Phổ biến, giáo dục pháp luật

KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN MIỆNG VỀ PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 10:49:00 PM
  •   Đã xem: 467
  •   Phản hồi: 0

Việc gây thiện cảm ban đầu cho người nghe rất quan trọng. Thiện cảm ban đầu thể hiện ở nhân thân, tâm thế và biểu hiện của người nói khi bước lên bục tuyên truyền. Danh tiếng, phẩm chất đạo đức, học hàm, học vị, chức vụ của người nói là nguồn thiện cảm ban đầu cho người nghe; kích thích người nghe háo hức chờ đón buổi tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu tạo ra sự hứng thú, say mê của người nghe, củng cố được niềm tin về vấn đề đang tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu còn được tạo ra bởi khung cảnh của hội trường, khung cảnh của diễn đàn, dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái, lời giao tiếp ban đầu. Như vậy, báo cáo viên cần phải tươi cười bao quát hội trường, có lời chào mừng, chúc tụng, có câu mở đầu dí dỏm, hài hước, công bố thời gian, chương trình làm việc rõ ràng, thoải mái… sẽ gây được thiện cảm ban đầu đối với người nghe. Thế nhưng, thiện cảm ban đầu chủ yếu là ở cách đặt vấn đề đầu tiên của người nói. Trong những phút đầu tiên của bài giới thiệu, người nói phải nêu được khoảng từ 3, 4 vấn đề chủ yếu mà người nghe cần tìm hiểu nhất. Ví dụ khi tuyên truyền cho đối tượng là công nhân về Bộ luật Lao động thì các vấn đề mà công nhân quan tâm nhất là hợp đồng lao động; bảo hộ lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; bảo hiểm xã hội… Việc nêu các vấn đề đó còn tuỳ thuộc ở khả năng thuyết trình của báo cáo viên. Báo cáo viên có thể bắt đầu từ một câu chuyện pháp luật được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến nhiều thời gian qua hoặc có thể bắt đầu từ một bộ phim đã chiếu khá phổ biến hoặc cũng có thể bằng các tình huống xảy ra gần địa bàn nơi tổ chức tuyên truyền…

1. Gây thiện cảm ban đầu cho người ngheViệc gây thiện cảm ban đầu cho người nghe rất quan trọng. Thiện cảm ban đầu thể hiện ở nhân thân, tâm thế và biểu hiện của người nói khi bước lên bục tuyên truyền. Danh tiếng, phẩm chất đạo đức, học hàm, học vị, chức vụ của người nói là nguồn thiện cảm ban đầu cho người nghe; kích thích người nghe háo hức chờ đón buổi tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu tạo ra sự hứng thú, say mê của người nghe, củng cố được niềm tin về vấn đề đang tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu còn được tạo ra bởi khung cảnh của hội trường, khung cảnh của diễn đàn, dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái, lời giao tiếp ban đầu. Như vậy, báo cáo viên cần phải tươi cười bao quát hội trường, có lời chào mừng, chúc tụng, có câu mở đầu dí dỏm, hài hước, công bố thời gian, chương trình làm việc rõ ràng, thoải mái… sẽ gây được thiện cảm ban đầu đối với người nghe. Thế nhưng, thiện cảm ban đầu chủ yếu là ở cách đặt vấn đề đầu tiên của người nói. Trong những phút đầu tiên của bài giới thiệu, người nói phải nêu được khoảng từ 3, 4 vấn đề chủ yếu mà người nghe cần tìm hiểu nhất. Ví dụ khi tuyên truyền cho đối tượng là công nhân về Bộ luật Lao động thì các vấn đề mà công nhân quan tâm nhất là hợp đồng lao động; bảo hộ lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; bảo hiểm xã hội… Việc nêu các vấn đề đó còn tuỳ thuộc ở khả năng thuyết trình của báo cáo viên. Báo cáo viên có thể bắt đầu từ một câu chuyện pháp luật được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến nhiều thời gian qua hoặc có thể bắt đầu từ một bộ phim đã chiếu khá phổ biến hoặc cũng có thể bằng các tình huống xảy ra gần địa bàn nơi tổ chức tuyên truyền…