#Phân Tích Tài Chính Là Gì? Khái Niệm | Vai Trò Và Ý Nghĩa
Phân tích tài chính – Financial analysis là sử dụng các phương pháp tính toán, phân tích, đánh giá, các chỉ số về tài chính của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Để đưa ra những quyết định đầu tư, tài chính, các nhà kinh doanh thường có hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp. Là một công cụ quan trọng để đánh giá doanh nghiệp, phân tích tài chính bao gồm rất nhiều chỉ số, báo cáo khác nhau. Vậy Phân tích tài chính là gì, bao gồm những nội dung nào? Cùng SAPP tìm hiểu ngay nhé!
Mục Lục
1. Phân tích tài chính là gì?
Phân tích tài chính – Financial analysis là sử dụng các phép tính đưa ra số liệu, phân tích, đánh giá các kết quả đó về tài chính của một doanh nghiệp cố định trong một khoảng thời gian. Dựa vào kết quả phân tích tài chính, nhà quản trị biết được rằng doanh nghiệp có đang hoạt động tốt hay không, từ đó tìm ra những điểm yếu và khắc phục để phát triển kinh doanh. Các nhà đầu tư cũng nhìn vào kết quả đó để theo dõi sức khỏe doanh nghiệp và vẽ ra kế hoạch kinh doanh dài hạn phù hợp.
2. Các yếu tố trong phân tích tài chính là gì?
Là một công cụ quan trọng để đánh giá doanh nghiệp, phân tích tài chính bao gồm rất nhiều chỉ số, báo cáo khác nhau. Vậy những yếu tố trong phân tích tài chính là gì và bao hàm những nội dung nào?
Thứ nhất, phân tích cấu trúc tài sản và vốn, cân bằng dòng tiền ra, vào. Yếu tố này bao gồm những nội dung về cấu trúc tiền của doanh nghiệp như tài sản, nguồn vốn,… Tuy nhiên, với những doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và chủ động về nguồn vốn, yếu tố cân bằng tài chính không còn được các nhà đầu tư quan tâm.
Thứ hai, phân tích kết quả từ hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh doanh, hầu như các doanh nghiệp đều hướng tới tối đa hoá lợi nhuận và rộng thị phần. Vì vậy, đánh giá lợi nhuận và thị phần chính là đánh giá được những kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, khi xem xét tới hiệu quả hoạt động, cần nhìn nhận một các tổng quan hơn. Không nên chỉ dừng ở hai nội dung quan trọng mà cần quan tâm tới sự tác động giữa hai hoạt động kinh doanh và tài chính.
Thứ ba là phân tích rủi ro tiềm ẩn. Không một doanh nghiệp nào trên thị trường không bị những rủi ro tài chính đe doạ. Phân tích rủi ro chính là đánh giá các chỉ số để phát hiện rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh, từ đó mà có những biện pháp để phòng tránh cũng như giải quyết rủi ro đó.
Thứ tư là phân tích, nhận định tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp. Giá trị được cấu thành qua một thời gian dài doanh nghiệp phát triển và kết hợp từ những yếu tố nguồn lực trong và ngoài, hình ảnh doanh nghiệp trong mắt cộng đồng,… Phân tích giá trị để nhà quản trị nhìn nhận được vị trí của mình trên bản đồ thị trường. Từ đó doanh nghiệp có những chính sách để nâng cao năng lực, tạo thêm giá trị để trở nên nổi bật hơn trong mắt các nhà đầu tư.
3. Phương pháp phân tích tài chính
Sau khi tìm hiểu về phân tích tài chính là gì, bước tiếp theo để có được những số liệu chính là những phương pháp để phân tích. Có rất nhiều những phương pháp mang lại kết quả cho phân tích tài chính, phổ biến nhất chính là phương pháp so sánh. Là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính, so sánh là giữa những thành tố trong kinh doanh mang đến nhiều ý nghĩa:
• So sánh số liệu giữa các kỳ để thấy được sự thay đổi trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• So sánh kết quả kinh doanh với kế hoạch đề ra trước đó để thấy được thực trạng đã đúng tiến độ đề ra hay chưa.
• So sánh số liệu của doanh nghiệp với mức trung bình trong ngành để đánh giá vị trí cũng như giá trị doanh nghiệp hiện tại.
4. Vai trò của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp
Sau khi trả lời được câu hỏi phân tích tài chính là gì, những thắc mắc tiếp theo đó là vai trò của nó trong kinh doanh. Ngoài nhà đầu tư và nhà quản trị, còn rất nhiều đối tượng cần quan tâm tới tình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các cơ quan nhà nước, các bên cung cấp tín dụng, người lao động,… Phân tích tài chính mang tới cho mỗi đối tượng một góc nhìn khác nhau về tài chính doanh nghiệp. Vậy những góc nhìn từ đó từ hoạt động phân tích tài chính là gì?
• Nhà đầu tư:
Lợi nhuận luôn được những nhà đầu tư đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, những rủi ro đe doạ cũng là một vấn đề mà họ cần quan tâm. Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, phân tích tài chính giúp nhà đầu tư đánh giá xem doanh nghiệp nào có đủ năng lực để phát triển, chống chọi được với sự cạnh tranh gay gắt để xứng đáng với những đồng vốn mà họ bỏ ra.
• Các bên cung cấp tín dụng:
Các bên cho cung cấp tín dụng quan tâm nhất chính là năng lực thanh toán các khoản vay của con nợ – chính là doanh nghiệp. Dù là ngắn hạn hay dài hạn, để đánh giá khả năng thanh toán, bên cung cấp tín dụng sử dụng những chỉ số về khả năng sinh lời, tính thanh khoản,… để thấy được tình trạng sức khỏe doanh nghiệp. Nhờ đó, họ sẽ xem xét để đưa ra quyết định có nên hay không việc cho doanh nghiệp vay vốn, nếu có thì vay bao nhiêu, trong bao lâu.
• Nhà quản trị doanh nghiệp:
Nhà quản trị là người điều hành tất cả các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần nắm được thực trạng kinh doanh, từ đó giám sát và điều chỉnh những thiếu thiếu sót, đưa ra phương án phát triển dài hạn để nâng cao doanh nghiệp.
• Cơ quan Nhà nước:
Cơ quan Thuế là đơn vị phụ trách kiểm toán kinh doanh. Kết quả từ hoạt động kinh doanh mang tới thông tin về tổng hợp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cơ quan thuế sẽ nhận định được rằng doanh nghiệp có đang hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng thuế của mình hay không.
• Người lao động:
Người lao động cũng được coi là đối tác kinh doanh quan trọng. Vì vậy, họ cũng cầm đánh giá về những khía cạnh hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp về có được cái nhìn tổng quan. Từ đó, đưa ra những quyết định đúng đắn trong khi đang hoặc muốn làm việc tại đó.
Tạm kết: Thực hiện phân tích kinh doanh tốt thì kết quả nhận được về doanh nghiệp mới có tính xác thực. Để làm được điều đó, bạn cần trau dồi thêm thông tin về tài chính – đầu tư. Thu nạp thêm kiến thức tại website hoặc fanpage của SAPP Academy để đưa ra được những quyết định kinh doanh đúng đắn!