Phiếu đánh giá và phân loại công chức mới nhất 2020

Phiếu đánh giá và phân loại công chức là biểu mẫu mà mọi công chức đều rất quen thuộc, được sử dụng hàng năm trong công tác đánh giá chất lượng công chức. Vậy Phiếu đánh giá và phân loại công chức là gì? Những nội dung nào cần hoàn thiện trong Phiếu đánh giá và phân loại công chức. Toàn bộ những nội dung cơ bản liên quan đến Phiếu đánh giá và phân loại công chức sẽ được đề cập trong nội dung bài viết dưới đây.

Thế nào là Phiếu đánh giá và phân loại công chức?

Công chức là toàn bộ những người công tác trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương; những người công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhưng không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; những người công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân nhưng không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; những người là lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhân sự là công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế, phải trải qua quá trình tập sự từ 6 – 12 tháng và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Mẫu phiếu này do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mà công chức đó đang công tác thực hiện. Trong phiếu đánh giá này cần làm nổi bật được kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như những  ưu điểm và những mặt còn hạn chế của công chức đó.

Việc đánh giá và phân loại công chức là một thủ tục hành chính được thực hiện mỗi năm công tác nhưng vào thời điểm nào thì hoàn toàn do lãnh đạo các đơn vị quyết định. Riêng các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế… thường tiến hành đánh giá, phân loại công chức hàng năm trước tháng 12.

Phiếu đánh giá và phân loại công chức

Công chức là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Lãnh đạo cao nhất trong đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả đánh giá và phân loại công chức là cấp phó và công chức dưới quyền quả lý của mình trong đơn vị. Người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp sẽ chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá người đứng đầu đơn vị cấp dưới.

Tham khảo thêm: Phiếu đánh giá và phân loại cán bộ mới nhất

Phiếu đánh giá và phân loại công chức bao gồm những nội dung cơ bản nào?

* Công chức tự đánh giá về kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện

Theo quy định hiện nay tại Điều 56 Luật Cán bộ, công chức thì việc đánh giá chất lượng công chức dựa trên 6 nội dung cơ bản sau:

– Công chức có thực hiện nghiêm túc, gương mẫu trong chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước quy định hay không;

– Công chức thể hiện như thế nào về phẩm chất chính trị; đạo đức trong công tác, trong lối sống; ứng xử với đồng nghiệp, đối tác; tác phong và lề lối làm việc có chuẩn mực, khoa học không;

– Đánh giá về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng hay còn hạn chế, có ý thức tích cực học tập, nâng cao trình độ bản thân hay không;

– Thực hiện nhiệm vụ có đúng tiến độ và đạt kết quả cao hay thấp;

– Đánh giá về tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và sự đoàn kết phối hợp với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoặc nhiệm vụ chung của cơ quan thể hiện thế nào;

– Thái độ phục vụ nhân dân trong quá trình làm việc có đúng mực, hợp lý, thuyết phục hay gây sách nhiễu, phiền hà, hống hách với dân.

Trường hợp công chức là lãnh đạo, quản lý thì ngoài những nội dung nêu trên còn cần đánh giá thêm 3 tiêu chí:

– Đánh giá về kết quả hoạt động đơn vị nơi công chức được giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý;

– Trong quá trình lãnh đạo, công  chức có thể hiện được năng lực quản lý hay không;

– Là lãnh đạo đơn vị, công chức có năng lực tập hợp, gắn kết các công chức dưới quyền trong cơ quan mình hay không.

Mẫu phiếu đánh giá và phân loại công chức

Đánh giá công chức cần dựa trên nhiều tiêu chí theo quy định

* Công chức tự nhận xét về ưu, nhược điểm của bản thân và tự nhận mức phân loại

– Tóm tắt lại ưu điểm, nhược điểm chính trong quá trình công tác, tu dưỡng, rèn luyện.

– Dựa trên 4 mức chỉ tiêu đánh giá, công chức tự nhận mình thuộc mức hoàn thành nhiệm vụ nào.

Sau khi tự nhận mức xếp loại, công chức ghi rõ ngày tháng năm viết phiếu rồi ký và ghi rõ họ tên. Sau đó, phiếu được chuyển lên tập thể đơn vị và lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức cho ý kiến nhận xét.

* Phần ý kiến của tập thể đơn vị và lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức

– Tập thể đơn vị nơi công chức đang công tác họp bàn và đưa ra ý kiến nhận xét đối với công chức.

– Lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức đưa ra ý kiến nhận xét cá nhân.

Sau khi có nhận xét của tập thể và lãnh đạo quản lý trực tiếp, thủ trưởng trực tiếp đánh giá ghi ngày tháng nhận xét, ký và ghi rõ họ tên.

* Kết quả đánh giá, xếp loại công chức của cấp có thẩm quyền

Sau khi tổng hợp ưu, nhược điểm của công chức qua các phần nhận xét trên, các cấp có thẩm quyền sẽ quyết định mức hoàn thành nhiệm vụ của công chức ở mức độ nào: xuất sắc, tốt, còn hạn chế về năng lực hay không hoàn thành nhiệm vụ. Cuối cùng, Thủ trưởng đơn vị ghi rõ ngày tháng đánh giá; ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu lên Phiếu đánh giá và phân loại công chức này.

Tải mẫu phiếu đánh giá và phân loại công chức

Dưới đây là mẫu Phiếu đánh giá và phân loại công chức mới nhất hiện nay, các bạn có thể lưu lại khi cần dùng.

Tải file word ngay