bán sản phẩm mới
Sản phẩm mới là những sản phẩm chưa từng xuất hiện trên thị trường. Hoặc những sản phẩm tương đương cùng dòng sản phẩm với một số sản phẩm đã có trên thị trường. Khác về mẫu mã, kiểu dáng hoặc một số thành phần khác
Việc định giá cho sản phẩm mới luôn là khó khăn đối với doanh nghiệp. Đặc biệt là những sản phẩm chưa từng có trên thị trường. Nhà quản trị phải có những chiến lược khảo sát chắc chắn từ khách hàng, nhu cầu, khả năng tiêu thụ từ đó dự kiến đưa ra giá sản phẩm phù hợp với giá trị đem lại cho khách hàng. 2 nguyên tắc định giá sản phẩm mới bạn có thể thử áp dụng.
-
Định giá sản phẩm mới cao rồi giảm dần
-
Định giá bán sản phẩm mới thấp rồi tăng dần
Định giá sản phẩm theo các chu kỳ của sản phẩm
Mỗi sản phẩm thường trải qua chu kỳ 4 giai đoạn cơ bản: giai đoạn thâm nhập thị trường, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hòa và giai đoạn suy thoái.
Trong mỗi giai đoạn sản phẩm thường phải chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau. Do vậy khi đưa ra quyết định, định giá bán sản phẩm cho mỗi giai đoạn cần phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và bản thân doanh nghiệp tác động tới giá bán như thế nào.
Định giá sản phẩm ngắn hạn
Thông thường định giá sản phẩm ngắn hạn doanh nghiệp thường áp dụng cho 1 mặt hàng cụ thể và mức giá có thể và thường là thấp hơn so với giá thành của sản phẩm đó.
Quyết định này cần sự cẩn trọng tính toán, thảo luận giữa các nhà điều hành với nhau để thống nhất quan điểm. Trong ngắn hạn nhà quản trị có thể sử dụng linh hoạt sự thay đổi của công suất sản xuất nhằm khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có. Các quyết định ngắn hạn cũng được phân tích trong mối quan hệ với các khoản chi phí không thể tránh được nhằm tận dụng tối đa thị trường hiện có.
Trường hợp định giá sản phẩm đặc biệt
Trong thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp, các nhà quản trị cần đưa ra một giá bán đặc biệt với các trường hợp như:
-
Khách hàng tiêu thụ ở thị trường mới.
-
Khối lượng đơn đặt hàng nhiều.
-
Công suất sản xuất, tiêu thụ còn dư thừa trong khả năng hiện tại.
-
Khách hàng nước ngoài…
-
Khi công ty hoạt động trong điều kiện cạnh tranh đấu thầu
Với công thức tính:
Giá bán linh hoạt = Biến phí + Phần tiền cộng thêm
Khi định giá sản phẩm trong các trường hợp trên doanh nghiệp cần lưu ý:
-
Phát sinh chi phí chìm. Chấp nhận giá bán thấp khi công suất của máy móc, thiết bị chưa khai thác hết
-
Chấp nhận phương án giảm giá bán cho các đơn đặt hàng. Khi doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ
-
Lưu ý ảnh hưởng điều kiện cạnh tranh giá thầu
Trên đây là những kiến thức lý thuyết cơ bản về định giá sản phẩm trong doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo và góp ý thêm để chúng ta cũng nhau tích lũy kiến thức. Sáng tạo và học hỏi không ngừng.
Tài liệu liên quan:
Từ CHIẾN LƯỢC cạnh tranh “GIÁ” cho đến CHIẾN THUẬT định “GIÁ” dành cho Startup
Định giá bán cho sản phẩm khởi nghiệp
0
0
đánh giá