Phân tích vai trò của triết học Mác-Lênin lên đời sống xã hội – TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA – Studocu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN

KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC -LÊNIN

Đề bài số 19

“Phân tích vai trò của triết học Mác -Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay? ”

Sinh viên

: HỒ TRUNG KIÊN

Mã SV

: 21012975

Lớp

: Tài chính ngân hàng_Khóa 15

Lớp tín chỉ

: Triết học Mác -Lê-nin_1_2(15.1FS).15_LT

Năm học

: 2021 -2022

HÀ NỘI, THÁNG 01/2022

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 1

1

Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 1

2

Tình hình nghiên cứu đề tài…………………………………………… 1

3

Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài………………………2

NỘI DUNG…………………………………………………………………… 3

I

SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC VÀ ĐỊNH NGHĨA TRIẾT HỌC 3

1

Nguồn gốc của triết học…………………………………………… 3

2

Sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin…………………………………..3

II

VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI…………………………………………………………………………… 6

III

VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY………………………………………………8

KẾT LUẬN …………………………………………………………………… 12

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 13

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Trong thời kì hiện đại xã hội ngày càng phát triển, đất nước ta đang đi trên con đường hội nhập và đổi mới, mở cửa đất nước để tiếp thu và phát huy những thành tựu của thế giới. Chính vì vậy con người cũng càng ngày càng quan tâm đến những vấn đề về đời sống xã hội, về sự nghiệp đổi mới của đất nước Việt Nam và trong công cuộc đó thì triết học, đặc biệt là triết học Mác -Lênin với những vai trò thiết thực của nó đối với cuộc sống xã hội chính vì vậy triết học Mác -Lênin ngày càng được phát triển và ứng dụng trong xã hội Việt Nam. Để có thể nghiên cứu rõ hơn về những điều đó sau đây tôi chọn Đề số 19: “Phân tích vai trò của triết học Mác -Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay? ”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều tác phẩm, các bài viết, tạp chí nghiên cứu về những vấn đề đời sống xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau. Những năm về trước, dưới góc độ triết học con người thường được bàn đến với tư cách là con người với xã hội chủ nghĩa mà ở đó chủ yếu đề cập đến nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Vấn đề quyền lợi, sự công bằng xã hội cũng được đề cập nhưng ít gắn liền với thực tế. Theo những nhu cầu tự nhiên, tất yếu của con người trong những năm gần đây kể từ đại hội Đảng lần thứ VI, trong các nghị quyết của các kỳ đại hội, Đảng đã đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách kinh tế -xã hội . Các công trình nghiên cứu con người đã được đề cập đến nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Chủ đề thường được chú ý đến trong các công trình nghiên cứu là nguồn gốc, bản chất của con người, nhân tố con người trong lực lượng sản xuất, quyền con người, yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người. Do đó triết học Mác – Lênin có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội con người Việt Nam.

3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài.

Mục đích tiểu luận tập trung phân tích quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và đời sống xã hội, từ đó tiểu luận cho thấy triết học Mác – Lênin có vai trò và chức năng quan trọng trong đời sống và sự đổi mới, phát triển của xã hội.

Để đạt được mục đích đó, tiểu luận có nhiệm vụ:

  • -Nêu lên quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người, xã hội.
  • -Nêu ra một số ý nghĩa của triết học đối với sự phát tiển tư tưởng xã hội và với thực tiễn xã hội.
  • -Nêu ra vai trò của triết học Mác – Lênin đối với sự nghiệp đổi mới tại Việt Nam.
  • NỘI DUNG

    I. SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC VÀ ĐỊNH NGHĨA TRIẾT HỌC.

    1. Nguồn gốc của triết học

    Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ VII trước công nguyên).

    Tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ân Độ, Hi Lạp.

    Theo người Trung Quốc, thuật ngữ triết học có nguồn gốc ngôn ngữ là chữ triết và khoa học này hiểu theo nghĩa là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.

