Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk 2023 Mới nhất!

Mỗi khi nhắc đến thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam hiện nay, chúng ta không thể không nhắc đến cái tên Vinamilk. Hiện nay Vinamilk là thương hiệu đại diện duy nhất của khu vực Đông Nam Á lọt Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu năm 2021 với vị thứ 8/10. Giá trị thương hiệu của Vinamilk cũng được định giá gần 2,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 12% so với năm 2020.

Ngoài ra, Vinamilk cũng là 1 trong 3 thương hiệu tiềm năng nhất của ngành sữa thế giới với số điểm đánh giá cao thứ 2. Có thể nói đây là một thành công rất lớn trong sự phát triển của một thương hiệu sữa Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Mời các bạn cùng iGenZ phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk để xem thương hiệu này đã phải đối mặt và vượt qua những áp lực cạnh tranh nào để có thể vươn tới vị trí hiện tại.

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk 

Phân tích đối thủ cạnh tranh của Vinamilk

Qua phân tích đối thủ cạnh tranh, chúng ta có thể thấy áp lực đến từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành đối với Vinamilk là rất lớn. Thương hiệu này phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ nội địa cho đến đối thủ nhập ngoại như: Dutch Lady, Nutifood, Nestle, IDP, Nutricare, Mộc Châu, TH true milk, Abbott, VPMilk, Fami, Abbott, Meadow Fresh, Promess, Frieslandcampina, Mead Johnson. Tất cả đều là những thương hiệu có nguồn lực lớn trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như có rất nhiều chiến lược marketing cực kì ấn tượng.

  • Số lượng công ty cạnh tranh cao (Áp lực lớn)
  • Tính cạnh tranh quyết liệt của các công ty (Áp lực lớn)
  • Chi phí chuyển đổi thấp (Áp lực lớn)

Dutch Lady

Dutch Lady – một trong những đối thủ cạnh tranh của Vinamilk

Quyền thương lượng từ khách hàng

Cạnh tranh trong ngành sữa là rất lớn, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đang đua nhau rất gắt gao. Chính vì vậy mà giá cả trên thị trường sữa cũng không quá là chênh lệch. Điều đó dẫn tới chi phí chuyển đổi giữa các sản phẩm sữa của Vinamilk với các thương hiệu là thấp. Khách hàng có thể lựa chọn những thương hiệu khác một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, người tiêu dùng hiện nay cũng trở nên thông thái hơn khi có thể tìm kiếm đầy đủ những thông tin trên internet về sản phẩm và so sánh chúng với những sản phẩm khác. Điều này cũng tác động mạnh đến Vinamilk.

Tuy nhiên quy mô mua hàng nhỏ của các khách hàng cá nhân sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty mà thay đó là những khách hàng là đại lý phân phối mua hàng với số lượng lớn sẽ có một chút quyền thương lượng đối với thương hiệu này.

=> Tóm lại, quyền thương lượng của khách hàng đối với Vinamilk là vừa phải

  • Chi phí chuyển đổi thấp (Áp lực mạnh)
  • Chất lượng thông tin cao (Áp lực mạnh)
  • Quy mô người mua cá nhân nhỏ (Áp lực yếu)

Quyền thương lượng của khách hàng vinamilk

Quyền thương lượng từ nhà cung cấp

Các nhà cung cấp không còn có ảnh hưởng đáng kể đối với Vinamilk. Kể từ khi thành lập cho đến nay, trong chiến lược marketing của mình Vinamilk tập chung vào chiến lược xây dựng các trang trại bò sữa tại Việt Nam để tự chủ nguồn cung và đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình. Hiện nay thương hiệu này đã có hệ thống trang trại chuẩn quốc tế lớn nhất châu Á trải dài khắp Việt Nam với 12 trang trại, cùng đàn bò có số lượng 130 nghìn con (bao gồm cả hàng nghìn nông dân trên cả nước).

