Phụ nữ là gì? Giá trị của phụ nữ thế nào?
Phụ nữ là thành phần quan trọng không thể thiếu từ khi tồn tại xã hội loại người. Ai cũng có thể hiểu nôm na “phụ nữ” hoặc “nữ giới” được dùng để chỉ những người có giới tính nữ nói chung. Vậy hiểu rõ phụ nữ là gì, có gì khác so với con gái?
Mục lục bài viết
- 1. Phụ nữ là gì?
- 1.1. Khái niệm phụ nữ là gì?
- 1.2. Đặc trưng sinh học của phụ nữ
- 1.3. Các từ ngữ có thể thay thế từ phụ nữ
- 2. Khi nào con gái trở thành phụ nữ?
- 2.1. Trưởng thành về mặt tinh thần
- 2.2. Trưởng thành về mặt thể chất
- 3. Giá trị của phụ nữ là gì?
- 4. Những quyền lợi chỉ dành riêng cho lao động nữ
Xem thêm
1. Phụ nữ là gì?
Phụ nữ trong tiếng Anh là Women và là thuật ngữ được dùng phổ biến ở nhiều ngữ cảnh. Cùng tìm hiểu phụ nữ là gì?
1.1. Khái niệm phụ nữ là gì?
Phụ nữ là từ xác định một giới tính của con người, cụ thể đó là một trong những từ để chỉ giới tính cái.
Thực tế, từ phụ nữ được dùng để thay thế các từ có nghĩa tương tự trong ngữ cảnh nhất định một cách phù hợp.
– Phụ nữ: được dùng để chỉ người trưởng thành
– Con gái: được dùng chỉ đến trẻ gái nhỏ hay mới lớn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp từ phụ nữ, dùng để chỉ người giới tính nữ, dù tuổi tác là bao nhiêu? Ví dụ như “quyền phụ nữ”, “ngày phụ nữ”, nhưng đôi khi trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể thì phụ nữ lại không thích hợp sử dụng.
Tóm lại, có thể hiểu, phụ nữ là từ dùng để chỉ một người giới tính nữ, đã trưởng thành hoặc đã kết hôn. Đa số phụ nữ đều là những người từng trải, chín chắn, có nhiều kinh nghiệm sống.
1.2. Đặc trưng sinh học của phụ nữ
Thường thì một người phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X, có khả năng mang thai và sinh con từ tuổi dậy thì cho đến khi mãn kinh.
Giải phẫu cơ quan sinh dục của phụ nữ để phân biệt với nam giới thì phụ nữ hầu như có: ống dẫn trứng, buồng trứng, tử cung, âm hộ,…
So với nam giới thì xương chậu của nữ cũng rộng. Phụ nữ có chiều cao thấp hơn, ít cơ bắp hơn nam giới.
1.3. Các từ ngữ có thể thay thế từ phụ nữ
Việc dùng thay thế từ ngữ thay thế được áp dụng trong một số ngữ cảnh phù hợp.
Các từ ngữ thay thế khác:
– “Đàn bà”: khi người nói dùng từ này đồng nghĩa với việc thể hiện một thái độ thiếu thiện cảm. Trong từ sử dụng, có từ “đàn”. Dùng để chỉ lối sống bầy đàn, đàn đúm và tùy vào thái độ người nói, đôi khi nó còn thể hiện sự kỳ thị đối với nữ giới.
Khi nghe đến từ “đàn bà” thường dễ liên tưởng đến những mặt xấu những thứ tiêu cực đặc trưng thường thấy ở nữ giới.
– “Con gái”: mang ý nghĩa nhẹ nhàng, dùng để chỉ những người nữ giới tuổi đời còn trẻ, có thể là vị thành niên, thanh niên chưa trưởng thành, đôi khi là nữ giới chưa lập gia đình.
Từ “con gái” được sử dụng phổ biến, với lối nói bình thường, không có nghĩa tiêu tực, công kích hay thái độ khác.
Ngoài ra, còn một số từ khác như “mụ”, “thị”… để chỉ đối tượng nữ giới, tuy nhiên ít sử dụng phổ biến.