    Theo người Ấn Độ, triết học được coi là Danshana, có nghĩa là chiêm ngưỡng nhưng mang hàm ý là trí thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

    Ở phương Tây thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hi Lạp, theo tiếng Hi Lạp tiết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái, nó là khoa học vừa mang tính định hướng vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

    Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thía ý thức xã hội.

    2. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin.

    Quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác -Lênin có thể chia thành hai giai đoạn lớn: Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác, do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện và giai đoạn bảo vệ và phái triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lênin, do V.I.Lênin thực hiện.

    Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác

  • -Điều kiện kinh tế -xã hội:
  • Chủ nghĩa Mác ra đời vào những nãm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp đưực thực hiện trứơc tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng công nghiệp không những đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản.

    Mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa với quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 và hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chủ tư bản. tiêu biểu là: cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Lyông (Pháp) năm 1831, 1834; cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Xilêdi (Đức) năm 1844, V.V.. Đó là những bằng chứng lịch sử thể hiện giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.

  • -Tiền đề lý luận:
  • Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử, mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó, trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế học chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và Anh.

    C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán nhiều hạn chế cả về phương pháp, cả về quan điểm, đặc biệt những quan điểm liên quan đến việc giải quyết các vấn đề xã hội của L.Phoiơbắc, song, hai ông cũng đánh giá cao vai trò tư tưởng của L.Phoiơbắc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Chủ nghĩa duy vật, vô thần của L.Phoiơbắc đã tạo tiền đề quan trọng cho bước chuyển biến của C.Mác và Ph.Ăngghen từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, một tiền đề lý luận của quá trình chuyển từ lập trường chủ nghĩa dân chủ -cách mạng sang lập trường chủ nghĩa cộng sản.

  • -Tiền đề khoa học tự nhiên:
  • Cùng với những điều kiện kinh tế -xã hội và tiền đề lý luận, những thành tựu khoa học tự nhiên cũng là những tiền đề, luận cứ và những minh chứng khẳng định tính đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác; trong đó, trước hết là quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa và thuyết tế bào.

    Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh một cách khoa học về mối quan hệ không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của vật chất trong giới tự nhiên. Thuyết tiến hóa đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên.

    Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật; nó vừa lả sản phẩm của tình hình kinh tế -xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vực khoa học, vừa là kết quả của năng lực tư duy sáng tạo và tinh thần nhân văn của những người sáng lập ra nó. [1]

    II. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.

    Triết học Mác -Lênnin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại. Nó được C.Mác và Ph. Ăngghen sáng tạo ra và V.I.Lênin phát triển một cách xuất sắc. Đó là chủ nghĩa duy vật biên chứng trong việc xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người.

    Mục đích của triết học Mác Lê-nin là nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn phục vụ lợi ích của con người.Triết học Mác Lê-nin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân của thế giới quan cộng sản. Nó giúp cho con người có cơ sở khoa học để đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa của cuộc sống, nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực. Triết học Mác Lê-nin thể hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó còn trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học, giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.Triết học Mác Lê-nin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại, nó được các mác và Ph. Ăng-ghen sáng tạo ra và V.I.Lê-nin phát triển một cách xuất sắc. Đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét thế giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người. Với tư cách là một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp, triết học Mác Lê-nin là cơ sở triết học của một thế giới quan khoa học, là nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận.

    Nắm vững triết học triết học Mác-Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học. Nguyên tắc khách quan trong sự xem xét đòi hỏi phải biết phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng, đồng thời nó ngăn ngừa thái độ chủ quan tuỳ tiện trong việc vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn.

    Chính vì vậy, để đẩy mạnh phát triển khoa học cụ thể cũng như bản thân triết học, sự hợp tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu lý luận triết học và các nhà khoa học khác là hết sức cần thiết. Điều đó đã được chứng minh bởi lịch sử phát triển của khoa học và bản thân triết học.