Hệ thống trang trại của Vinamilk được ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý trang trại và chăn nuôi bò sữa, đàn bò cũng được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Úc, New Zealand mang đến cho Vinamilk những sản phẩm sữa tươi chất lượng nhất. Mỗi ngày hệ thống trang trại này cung cấp cho Vinamilk 950 – 1000 tấn sữa. Không chỉ vậy, các loại cỏ dành cho bò cũng được thương hiệu này nghiên cứu và tự chủ. Như vậy, quyền thương lượng từ nhà cung cấp đối với Vinamilk đã trở nên yếu đi.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid -19 đã có tác động rất lớn vào nguồn cung. Theo báo cáo thường niên của công ty, hiện nay Vinamilk đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức liên quan tới tình trạng khan hiếm nguồn cung nguyên, vật liệu đầu vào, giá cả hàng hóa thức ăn chăn nuôi leo thang, giá cước vận tải tăng cao…

Về tổng thể, giá thức ăn chăn nuôi tăng 30-40% trong năm ngoái và chưa có dấu hiệu giảm trong năm 2022. Giá nhập khẩu tăng kéo theo trong nước tăng, trong đó nguồn thức ăn thô xanh phải cạnh tranh quyết liệt về giá và nguồn cung. Ngoài ra, cước phí vận chuyển trong nước tăng khoảng 20%, quốc tế tăng khoảng 500% đã góp phần đẩy chi phí sản xuất sữa tươi nguyên liệu tăng cao.

Hoạt động thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk từ hộ chăn nuôi ở một số địa phương gặp khó khăn do giãn cách xã hội kéo dài. Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, một số loại không có nguồn cung nên khẩu phần ăn của bò thay đổi làm ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi nông hộ, dẫn tới nhiều hộ nông dân buộc phải dịch chuyển ngành nghề.

=> Chính vì vậy mà áp lực đến từ quyền thương lượng của các nhà cung cấp đối với Vinamilk lại trở nên mạnh mẽ.

Trang trại Vinamilk

Trang trại bò sữa đạt chuẩn quốc tế của Vinamilk

Sự đe doạ đến từ các sản phẩm thay thế

Chi phí chuyển đổi thấp cũng làm cho người tiêu dùng dễ dàng chuyển đổi chuyển qua sử dụng các sản phẩm thay thế cho dòng sản phẩm sữa của Vinamilk. Đời sống hiện đại khiến người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến khẩu vị và sức khoẻ của mình hơn và rất nhiều các sản phẩm thay thế sữa cũng ra đời như sữa hạt, sữa đậu nành, đồ uống ngũ cốc hoặc các loại nước giải khát có pha sữa. Yếu tố này có thể tác động mạnh đến công ty cũng như ngành sữa, tuy nhiên tác động này còn yếu do các sản phẩm thay thế hầu như không có sẵn và thời gian bảo quản ngắn.

=> Áp lực đến từ các sản phẩm thay thế đối với Vinamilk là thấp.

Mối đe doạ từ những doanh nghiệp mới gia nhập ngành

Mối đe doạ từ những doanh nghiệp mới gia nhập ngành đối với Vinamilk là thấp. Để có thể xây dựng được một thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam như vậy cùng với đó là việc phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ lớn khác trên thị trường là một điều rất khó khăn.

Doanh nghiệp mới sẽ phải cần đến chi phí khổng lồ cho việc xây dựng thương hiệu quen thuộc với khách hàng, chi phí xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí mua và vận hành máy móc công nghệ, nhà xưởng, kho bãi, chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm, chi phí xây dựng các hệ thống phân phối, chi phí marketing và rất nhiều chi phí liên quan khác. Hơn nữa, sự cạnh tranh trong ngành sữa là rất khốc liệt cùng với nhiều đối thủ dày dặn kinh nghiệm đã có mặt lâu năm trên thị trường và có tiềm lực tài chính rất lớn.

=> Chính vì vậy mối đe doạ từ những doanh nghiệp mới gia nhập ngành là thấp.

Kết luận

Như vậy, việc áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Poter vào Vinamilk đã giúp các nhà quản trị của công ty có một cái nhìn tổng quan về môi trường ngành, những yếu tố nào ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến thương hiệu này trong ngành sữa. Từ đó họ có thể đưa ra những chiến lược marketing đúng đắn và đưa Vinamilk trở thành một thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam.

Xem thêm:

 

5/5 – (2 bình chọn)