Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì ? Quy định về pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trong điều kiện đổi mới đất nước, một nhiệm vụ trọng đại đang đứng trước toàn Đảng, toàn dân ta là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đảng lãnh đạo nhân dân lao động làm chủ chỉ có thể thực hiện được thông qua pháp luật và được bảo đảm bằng pháp luật…

1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân.

Chính phủ (thời kì trong Chính phủ chưa có Bộ Tư pháp), Vụ pháp chế của các bộ, cơ quan ngang bộ; Ban pháp chế, phòng pháp chế, cán bộ pháp chế Một nguyên tắc cơ bản ở tầm hiến định được ghi nhận tại Điều 12 Hiến pháp năm 1992.

Nhà nước quản Ií xã hội bằng pháp luật, không ngừng tàng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ TP n nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ Đang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngửa và chống các tội phạm, các ví phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lí theo pháp luật. Nội dung của quy định đã bao hàm khá đẩy đủ các phương diện của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa tiếng anh là Legal socialist”.

2. Nguồn gốc ra đời pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa ra đời cùng với sự xuất hiên nhà nước của giai cấp vô sản. Để có pháp chế, trước hết là phải có pháp luật và là một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh và chỉ có thể nói là có pháp chế, khi việc tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật trở thành một đòi hỏi, một yêu cầu có tính nguyên tắc được bảo đảm để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều biết và phải tôn trọng, tuân theo, chấp hành pháp luật trên cơ sở mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai có đặc quyền không tôn trọng, tuân theo, chấp hành pháp luật. Như vậy, pháp luật và pháp chế không phải là một nhưng lại có quan hệ khăng khít với nhau. Pháp luật phải được ban hành đầy đủ và chỉ khi pháp luật đó được tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh thì mới có pháp chế. Tuy nhiên, cũng không hệ thống pháp luật, với các quy định đầy đủ, hoàn chỉnh, được chấp hành nghiêm chỉnh, triệt để thì xuất hiện pháp chế, mà phải là pháp luật thừa nhận mọi quyền công dân cơ bản, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, thể chế hoá các quyền tự do, dân chủ của công dân, của mọi người thành các chế định pháp luật và có cơ chế bảo đảm để được mọi người tôn trọng, tuân theo. Cũng vì vậy, pháp chế gắn liền hữu cơ với các chế định pháp luật về các quyển tự do, dân chủ của công dân. Dân chủ trở thành một thành tố quan trọng bậc nhất của pháp chế.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa gắn liền với tên tuổi của V.I. Lênin, người đầu tiên đã chỉ ra tính bức thiết của yêu cầu thực hiện một nền pháp chế chặt chẽ trong tiến trình đấu tranh xây dựng một xã hội mới; “nếu không rơi vào không tưởng thì không thể nghĩ rằng người ta sẽ tức khắc biết làm việc cho xã họi mà không cần phải có quy tắc pháp luật nào cả.

3. Vị trí pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa, để tổn tại và phát huy, đòi hỏi phải được vận hành trong trạng thái được đảm bảo bằng một loạt yêu cầu cơ bản và yêu cầu hàng đầu là tính tối cao của Hiến pháp, luật, Hiến pháp, luật kết tỉnh quyền lực của Quốc hội phải được tôn vinh, giữ vị trí thượng tôn trong hệ thống pháp luật và cả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và trong các xử sự của công dân và đây là cơ sở bảo đảm tính thống nhất của pháp luật trong quy mô toàn quốc. Pháp chế xã hội chủ nghĩa không tổn tại theo vùng, theo đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc pháp chế trung ương, pháp chế địa phương. Pháp chế xã hội chủ: nghĩa chỉ có một, pháp chế là thống nhất, thể hiện quyền lực nhà nước thống nhất. Đồng thời, xét từ chức năng, hiệu lực tác động, phát huy lên các chủ thể quan hệ pháp luật khác nhau trong sự chấp hành, tuân thủ, tôn trọng pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa đề ra các yêu cầu có phần phân biệt khác nhau đối với các chủ thể quan hệ pháp luật khác nhau là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các công dân.

4. Đặc trưng cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa

Đối với cơ quan nhà nước, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sự chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, luật, các văn bản pháp luật khác vốn là sự thể hiện trực tiếp thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan và quy chế công chức đối với từng nhân viên.