    Ngày nay trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ, sự gắn bó càng trở nên đặc biệt quan trọng. Trong kỷ nguyên này, cuộc đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không bị thủ tiêu mà vẫn tiếp tục diễn ra với những nội dung và hình thức biểu hiện mới. Trong tình hình đó, lý luận triết học sẽ trở nên khô cứng và lạc hậu, nếu không được phát triển dựa trên sự khái quát khối tri thức hết sức lớn lao của khoa học chuyên ngành. Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì đứng trước những phát hiện mới mẻ người ta có thể mất phương hướng và đi đến kết luận sai lầm về triết học.

    Tuy nhiên, triết học Mác không phải là đơn thuốc vạn năng chứa sẵn mọi cách giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. Để có thể tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề đó, bên cạnh tri thức triết học cần có hàng loạt những tri thức khoa học cụ thể cùng với những tri thức kinh nghiệm do cuộc sống tạo nên một cách trực tiếp ở mỗi con người. Thiếu tri thức đó, việc vận dụng những nguyên lý triết học không những khó mang lại hiệu quả, mà trong nhiều trường hợp có thể còn dẫn đến những sai lầm mang tính giáo điều.

    III. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    Do kết quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mà loài người bước vào thế kỷ XXI với những vấn đề nhận thức mới rất cơ bản và sâu sắc. Trước tình hình đó, triết học Mác -Lênin đóng vai trò rất quan trọng, là cơ sở lý luận -phương pháp luận cho các phát minh khoa học, cho sự tích hợp và truyền bá tri thức khoa học hiện đại. Dù tự giác hay tự phát, khoa học hiện đại phát triển phải dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng. Đồng thời, những vấn đề mới của hệ thống tri thức khoa học hiện đại cũng đang đặt ra đòi hỏi triết học Mác -Lênin phải có bước phát triển mới.

    Toàn cầu hoá là một quá trình xã hội phức tạp, đầy mâu thuẫn, chứa đựng cả tích cực và tiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối với các quốc gia, dân tộc, đặc biệt là các nước kém phát triển. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực tư bản chủ nghĩa đang lợi dụng toàn cầu hoá để âm mưu thực hiện toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, toàn cầu hoá là một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc với các nước đang phát triển, các dân tộc chậm phát triển. Trong bối cảnh đó, triết học Mác -Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng để phân tích xu hướng vận động, phát triển của xã hội hiện đại.

    Trong hàng loạt nhân tố tạo nên sự thành công của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, triết học Mác Lê-nin có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong điều kiện hiện nay, triết học Mác Lê-nin vẫn giữ được tính khoa học và đúng đắn , vẫn giữ được nguyên giá trị định hướng cho những người cách mạng, nó giúp cho đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam nhận thức đúng các vấn đề của thời đại có liên quan chặt chẽ đến sự nghiệp đổi mới, đồng thời là cơ sở lý luận và phương pháp tư duy đúng đắn về con đường phát triển của Việt Nam. Trên cơ sở đó, nắm vững các vấn đề cơ bản của triết học Mác-xít và không ngừng hoàn thiện phương pháp tư duy có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy lý luận.

    Vào cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đất nước nằm trong thế bị bao vây, cấm vận của các lực lượng thù địch; sản xuất xã hội chậm phát triển, đời sống nhân dân rất khó khăn, đây đó đã manh nha xuất hiện dấu hiệu của cuộc khủng hoảng toàn diện. Lúc đó, tình hình chính trị thế giới có biến động dữ dội – sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, sự thoái trào của phong trào cách mạng thế giới đã tạo nên một cơn động đất chính trị. Dư chấn của nó, nếu không được ngăn chặn, có thể làm cho mọi thành quả của cách mạng Việt Nam tiêu tan, giống như ở phần đông các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

    Trong bối cảnh đó đại hội VI của đảng (năm 1986) vẫn kiên định chủ nghĩa Mác -Lênin, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt nhấn mạnh đổi mới trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa xã hội, khẳng định rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”.