2. Khi nào con gái trở thành phụ nữ?
Để trở thành một người phụ nữ không phải trong một sớm, một chiều hay xảy ra trong một đêm, đó là cả một quá trình. Và quá trình này sẽ giúp một người có những trải nghiệm quý giá, thiết lập định hướng tương lai cho mình.
Không có quy định độ tuổi cụ thể nào để phân biệt phụ nữ và con gái. Nhưng có thể phân biệt được khi tiếp xúc trực tiếp với họ, thông qua hành vi, cách ứng xử của họ, cũng có thể biết được đó là phụ nữ và con gái.
Có thể thấy con gái trở thành phụ nữ khi:
2.1. Trưởng thành về mặt tinh thần
Điều này liên quan đến cách suy nghĩ và cảm nhận của chính bản thân về mình. Đây là một quá trình tốn nhiều thời gian và cả nỗ lực của một người con gái.
Hành trình tâm lý tinh thần của con người là một con đường cân bằng. Sự trưởng thành về tinh thần khiến chúng ta có sự sâu sắc hơn về mặt tâm lý. Trưởng thành về mặt tinh thần liên quan đến sự chín muồi của trí tuệ nội tại để có thể đối mặt với tất cả những điều tích cực, tiêu cực, đồng thời giải phóng bản thân khỏi những nỗi sợ hãi, hận thù cả những nỗi buồn đau và cảm giác thiếu an toàn.
Cụ thể, khi tức giận hoặc gặp chuyện không vui, phụ nữ có thể buồn và khóc, tuy nhiên họ biết cách khống chế cảm xúc để trở nên bình tĩnh, nhìn nhận mọi việc khách quan hơn.
Nhưng con gái khi giận dữ, họ thường sẽ bộc lộ rõ thái độ, nhiều khi còn hờn dỗi như đứa trẻ, hoặc họ thể hiện hành vi mà không quan tâm đến tâm trạng của người khác.
Phụ nữ cũng thường suy nghĩ thấu đáo hơn về chuyện chăm sóc gia đình nhưng con gái thì lại chưa nghĩ nhiều về việc phải chăm sóc một ai đó.
Phụ nữ cũng thường trân trọng sức khoẻ, tự ý thức được sức khỏe là tài sản quý giá. Con gái thường “buông thả” bản thân hơn.
2.2. Trưởng thành về mặt thể chất
Dậy thì là giai đoạn phát triển sinh học thay đổi cơ thể một đứa trẻ chuyển đổi thành người lớn, con gái thì biến thành phụ nữ, con trai biến thành đàn ông. Dậy thì là quá trình dẫn đến nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần trong cơ thể của bé gái.
Giai đoạn dậy thì của nữ giới thường bắt đầu từ 8 – 13 tuổi, có thể kéo dài đến 6 năm.
Tuổi dậy thì là khi cơ thể một người thay đổi từ một đứa trẻ thành một người lớn, con gái trở thành phụ nữ, con trai trở thành đàn ông. Những thay đổi của tuổi dậy thì diễn ra từ từ cả bên trong và bên ngoài.
Những năm tháng trở thành phụ nữ sẽ có nhiều thú vị, tuy nhiên cũng có không ít khó khăn. Nhiều người cảm thấy căng thẳng trước những biến đổi của cơ thể như tăng cân, làn da thay đổi, các đường cong mới, và sự phát triển về chiều cao.
3. Giá trị của phụ nữ là gì?
Phụ nữ luôn là lực lượng đông đảo, đóng vai trò quan trọng từ xưa đến nay, góp phần lớn tạo dựng xã hội.
Vai trò của phụ nữ thể hiện không riêng ở khía cạnh nào mà tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống.
Nếu như gia đình được ví như tế bào của xã hội thì phụ nữ được xem là hạt nhân của tế bào này.
Phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung, truyền thống của phụ nữ Việt Nam nói riêng như 8 chữ vàng Bác Hồ đã tặng: “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ đã đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa giải phóng dân tộc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) mùa xuân năm Canh Tý (40 Công nguyên).
Người phụ nữ đã thể hiện vai trò lãnh đạo toàn diện của mình, đồng thời phát huy được năng lực lẫn phẩm của mình.