Đặc trưng rõ nét đối với cơ quan, nhân viên nhà nước là tổ chức thực thi quyền lực nhà nước. Xét về mặt đó, họ cũng là những thành viên bình đẳng của một cộng đồng là nhân dân làm chủ xã hội, nhưng lại có những ưu thế rõ nét: có sẵn quyền lực nên có khả năng tác động, chỉ phối những người khác, nhất là khi có quan hệ, cần đến họ. Thể hiện bản chất dân chủ trong thực thi quyền lực nhà nước với sự khẳng định đó không phải là một thứ quyền sẵn có, bẩm sinh mà do được nhân dân giao với một sự uỷ thác rõ ràng, phải được thực thi trong những khuôn viên do pháp luật định theo tỉnh thần phụ trách trước dân và chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép; quyền năng đó luôn luôn có hạn, là quyền hạn. Đồng thời, không chỉ phải nêu cao tỉnh thần phụ trách trước dân mà cơ quan nhà nước, công chức phải nêu gương tôn trọng, chấp hành pháp luật, giữ nghiêm phép nước và được khuyến khích, khích lệ trong việc tận tụy phục vụ nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đối với các tổ chức xã hội, yêu cầu mà pháp chế xã hội chủ nghĩa đặt ra có phần hơi khác. Mỗi tố chức xã hội, phù hợp với tôn chỉ, mục đích khi thành lập thường đều có chính cương, điều lệ, nội quy và khi được nhà nước phê chuẩn, công nhận đều tổ chức và hoạt động theo các văn bản đó. Chúng có giá trị như một thứ “nội luật” của từng tổ chức xã hội. Nhà nước, xã hội không những không can thiệp, hoàn toàn tôn trọng tổ chức, hoạt động mà còn khuyến khích, cổ vũ họ phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng của mình trong đời sống đất nước, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tham gia quản lí nhà nước. Yêu cầu đặt ra từ phía pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với từng tổ chức xã hội là hoạt động theo đúng điều lệ và duy trì trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành động “vượt rào” từ phía các tổ chức xã hội đều là sự vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, không những không được hoan nghênh mà còn có thể bị xử lí nghiêm khắc.

Đối với các công dân, yêu cầu được đặt ra lại phải được xem xét từ một bình diện khác. Mỗi cá nhân – công dân là thành viên bình đẳng của một cộng đồng là nhân dân đang làm chủ xã hội bằng nhà nước, bằng pháp luật. Khi pháp chế trở thành nguyên tắc chỉ đạo, quán xuyến mọi mặt đời sống xã hội thì mỗi cá nhân – thành viên của cộng đồng phải lấy pháp chế làm nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ ứng xử của mình. Mỗi cá nhân – công dân, thành viên bình đẳng của cộng đồng làm chủ xã hội được hưởng, sử dụng các quyền công dân rộng rãi, các quyền con người chân chính: các quyền tự do, dân chủ, quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Nhưng địa vị làm chủ không phải chỉ để hưởng quyền mà hưởng quyền thì phải làm nghĩa vụ: có quyền làm chủ và có nghĩa vụ làm chủ, vì quyền đi liền với nghĩa vụ. Thực hành pháp chế trở thành một tiêu chí không thể thiếu của tư cách công dân – thành viên bình đẳng của cộng đồng nhân dân làm chủ xã hội. Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa, tuy đề ra những yêu cầu như có vẻ khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một. Tất cả các chủ thể của các quan hệ xã hội phải lấy pháp chế làm nguyên tắc chỉ*đạo cho mình và từ vị trí của mình trong guồng

Pháp chế xã hội chủ nghĩa khi được xác lập như một hiện thực, một trạng thái xã hội, có sức mạnh như một lực lượng vật chất trực tiếp góp phần thiết lập trật tự kỉ cương, thúc đẩy xã hội phát triển. Nhưng pháp chế xã hội chủ nghĩa không thể tồn tại một cách tự thân, mà là sản phẩm của một xã hội – tạo dựa trên những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hôi cần thiết cho sự ra đời.

5. Yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, sản xuất nhỏ là phổ biến, Đảng và Nhà nước rất coi trọng vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng của Đảng và Nhà nước là ổn định kỷ cương và lập lại trật tự được thể hiện trong các nguyên tức cơ bản sau đây:

– Quán triệt nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật

Dựa trên quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý toàn bộ xã hội một cách tập trung và thống nhất. Pháp chế bảo đảm tính thống nhất và tập trung đó, tính thống nhất của pháp chế phản ánh sự thống nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, đồng thơi phản ánh ý chí thống nhất của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nguyên tắc pháp chế thống nhất đòi hỏi trước hết phải bảo đảm địa vị tối cao của luật, nghĩa là từ việc xây dựng pháp luật đến việc chấp hành pháp luật, luôn luôn phải xuất phát từ luật trên cơ sở luật để thi hành luật. Nói rõ hơn, pháp chế bắt buộc các cơ quan Nhà nước phải thực hiện chức năng của mình trong phạm vi thẩm quyền trên cơ sở pháp luật và phù hợp với pháp luật. Đối với cơ quan Nhà nước, cơ quan hành chính, cơ quan kinh tế hay cơ quan tư pháp đều phải như vậy. Các văn bản quy phạm do các cơ quan Nhà nước ban hành không được trái với luật. Ngay đối với cơ quan lập pháp là Quốc Hội khi ban hành luật cũng phải phù hợp với Hiến pháp, đạo luật cơ bản của Nhà nước (Trừ trường hợp khi Quốc hội thấy cần thiết phải ra luật sửa đổi hoặc bổ xung Hiến pháp).

– Tất cả các văn bản pháp luật của Nhà nước đều phải được quản triệt để tôn trọng và chấp hành một cách nghiêm chỉnh, không có một ngoại lệ nào đối với các quy phạm còn có hiệu lực, chưa được hủy bỏ hoặc sửa đổi

Một khi pháp luật đã được ban hành theo đúng thẩm quyền và đúng thể thức do Nhà nước quy định thì không có ai có thể nói rằng nên hay không nên tuân theo và chấp hành pháp luật đó. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chấp hành pháp luật một cách triệt để, vô điều kiện. Thái độ tự do , tùy tiện trong việc chấp hành pháp luật là trái với nguyên tắc pháp chế và không phù hợp với bản thân cơ sở kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là chấp hành đúng lời văn và tinh thần của các quy phạm pháp luật. Coi nhẹ bất kỳ mặt nào cũng dễ dẫn tới sai lầm trong thực tiễn (dù tự giác hay không tự giác). Nhưng nghiêm chinh chấp hành pháp luật không có nghĩa là chấp hành một cách hình thứ, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi một mặt phải chấp hành triệt để các quy phạm pháp luật. Mặt khác vận dụng các quy phạm pháp luật ấy sao cho phù hợp với nhiệm vụ kinh tế và chính trị trong từng giai đoạn phát triển tương ứng của xã hội chủ nghĩa.

– Mọi người phải bình dăng trước pháp luật – pháp luật bình đẳng trước mọi người

Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa không thừa nhận bất cứ một đặc quyền nào trong lĩnh vực thực hiện pháp luật. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có một pháp luật và mội kỷ luật của Nhà nước cho tất cả mọi người. Đảng viên và những người ngoài Đảng, người lãnh đạo và người bị lãnh đạo không phân biệt dân tộc hay tôn giáo tất cả đều có nghĩa vụ tuần theo pháp luật và có quyền đòi hỏi người khác, cơ quan khác phải tôn trọng và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của minh. Pháp luật đã ban hành mọi người đều phải thi hành như nhau. Ai vi phạm đều bị xử bình đẳng.

– Bảo vệ các quyền và tự do của công dân đã được pháp luật quy định

Trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam công dân có những quyền dân chủ đã được Hiến pháp quy định. Cùng với việc chăm lo đời sống nhân dân, các cơ quan Nhà nước phải được tôn trọng và bảo đảm những quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định đảm bảo thực tế của các quyền tự do của công dân, ngăn chặn kịp thời đồi với mọi sự vi phạm các quyền Nó là một trong những yêu cầu quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các công dân khi sử dụng các quyền tự do, khi được pháp luật trao cho, không được gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và xã hội, cũng như lợi ích của các công dân khác. Nhà nước phải thường xuyên quan tâm tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền và tự do của công dân một cách có hiệu quả.

Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)