Phụ nữ bị bạo hành gia đình cần làm gì, phải gọi đến đâu để được hỗ trợ?
Vì một vài lý do chủ quan và cả khách quan nên hiện nay một số phụ nữ bị bạo hành gia đình vẫn chưa biết mình cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Hiểu được vấn đề đó nên Luật Minh Khuê đã tổng hợp những kênh thức liên hệ khi phụ nữ bị bạo hành, chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Tình trạng bạo hành phụ nữ ở Việt Nam
Hiện nay càng ngày càng có nhiều người phụ nữ bị mắc kẹt trong chính gia đình của mình, họ bị bạo hành bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể kể đến một vài hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố tình làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Thường khi bị bạo hành tâm lý của người phụ nữ bị bạo hành thường lo sợ, không những lo sợ cho bản thân mà họ còn lo sợ cho con cái hoặc những thành viên khác trong gia đình (ví dụ như cha, mẹ, anh, chị, em của họ), bên cạnh đó người phụ nữ thường được giáo dục từ ngày còn nhỏ là phải nhẫn nhịn, giữ gìn quan hệ hôn nhân, gia đình, ở một số nơi phụ nữ được giáo dục phải phục tùng cho chồng, hết lòng hết dạ cho chồng con, kể cả có bị bạo hành cũng không được lên tiếng, nên khi tình trạng bạo hành diễn ra thì họ thường mang tâm lý e dè, xấu hổ, họ không có ai để trợ giúp họ vượt qua tình trạng bạo hành này, dường như họ bị cô lập trong chính căn nhà của họ, những người thân xung quanh họ có thái độ thờ ơ, vô cảm trước sự chứng kiến bạo hành đối với họ.
Nhưng hiện nay xã hội đã phát triển, công dân nào cũng được pháp luật bảo vệ nhân quyền, thế nên việc phụ nữ bị bạo hành cần được lên án và có biện pháp trừng trị thích đáng với kẻ đã thực hiện hành vi bạo hành người phụ nữ. Theo như trong quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 có quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình:
– Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
+ Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấp tiếp xúc theo quy định của Luật này;
+ Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
+ Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
+ Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia điình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng chống, bạo lực gia đình
Cũng theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong việc thực hiện hành vi cũng như ngăn cản hành vi bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
– Nghiêm cấm thực hiện các hành vi bạo lực gia đình dưới mọi hình thức: lời nói, hành vi,…
– Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình;
– Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình;
– Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình;
– Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình;
– Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật;
– Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
2. Phụ nữ cần phải làm gì khi bị bạo lực gia đình?
– Khi gặp tình trạng bạo lực gia đình phụ nữ hoặc người chứng kiến hành vi cần phải kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực và thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cụ thể là cơ quan CAND xã, phường hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường để chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
– Hoặc khi gặp tình trạng bạo lực gia đình, phụ nữ có thể gọi đến một vài đơn vị sau để được hỗ trợ, dưới đây là thông tin của cơ quan, tổ chức tại Trung Ương và Tổ chức phi chính phủ:
Tên cơ quan, đơn vị
Địa chỉ trụ sở
Điện thoại liên hệ Website, Email
Thời gian làm việc
Nhiệm vụ triển khai/ Hình thức trợ giúp/ Loại dịch vụ cung cấp
Ngôi nhà Bình Yên
(Hội Liên hiệp Phụ Việt Nam )
Cơ sở 1:
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (số 20, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội)
Cơ sở 2:
Trung tâm vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long (Quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ)
Tổng đài
1900969680
Hotline:
0946833382/
0946833384/
0946833380 (Hà Nội)
Hỗ trợ
24/7
– Hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, xâm hại và mua bán trở về trong cả nước.