Phụ nữ đã thể hiện được vai trò trong quá trình chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Sôi nổi, mạnh mẽ nhất có thể nói đến là ở miền Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, người phụ nữ đã khẳng định được một điều, họ có thể làm mọi việc như đàn ông trong xã hội. Họ giữ vai trò trọng yếu trong lực lượng dân quân, du kích.
Tiếp nối truyền thống của phụ nữ xưa, trong xu thế hội nhập và phát triển, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến, khó khăn và thử thách, đã có nhiều đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì tầm ảnh hưởng ở nhiều lĩnh vực như quản lý nhà nước, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, phòng chống tệ nạn xã hội,…
Nhiều phụ nữ đã trở thành chính trị gia, nhà khoa học, nhà quản lý tài ba, hoạt động mạnh ở những lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Không ít người tham gia các hoạt động thiện nguyện vô cùng ý nghĩa, cũng như những hoạt động giải trí, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra các nước bạn.
Để khẳng định giá trị, vai trò lẫn khả năng, sức sáng tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phụ nữ phải nỗ lực ở nhiều khía cạnh, vừa có có tri thức, văn hóa, lại vừa có kỹ năng sống tự lập; có thể đối mặt với mọi áp lực, khó khăn và vươn lên…
Bên cạnh đó, người phụ nữ còn phải biết cách sắp xếp hợp lý giữa công việc xã hội và công việc gia đình.
Người phụ nữ còn có vai trò “giữ lửa”, cân bằng, điều hòa các mối quan hệ trong gia đình. Có thể nói, gia đình có ấm êm, hạnh phúc hay không nhờ phần lớn vào sự khéo léo của người phụ nữ.
Mặc dù hiện nay là thời đại công nghệ, kỹ thuật hiện đại đã phần nào giảm bớt sức lao động của phụ nữ, tuy nhiên họ vẫn gánh trọng tránh chính trong các công việc nhà, bếp núc, dạy dỗ con cái, đồng thời còn chăm lo đời sống tinh thần cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, phụ nữ Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò, vị trí của mình. Cộng với nền kinh tế ngày càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội tham gia vào nền kinh tế thị trường. Đồng nghĩa với việc nam giới có trách nhiệm san sẻ việc gia đình với người phụ nữ, phụ nữ cũng có nhiều thời gian hơn cho bản thân và có thể tham gia nhiều hoạt động khác.
4. Những quyền lợi chỉ dành riêng cho lao động nữ
Không chỉ được bình đẳng như nam giới trong mọi lĩnh vực mà pháp luật còn có những chế độ ưu tiên đặc biệt chỉ dành riêng cho lao động nữ. Cụ thể như sau:
– Được khám chuyên khoa phụ sản 1 lần/năm
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động; khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động được khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm. Tại các kỳ khám sức khỏe định kỳ, nếu là lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản Bộ Y tế ban hành.
– Được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tính vào giờ làm việc và hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động (theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh là do hai bên thỏa thuận, tối thiểu là 03 ngày làm việc/tháng.
Nếu không có nhu cầu nghỉ, đồng thời được người sử dụng lao động đồng ý, người lao động nữ được trả thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ mà vẫn làm việc.
– Được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 1 tuổi (12 tháng tuổi) được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động (khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
– Được chuyển công việc nhẹ hơn khi mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn, nhưng không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
– Khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa
Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa nếu người đó:
+ Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo;
+ Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ khi người lao động đồng ý.
(khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
– Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới
Nếu hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới (khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
– Không bị xử lý kỷ luật khi mang thai, nuôi con nhỏ
Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với NLĐ đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019)
– Được nghỉ thai sản trước và sau sinh con 6 tháng
Theo Điều 139 Bộ luật Lao động 2019:
Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, được nghỉ thêm 01 tháng.
– Được đảm bảo việc làm sau chế độ thai sản
Lao động nữ phải được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản…(Điều 140 Bộ luật Lao động 2019)
Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 nghiêm cấm người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, lao động nữ còn có một số quyền lợi quan trọng khác như:
– Khi mang thai được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
– Khi mang thai được tạm hoãn hợp đồng lao động khi mang thai
– Bình đẳng về lương, thưởng, thăng tiến với lao động nam
– Được hưởng chế độ thai sản…
Trên đây là thông tin giải đáp cho phụ nữ là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.