    Trên cơ sở nền tảng tư tường, kim chỉ nam đó, Đảng ta đã giải quyết thành công một loạt vấn đề lý luận và thực tiễn mà sự nghiệp đổi mới đặt ra. Những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa đã ngày càng rõ hơn. Nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn mới đã nhận thức ngày càng đúng đắn qua các kì đại hội và vận dụng sáng tạo vào công cuộc đổi mới, thu được những thành tựu quan trọng, trở thành xương sống lý luận của sự nghiệp đổi mới. Đó là các vấn đề: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế và giữ vững độc lập, tự chủ. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ… Nhờ đó sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta hai mươi lăm năm qua đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử ấy, được mọi người dân Việt Nam cảm nhận rõ ràng, hưởng thụ thật sự trong cuộc sống hàng ngày, được cả thế giới ngưỡng mộ và lạc quan tin tưởng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia cường thịnh trong tương lai. Những ngưỡng mộ và ấn tượng sâu sắc đó của thế giới đối với việt Nam đã nói lên một cách rõ ràng khả năng lãnh đạo kinh tế, xây dựng đất nước của Đảng ta.

    Triết học Mác Lê-nin có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên, công chức Nhà nước và các thành viên, hội viên của xã họi dân sự. Tư duy triết học không chỉ là cơ sở để nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ, đảng, công chức nhà nước, mà còn góp phần xây dựng các đề án trong xây dựng, chỉnh đống đảng để ngang tầm với nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng việt nam trong thời kỳ mới. Quá trình hoàn thiện lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam không thể không có sự tham gia của lý luân triết học. Đồng thời, việc phát triển một xã hội dân sự việt nam lành mạnh, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc cũng là trách nhiệm nặng nề của tư duy triết học.

    Đại hội XI của đảng đã rút ra một bài học kinh nghiệm quan trọng: “Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổng mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

    Khẳng định kinh nghiệm nêu lên trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách, chẳng những góp phần củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác -Lênin, vào con đường đi lên xã hội chủ nghĩa mà còn trực tiếp làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phát chủ nghĩa Mác -Lênin của các thế lực thù địch. Tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác Lê-nin đối với xã hội Việt Nam được quy định bởi yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới và sự vận động của lịch sử cách mạng Việt Nam; bởi yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới và sự vận động của lịch sử cách mạng Việt Nam; bởi yêu cầu đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong thế giới hiện nay.

    “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin”. Lời chỉ giáo của chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở chúng ta phải trung thành, kiên định chủ nghĩa Mác Lê-nin, với lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang thực hiện. Mặc dù có những biến động to lớn của tình hình, sự tiến công của các thế lực thù địch nhưng chủ nghĩa Mác Lê-nin, cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là cơ sở, phương pháp luận để giải quyết và soi sáng những vấn đề cơ bản của thời đại chúng ta, của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đại hội XI: “Đảng phải nắm vững, vận dụng sự sáng tạo của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đề ra”. [2]

    KẾT LUẬN

    Làm thế nào để phát triển đất nước mà vẫn giữ được mình trong điều kiện toàn cầu hoá và tình hình chính trị, quân sự trên thế giới rất phức tạp như hiện nay là vấn đề đặc biệt hệ trọng đối với Đảng, nhà nước và nhân dân ta. Nội dung cơ bản của câu trả lời cho vấn đề nêu trên nằm ở việc chúng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin. Dù trong thế kỉ này sẽ có những biến động bất trắc khó lường nhưng chủ nghĩa Mác Lê-nin vẫn tiếp tục soi sáng những vấn đề cơ bản của thời đại và sự nghiệp đổi mới của chúng ta, vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta.

    Dù đã cố gắng hết sức nhưng trong quá trình làm bài có thể còn nhiều những điều thiếu sót, rất mong thầy, cô giảng viên sẽ có những lời nhận xét và bổ sung để bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Nội dung tham khảo:

  • [1] https://loigiaihay.com/khai-luoc-su-ra-doi-va-phat-trien-cua-chu-nghia-mac-lenin-c126a20169.html
  • [2] https://voer.edu.vn/c/triet-hoc-mac-lenin/18de6b82