– Cung cấp gói dịch vụ hỗ trợ toàn diện bao gồm:
+ Nơi ăn ở an toàn, miễn phí
+ Hỗ trợ tâm lý
+ Hỗ trợ pháp lý
+ Hỗ trợ học văn hoá
+ Hỗ trợ vui chơi, giản trí; kỹ năng sống
+ Tư vấn, hỗ trợ học nghề, việc làm
– Thời gian hỗ trợ: 3 tháng đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình, xâm hại và 6 tháng đối với nạn nhân bị mua bán nhưng có thể gia hạn thêm nếu chưa đảm bảo an toàn. Tiếp tục hỗ trợ hồi gia trong 24 tháng.
Bên cạnh đó còn một vài tổ chức trực thuộc các thành phố, tỉnh khác, cụ thể:
Tại Hà Nội:
STT
Tên cơ quan, đơn vị
Địa chỉ trụ sở
Điện thoại liên hệ
Thời gian làm việc
1
Sở Lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hà Nội (Phòng bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới)
75 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
02437737493
8h00 – 12h00
13H30 -17h30
Thứ hai đến thứ sáu
2
Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội (Trực thuộc Sở lao động – Thương binh và Xã hội)
45 Bà Triệu, Hà Đông, Hà Nội
02433525662 hoặc 0912902611
24/7
3
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Hà Nội (Trực thuộc Sở Tư pháp)
Số 2 đường Quang Trung, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội.
02433822130
8h00 – 12h00
13h30-17h00
Thứ hai đến thứ sáu
4
Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) – Công an Thành phố Hà Nội
Số 7 phố Thiên Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà trưng, Hà Nội.
Trực ban:
0692196242
24/7
5
Mô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng (cấp quận)
Số 360 phố Phúc Tân, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
02438252627 hoặc 0359669789
24/7
Tại Hải Phòng
STT
Tên cơ quan, đơn vị
Địa chỉ trụ sở
Điện thoại liên hệ
Thời làm việc
1
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Hải Phòng
Số 112 đường Lê Duẩn, phường Quán Trữ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
02253690317
02253678689
07h00 – 11h30 (mùa hè);
07h30 – 12h00 (mùa đông)
13h30 – 17h00
Thứ hai đến thứ thứ sáu
2
Phòng cảnh sát hình sự Công an thành phố Hải Phòng
Số 4 Lê Đại Hành, Minh Khai, Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
0692785874
24/7
3
Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
Tầng 3 Nhà F, Số 1 Đường Nhà Thương, phường Cát Dài, Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
0225.3700969
09h00 – 17h00
18h00 – 19h00
Thứ Hai đến thứ Sáu
4
Mô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải
Tổ dân phố 5, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
0984311622
24/7
5
Trung tâm Công tác xã hội thành phố Hải Phòng
Số 60 Nguỹen Văn Hới, phường Thành Tô, quận Hải An, thành phố Hải Phòng
02253700799
18006605
07h00 – 11h30 (mùa hè)
07h30 – 12h00 (mùa đông)
13h30 – 17h00
Thứ hai đến thứ sáu
Tại Thành phố Đà Nẵng
STT
Tên cơ quan, đơn vị
Địa chỉ trụ sở
Điện thoại liên hệ
Thời gian làm việc
1
Sở Lao động- thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng (Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ và Bình đẳng giới)
Trung tâm hành chính thành phố, 24 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
0236.3827407
Làm việc theo giờ hành chính
2
Trung tâm công tác Xã hội – thuộc Sở Lao động – Thương bình và Xã hội thành phố Đà Nẵng
64 Đống Đa, phương Thuận Phước, quận Hải Châu, thành Đà Nẵng
02362214668
Làm việc theo giờ hành chính
3
Trung Tâm trợ giúp pháp lý (Đà Nẵng)
123 Trường Chính, phường Hoà Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
0236.3889571
Làm việc theo giờ hành chính
4
Công an thành phố Đà Nẵng – Phòng cảnh sát hình sự PC02
17 Lý Tự Trọng, phường Thách Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
0694260111
24/7h
5
Phòng Công tcs xã hội – Bệnh viện Đà Nẵng
124 Hải Phòng, phường Thạch Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
0236388516
0906559063
24/7h
6
Mô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng đặt tại Trạm y tế phường Hoà Minh, quận Liên Chiều
