Phụ nữ bị bạo hành cần phải làm gì để được giúp đỡ?
Bạo lực gia đình hiện đang là vấn nạn trong đời sống hằng ngày, đặc biệt tình trạng nạn nhân là phụ nữ đang ở mức báo động. Vậy nếu bị bạo hành, phụ nữ cần làm gì để được giúp đỡ?
Bạo lực gia đình là gì?
Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa về bạo lực gia đình như sau:
2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Theo đó, có thể hiểu, bạo lực gia đình là việc thành viên trong gia đình gây tổn hại/có khả năng làm tổn hại đến thể chất, tinh thần, kinh tế của thành viên khác.
Đáng chú ý, vẫn bị xem là bạo lực gia đình nếu là thành viên gia đình của vợ. chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Các hành vi bị coi là bạo lực gia đình được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Theo quy định này, có 09 hành vi nêu trên bị coi là hành vi bạo lực gia đình. Đặc biệt, nếu có hành vi bạo lực gia đình, người thực hiện sẽ bị phạt như sau:
Hành vi
Mức phạt
Phạt vi phạm hành chính
(Mục 4 từ Điều 52 – Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
– Chồng đánh vợ
– Chửi bới, xúc phạm vợ
– Cấm vợ ra khỏi nhà, cấm gặp người thân … nhằm cô lập
– Cấm vợ đi làm
– Cấm vợ gặp con sau ly hôn
– Trốn cấp dưỡng cho con sau ly hôn
– Đuổi vợ ra khỏi nhà
5-10 triệu đồng
– Không chăm sóc vợ có thai, đang nuôi con nhỏ
– Đe dọa bằng bạo lực ép vợ ra khỏi nhà
10-20 triệu đồng
– Chiếm đoạt tài sản riêng của vợ
20-30 triệu đồng
Chịu trách nhiệm hình sự
(Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình tại Điều 185 Bộ luật Hình sự)
– Đối xử tồi tệ
– Có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể vợ thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
– Phạt cảnh cáo,
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
– Phạt tù từ 06 tháng – 03 năm
– Khi biết vợ có thai vẫn bạo lực gia đình
– Khi vợ là người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.
Phạt tù từ 02 – 05 năm
Cần giúp đỡ, phụ nữ bị bạo hành phải làm gì?
Khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về quyền của nạn nhân bạo lực gia đình gồm:
– Được quyền yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp khác từ cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
– Được yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc giữa mình với người bạo lực gia đình mình.
– Được cung cấp dịch vụ y tế, pháp luật, tư vấn tâm lý.
– Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh, thông tin khác…
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin báo về bạo lực gia đình là công an gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.
Ngoài ra, Toà án là cơ quan có thể đưa ra quyết định cấm tiếp xúc giữa người bạo lực với người bị bạo lực gia đình.
Các cơ sở trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình gồm thực hiện chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác gồm: Cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở bảo trọ xã hội; hỗ trợ và tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Có thể kể đến một số cơ sở, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà phụ nữ bị bạo lực có thể liên hệ khi bị bạo lực gia đình:
STT
Tên cơ quan, đơn vị
Địa chỉ
Điện thoại
TP. Hà Nội
1
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội (Phòng bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới)
75 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa
1022 nhánh số 5
02438358868
2
Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội
45 Bà Triệu, Quận Hà Đông
02433525662 0912902611
024335525651
3
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước TP. Hà Nội
Số 2, đường Quang Trung, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông
02433822130
4
Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) – Công an TP. Hà Nội
Số 7 Thiên Quang, P. Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng
Trực ban:
0692196242
TP. Hồ Chí Minh
1
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh
(Phòng bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới)
159 Pasteur, phường Võ Thị Sáu, Quận 3
02838225842
02838291302
2
Công an Thành phố (Lực lượng phản ứng nhanh)
268 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
113
TP. Đà Nẵng
1
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng (Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ và Bình đẳng giới)
24 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu
02363827407
02363827616
2
Trung tâm công tác Xã hội – thuộc Sở Lao động – Thương bình và Xã hội TP. Đà Nẵng
64 Đống Đa, phương Thuận Phước, quận Hải Châu
02362214668
3
Trung Tâm trợ giúp pháp lý
123 Trường Chính, phường Hoà Khê, quận Thanh Khê
02363889571
4
Công an TP. Đà Nẵng – Phòng cảnh sát hình sự PC02
17 Lý Tự Trọng, phường Thách Thang, quận Hải Châu
0694260111
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Phụ nữ bị bạo hành phải làm gì để được giúp đỡ? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.