Phép lặp là gì? Tác dụng của phép lặp? Lấy ví dụ về phép lặp?

Phép lặp là một cách lặp lại một từ, cụm từ hay cấu trúc ở các câu tiếp theo. Nhờ vậy mà các nội dung truyền tải có tính kết nối, liên quan mật thiết với nhau. Cũng nhờ vậy mà tạo ra sự sinh động, liệt kê và nhấn mạnh các đối tượng nhắc đến trong bài.

    Phép lặp có thể được sử dụng trong thơ, văn hoặc trong giao tiếp thông thường. Tuy nhiên nếu không sử dụng phép lặp thích hợp, có thể làm cho câu văn lủng củng, ý văn rời rạc.

    Phải xác định được mục đích cũng như tác dụng của phép lặp sẽ được sử dụng để cấu trúc câu cho phù hợp. Cùng tìm hiểu các tác dụng, cách sử dụng phép lặp sao cho hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.

    1. Khái niệm phép lặp là gì?

    Phép lặp là việc sử dụng một từ hoặc cụm từ xuất hiện lặp lại ở các câu trong đoạn thơ, đoạn văn. Đây là một trong những kết hợp chính thức của liên kết câu, liên kết đoạn văn. Từ đó thể hiện sự nhấn mạnh về đối tượng, chủ thể hay các đặc điểm được nhắc đến trong câu. Phép lặp hay thường được gọi là lặp từ vựng.

    Nó được lặp lại ở câu sau từ trong câu trước để tạo sự liên kết, dùng để liên kết giữa các câu trong văn bản. Trong đó, không bắt buộc các từ ngữ lặp phải xuất hiện ở đầu, giữa hay cuối câu. Nó có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào trong câu.

    Bạn có thể sử dụng lặp lại cụm từ, lặp lại từ hoặc lặp lại cú pháp. Nội dung này cũng giúp xác định về các dạng phép lặp trên thực tế. Mỗi dạng lại nhấn mạnh về từ ngữ, cụm từ hay cú pháp của câu. Nhờ vậy mà các nội dung được truyền tải gây chú ý hơn đối với người đọc, người nghe.

    Các bạn cần phân biệt giữa phép lặp và điệp ngữ:

    + Nếu các từ được lặp lại trong một câu thì đó là điệp ngữ. Bởi các từ ngữ đang được sử dụng nhắc lại một cách có chủ đích, mang ý nghĩa nhấn mạnh. Điệp là lặp lại, ngữ là từ ngữ. Việc điệp ngữ được sử dụng ngay trong một câu văn, câu thơ. Khi đó, mang đến giá trị nghệ thuật, truyền tải liệt kê, nhấn mạnh.

    Ví dụ điệp ngữ:

    Còn trời còn nước còn non

    Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.

    + Nếu các từ được lặp lại ở các câu khác nhau liên tiếp hoặc theo cấu trúc nhất định thì đó là phép lặp. Việc sử dụng lặp đi lặp lại các từ ngữ cũng giống điệp ngữ. Tuy nhiên trong phương pháp lặp, các từ hoặc cụm từ được lặp lại ở các câu khác nhau, hoặc lặp lại cấu trúc của các câu trước đó.

    Phép lặp là sự lặp lại âm vị, giúp các câu liên kết hoặc nối lại ý nghĩa xuyên suốt. Nó chỉ có tác dụng nối câu, nối đoạn trong khi không mang đến giá trị nghệ thuật cao như điệp ngữ. Vẫn mang ý nghĩa liệt kê, nhắc lại, nhưng cáo giá trị nghệ thuật không phải ý nghĩa biểu đạt chính.

    Xem thêm: Phó từ là gì? Các loại phó từ? Ý nghĩa và cách phân biệt?