408 Tôn Đức Thắng, phường Hoà Minh, quận Liên Chiều, thành phố Đà Nẵng
0236.3841801
24/7h
Thành phố Hồ Chí Minh
STT
Tên cơ quan, đơn vị
Địa chỉ trụ sở
Điện thoại liên hệ
Thời gian làm việc
1
Sở lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh
(Phòng bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới)
159 Pasteur, phường Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
02838225842
Làm việc theo giờ hành chính
Thứ hai đến thứ sáu
2
Công an Thành phố (Lực lượng phản ứng nhanh)
268 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
113
24/7
Sở Giao thông vận tải (Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. HCM: nơi tiếp nhận thông tin về quấy rối tình dục ở nơi công cộng để phối hợp xử lý theo quy định)
27 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
1022
Làm việc theo giờ hành chính Thứ Hai đến thứ sáu
4
Phòng Công tác xã hội thuộc Bệnh viện Hùng Vương
128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
028.38.558.532
Làm việc theo giờ hành chính
Thứ Hai đến thứ sáu
5
Phòng công tác xã hội thuộc Bệnh viện Từ Dũ
284 Cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
0854044173
Làm việc theo giờ hành chính
Thứ hai đến thứ sáu
6
Trung tâm Công tác xã hội – Giáo dục dạy nghề Thiếu niên Thành phố Hồ Chí Minh
14 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
028.38.946.025
1900.545559(hotline)
24/7
7
Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh
08 Ngô Thời Nhiệm, phường 6, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh
028.62.915.393
1800.9069(hotline)
24/7
Thành phố Cần Thơ
TT
Tên cơ quan, đơn vị
Địa chỉ trụ sở
Điện thoại liên hệ
Thời gian làm việc
1
Sở lao động – thương binh và xã hội thành phố Cần Thơ (Phòng bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đắng giới)
288 đường 30/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiểu, thành phố Cần Thơ
02923831975
7h00- 11h00
13H00 – 17h00
Thứ hai đến thứ sáu
2
Trung tâm công tác xã hội thành phố Cần Thơ
51/1 Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều
18008065
24/7
3
Trung tâm trợ giúp pháp lý
1A Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
02923825926
7h00 – 11h00
13H00 – 17h00
Thứ hai đến thứ sáu
4
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Cần Thơ
204B đường Trần Phú, P. Cái Khế, quận Ninh Kiểu, thành phố Cần Thơ
069.3672214
Fax: 069.3672214
24/7
5
Mô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng
05 địa chỉ tin cậy nhà tạm lánh tại cộng đồng trong 05 ấp của thị trấn Phong Điền huyện Phong Điền.
Địa chỉ: Ấp Nhơn Lộc 2, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
0292.3850227
(UBND thị trấn Phong Điền)
24/7
Trên đây là thông tin được Luật Minh Khuê tổng hợp từ tài liệu ” Danh bạ, địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại” cập nhật tháng 3 năm 2021 của Vụ Bình Đẳng Giới Bộ Lao động – thương binh và xã hội.
3. Người có hành vi bạo lực bị xử lý thế nào?
Tuỳ thuộc vào hành vi bạo lực gia đình pháp luật có những biện pháp trừng phạt thích đáng, có hai mức độ truy cứu trách nhiệm của đối tượng thực hiện hành vi vi phạm bạo lực gia đình.
– Một là, người thực hiện hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ – CP với mức phạt tối đa có thể lên đến 30.000.000 Đối với cá nhân và 60.000.000 đối với tổ chức, tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm sẽ có những mức phạt cụ thể.
– Hai là, người bạo hành phụ nữ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm học phạt từ lên đến 5 năm (theo quy định tại Điều 185, Bộ Luật Hình Sự năm 2015), và tuỳ thuộc vào hành vi đối tượng có hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử lý với tội danh khác.
Trên đây là thông tin được Luật Minh Khuê tổng hợp và đưa ra để quý khách hàng tham khảo, nếu quý khách hàng có vướng mắc gì thì có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ, giải quyết nhanh nhất. Rất mong được hợp tác với quý khách hàng. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!