Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thông tư 20
Việc giảng dạy và trau dồi các kỹ năng trong quá trình làm việc là rất quan trọng. Việc học hỏi không ngừng nhằm mang lại chất lượng giảng dạy tốt nhất cho học sinh. Tự đánh giá bản thân trên tinh thần trung thực là một trong những yêu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên đang thực hiện công tác giảng dạy.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ và thực hiện được phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thông tư 20/2018/TT-BGDDT. Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cùng Quý vị đi sâu vào tìm hiểu và hướng dẫn cách thực hiện phiếu này theo đúng quy định pháp luật.
Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là gì?
Như đã trình bày ở trên, thông tư 20/2018/TT-BGDDT quy định chuẩn các tiêu chí đánh giá giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
– Giáo viên trường tiểu học;
– Giáo viên trường trung học cơ sở;
– Giáo viên trường trung học phổ thông;
– Giáo viên trường phổ thông có nhiều cấp học;
– Giáo viên trường chuyên;
– Giáo viên của trường dân tộc nội trú hoặc trường phổ thông dân tộc bán trú.
Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thông tư 20/2018/TT-BGDDT được hiểu là biểu mẫu tự đánh giá của bản thân của giáo viên và gửi tới người đứng đầu cơ sở giáo dục đánh giá, nhận xét.
Việc tự đánh giá cần tính chất trung thực, toàn diện. Việc đánh giá và xếp loại giáo viên cần đảm bảo tính chất khách quan, công khai, minh bạch, công bằng theo đúng thông tư 20/2018/TT-BGDDT. Quy trình tự đánh giá và đánh giá giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông gồm ba bước sau:
– Bước 01: Giáo viên tự đánh giá với các tiêu chí dựa trên các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật;
– Bước 02: Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá.
– Bước 03: Hiệu trưởng trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá của giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực theo quy định.
Tiêu chí đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Để thể thực hiện phiếu tự đánh giá cần có căn cứ đánh giá chuẩn xác. Tại phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thông tư trên thì gồm 15 tiêu chí khác nhau dựa trên 05 tiêu chuẩn mà pháp luật quy định. Mỗi tiêu chí sẽ có 03 cấp độ để đánh giá đó là: mức đạt, mức khá và mức tốt.
Các tiêu chí được phân bố tại các tiêu chuẩn như về phẩm chất; năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo đảm đáp ứng các yêu cầu mới của giáo dục, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Cụ thể trong các tiêu chuẩn có các tiêu chí sau:
– Tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo:
+ Tiêu chí đạo đức nhà giáo;
+ Phong cách nhà giáo;
– Tiêu chuẩn phát triển chuyên môn nghiệp vụ:
+ Tiêu chí phát triển chuyên môn bản thân;
+ Xây dựng kế hoạch và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
+ Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với năng lực học sinh;
+ Kiểm tra, đánh giá theo năng lực của học sinh;
+ Tư vấn và hỗ trợ học sinh.
– Tiêu chuẩn xây dựng môi trường giáo dục:
+ Xây dựng văn hóa của nhà trường;
+Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;
+ Xây dựng trường học an toàn và ngăn chặn nạn bạo lực học đường.
– Tiêu chuẩn phát triển mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội:
+ Tạo dựng mối quan hệ hợp tác giữa cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh với các bên liên quan.
+ Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh;
+ Phối hợp giữa nhà trường và các chủ thể liên quan thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
– Tiêu chuẩn sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong việc dạy và học.
+ Sử dụng ngôn ngữ nước ngoài hoặc tiếng dân tộc hỗ trợ giảng dạy;
+ Áp dụng công nghệ thông tin hoặc các thiết bị công nghệ hỗ trợ việc giáo dục.
Với 15 tiêu chí được quy định trong Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thông tư 20 thì giáo viên có thể đánh giá tùy từng cấp độ cụ thể có thể hoàn thành phiếu đảm bảo tính chính xác và trung thực.
Biểu mẫu 1 phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Hiện nay, Công văn 4530 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện thông tư 20/2018/TT-BGDDT có hướng dẫn phiếu tự đánh giá cho giáo viên. Biểu mẫu này được đính kèm phụ lục của công văn và được quy định cụ thể là biểu mẫu số 01: Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở phổ thông.
Mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thông tư 20 gồm các tiêu chuẩn và tiêu chí theo như phân tích trên. Giáo viên tự đánh giá các năng lực của mình theo các cấp độ phù hợp kèm theo các tài liệu chứng minh.
Các tài liệu chứng minh gồm các tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng, được giáo viên dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được tiêu chí. Ngoài những nội dung trên thì dưới bảng tự đánh giá, phiếu này có thêm hai phần nội dung sau:
– Nhận xét: gồm có những điểm mạnh của bản thân, các điểm cần được cải thiện. Phần nội dung cần nêu chi tiết và rõ ràng, từ ngữ mạch lạc tránh những từ ngữ dễ gây hiểu lầm.
– Kế hoạch học tập, rèn luyện và bồi dưỡng phát triển thêm về năng lực. Phần này sẽ có mục tiêu đề ra của bản thân, nội dung đăng ký học tập và rèn luyện, thời gian, điều kiện thực hiện.
– Cuối cùng là phần xếp loại kết quả đánh giá của giáo viên thực hiện mẫu phiếu.
Mẫu phiếu cụ thể như sau:
BIỂU MẪU 1
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Họ và tên giáo viên ………………………………………………………………………………………………
Trường: …………………………………………………………………………………………………………….
Môn dạy ……………………………. Chủ nhiệm lớp: ………………………………………………………..
Quận/Huyện/Tp,Tx.……………… Tỉnh/Thành phố ………………………………………………………..
Hướng dẫn:
Giáo viên nghiên cứu Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, đọc kỹ nội dung yêu cầu các mức của từng tiêu chí, đối chiếu cẩn thận với các minh chứng và kết quả trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong năm học, tự đánh giá (đánh dấu x) các mức chưa đạt (CĐ); Đạt (Đ); Khá (K); Tốt (T).
Tiêu chí
Kết quả xếp loại
Minh chứng
CĐ
Đ
K
T
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
Tiêu chí 1:
Đạo đức nhà giáo
Tiêu chí 2:
Phong cách nhà giáo
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Tiêu chí 3:
Phát triển chuyên môn bản thân
Tiêu chí 4:
Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Tiêu chí 5:
Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Tiêu chí 6:
Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Tiêu chí 7:
Tư vấn và hỗ trợ học sinh
Tiêu chuẩn 3. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục
Tiêu chí 8.
Xây dựng văn hóa nhà trường
Tiêu chí 9.
Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
Tiêu chí 10.
Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 11.
Tạo dựng m
ố
i quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
Tiêu chí 12.
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
Tiêu chí 13.
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục
Tiêu chí 14.
Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
Tiêu chí 15.
Ứ
ng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
1. Nhận xét (ghi rõ):
– Điểm mạnh: ………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
– Những vấn đề cần cải thiện:………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
2. Kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm học tiếp theo
– Mục tiêu: ………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
– Nội dung đăng ký học tập, bồi dưỡng (các năng lực cần ưu tiên cải thiện):
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
– Thời gian: …………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
– Điều kiện thực hiện:…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Xếp loại kết quả đánh giá1:……………………………………
……….., ngày … tháng… năm ….
Người tự đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
______________________
1 – Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức tốt;
– Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên;
– Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
– Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Hi vọng với những chia sẻ trên Quý vị phần nào hiểu được Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thông tư 20/2018/TT-BGDDT cũng như tự hoàn thiện được mẫu phiếu này. Nếu có bất kì thắc mắc nào về vấn đề thực hiện thủ tục này, Quý khách vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi theo số Hotline: 19006557