    2. Các dạng phép lặp hay gặp:

    Có 3 phương tiện được sử dụng trong liên kết câu và lặp liên kết đoạn văn: lặp từ, lặp cấu trúc cú pháp và lặp ngữ âm. Các cách này đều giúp ta lặp lại từ ngữ, nội dung muốn truyền tải, liệt kê và nhấn mạnh trong câu. Do đó việc lựa chọn, mục đích sử dụng phải được đảm bảo hợp lý. Chúng ta hãy xem xét ba tùy chọn này một cách chi tiết dưới đây:

    2.1. Phép lặp từ ngữ:

    Các từ ngữ được sử dụng để lặp lại ở các câu tiếp theo.

    – Sử dụng các từ được lặp lại từ câu này sang câu khác, từ câu trước sang câu sau để tạo sự liên kết giữa các đoạn văn. Như vậy giữa các câu có sự kết nối về mặt nội dung, chủ thể hay đối tượng.

    Ví dụ 1: 

    “Học tập là một thói quen tốt. Nếu bạn học tập chăm chỉ và thành công trong tương lai.”

    Chúng ta thấy từ “học tập” được lặp lại hai lần. Lần đầu tiên xác định đối tượng, lần thứ hai xác định cách thức và kết quả điều chỉnh của đối tượng đó. Nó giúp người đọc hiểu được tác dụng của việc học tập chăm chỉ và kết quả nhận được.

    Ở đây, từ học tập được lặp lại nhưng mang đến cách diễn đạt mềm mại, uyển chuyển. Bởi cấu trúc câu khác được sử dụng, tránh sự nhàm chán cho người nghe. Do đó, việc lặp lại từ ngữ phải thể hiện được tính liên kết, trách làm lủng củng trong diễn đạt.

    Ví dụ 2:

    “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.

    “Trường học của chúng ta” là cụm từ được lặp lại trong đoạn trên. Đây là đoạn văn trích lại lời nói của Bác hồ khi nhận định về vai trò, giá trị của học tập, của các ngôi trường.

    Cụm từ trong câu 1: Mang ý nghĩa liệt kê các nhu cầu, định hướng của giáo dục, tham gia học tập.

    Dựa trên các thế mạnh đó mà cụm từ được xuất hiện ở câu thứ 2 khẳng định trách nhiệm của trường học trong thời đại của chúng ta. Bởi chúng ta có thế mạnh, chúng ta được may mắn hơn. Các ý nghĩa cũng như giá trị của học tập trong thời đại của chúng ta được nhìn nhận tốt hơn hết.

    2.2. Phép lặp ngữ âm:

    Đó là hiện tượng ngắt vần, ngắt nhịp trong các câu văn. Kiểu lặp lại ngữ âm này thường thấy trong các bài thơ và các bài hát nổi tiếng. Các yếu tố lặp lại như vần, nhịp,…

    Ví dụ:

    “Bánh chưng có lá

    Con cá có vây

    Ông thầy có sách.”

    Ở đây, lặp âm được sử dụng bên cạnh lặp từ “có”. Ý thơ được nói dễ thuộc, dễ nhớ hơn hẳn. Từ đó mà phép lặp giúp chúng ta tiếp cận, hiểu nhanh và nhớ lâu hơn trong nội dung kiến thức cần tiếp thu.

    Các cặp điệp âm được ký hiệu giống nhau trong nội dung của đoạn thơ. Trong đó, từ cuối cùng của câu trước được lặp lại ở giữa câu thứ hai. Từ cuối cùng của câu thứ hai lại được lặp lại ở từ giữa câu thứ ba. Do đó mà ta thấy được nét đặc trưng, độc đáo của việc lặp âm, lặp từ.

    2.3. Phép lặp cú pháp:

    Các cú pháp được sử dụng trong nội dung các câu giúp mang đến sự đa dạng, độc đáo của việc sử dụng từ.

    Bạn tiếp tục sử dụng một loại cấu trúc câu nhất định trong các câu văn, câu thơ tiếp theo. Các cấu trúc có thể sử dụng như Vì… nên….; Không những…… mà còn ……; Tuy …. nhưng…..;

    Phép lặp được thực hiện nếu các cấu trúc này xuất hiện ở các câu văn, câu thơ một cách phổ biến. Nó có thể được lặp lại toàn bộ hoặc có thể thay đổi một số câu để tạo sự liên kết giữa các câu hoặc đoạn văn có chứa sự lặp lại đó. Nên chú ý để việc sử dụng phép lặp đảm bảo mục đích, ý nghĩa sử dụng. Tránh việc lạm dụng phép lặp khiến ngữ nghĩa không đảm bảo, câu cú lủng củng, rời rạc.

