phong quan ly xu ly vi pham hanh chinh va theo doi thi hanh phap luat – Sở Tư pháp – Hậu Giang Portal
PHÒNG QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT
I. Vị trí, chức năng
Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tư pháp, chịu sự quản lý chỉ đạo toàn diện về tổ chức và hoạt động của Giám đốc Sở Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
Tham mưu cho Giám đốc Sở:
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công;
b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi được Giám đốc Sở phân công.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tư pháp được Giám đốc Sở giao.
4. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau theo quy định của pháp luật;
b) Phổ biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
c) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.
5. Về theo dõi thi hành pháp luật
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
c) Tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp;
d) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Phòng Tư pháp cấp huyện.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Giám đốc Sở Tư pháp.
III. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (không quá 02 người) và các chuyên viên.
a) Trưởng phòng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
b) Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, thực hiện một số nội dung công việc cụ thể do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng đi vắng, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của phòng.
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức.
2. Biên chế của Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật là biên chế hành chính nhà nước, số lượng do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định trên tổng số biên chế hành chính được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.