    Ví dụ:

    “Bạn có thể không thông minh, nhưng bạn luôn làm việc chăm chỉ và đẩy giới hạn của mình ngày này qua ngày khác. Bạn không thể hát hay, nhưng bạn vẫn chưa muộn.”

    Cấu trúc của sự lặp lại là: Có thể không … nhưng …

    “Có thể không” chỉ các khả năng khó được thực hiện và thành công trên thực tế. Ở đây, bạn ấy có thể không có được cơ hội hay đặc điểm, khả năng nhất định. Nhưng bạn ấy “có thể” nhìn nhận trên phương diện tích cực hơn về các khả năng đặc biệt khác. Từ đó cũng mang đến các giá trị chứng minh năng lực phù hợp với sức mạnh, những gì mà bạn có.

    Xem thêm: Sự vật là gì? Các danh từ chỉ sự vật? Ví dụ về từ chỉ sự vật?

    3. Bài luyện tập về phép lặp:

    Ví dụ về phép lặp cú pháp:

    Để đưa ra ví dụ cho thấy ý nghĩa của phép lặp được sử dụng. Cùng đi phân tích ví dụ sau:

    Xác định phép lặp cú pháp (phối hợp với phép đối) và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ sau :

    “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

    Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

    Bốn bề bát ngát xa trông,

    Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.”

    ( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )

    Đây là đoạn thơ mô tả hình ảnh, tâm trạng cũng như các suy nghĩ của Thúy kiều tại Lầu ngưng bích. Kiều nhớ về các kỷ niệm, các ký ức trước kia.

    – Hướng dẫn giải:

    Trong đoạn thơ có 2 lần dùng phép lặp cú pháp (phối hợp với phép đối). Việc sử dụng phép lặp này được thể hiện một cách ẩn ý trong tính đối lập của khung cảnh được Nguyễn Du mô tả. Câu 2 và câu 4 đều là những câu có hai vế mô tả sự đối lập

    – Trong câu 2: Vẻ non xa / tấm trăng gần. Cả hai đều là hai cụm danh từ có kết cấu cú pháp giống nhau: danh từ chỉ đơn vị ( vẻ, tấm ); danh từ chỉ vật thể (non, trăng), tính từ (xa đối với gần).

    – Trong câu 4: Cát vàng cồn nọ / bụi hồng dặm kia. Cả hai đều là kết cấu chủ – vị:

    Các cụm danh từ gồm tính từ chỉ vật và tính từ chỉ (cát vàng, bụi hồng).

    Các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và đại từ chỉ định (cồn nọ đối với dặm kia).

    Nhận xét:

    Phép lặp cú pháp được sử dụng để đối cảnh, nhưng cũng nói lên tâm trạng của nàng Kiều.

    Tác dụng chung của phép lặp cú pháp trong đoạn thơ này:

    + Khắc họa khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên bên ngoài. Ở đó có những sự vật được nhìn ra xa, nhưng cũng có sự vật được thu về gần tầm mắt. Đây là sự quan sát, thể hiện chiều không gian đối lập. Có sự gần gũi, tình cảm của vạn vật, “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”. Non ở xa, trăng ở gần nhưng lại có sự hòa hợp, ở chung với nhau.

    + Có cả sự ồn ào, sôi động của cuộc sống: “Bụi hồng dặm kia” để đối lập với cái cô đơn, nhỏ bé của làng Kiều trong lầu Ngưng Bích. Chính những đối lập từ phép lặp cú pháp xây dựng các hình ảnh, cảm xúc của con người. Nhờ cảnh vật và sự đối lập đó để nói lên tâm trạng của Kiều khi bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích.