Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter  là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược cạnh tranh hiệu quả dựa vào việc kiểm soát các yếu tố có thể ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong bài viết dưới đây, True Success sẽ phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Vinamilk theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để bạn có thể dễ hình dung và vận dụng vào phân tích doanh nghiệp của mình.

Đối thủ cạnh tranh của Vinamilk trong ngành sữa

Tăng trưởng của ngành

Cùng với sự phát triển kinh tế và sau đại dịch Covid-19, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng. Trong khi sữa là một trong những sản phẩm quen thuộc cung cấp dinh dưỡng hàng ngày nên càng được chú ý hơn. 

Số liệu Tổng cục Thống kê cho thấy, sản lượng sữa nước của Việt Nam năm 2021 ước đạt hơn 1.770 triệu lít, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. Các chuyên gia dự báo rằng, từ năm 2022-2031, nhu cầu về sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam sẽ tăng cao từ năm 2022-2031. Với mức độ tăng trưởng như vậy đã khiến ngành sữa trở nên thu hút hơn bao giờ hết đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt hơn.

Bên cạnh các sản phẩm sữa, Vinamilk còn tham gia một số các ngành khác với một số các dòng khác như: Phô mai, cà phê, đường… Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những sản phẩm phụ chưa thực sự tạo được tính nhận biết cao và nổi trội so với các thương hiệu lớn trong các ngành này.

Đối thủ cạnh tranh của Vinamilk trong ngành sữaĐối thủ cạnh tranh của Vinamilk trong ngành sữa

Số lượng đối thủ cạnh tranh của Vinamilk trong ngành sữa

Hiện nay, mức độ cạnh tranh trong ngành sữa tại Việt Nam đang tương đối cao. Cụ thể, những đối thủ cạnh tranh của Vinamilk luôn tranh giành thị phần có thể kể đến gồm: TH True Milk, Nutifood, Ba Vì, Mộc Châu, Nestle… 

Cũng như Vinamilk, các thương hiệu này cũng tập trung phần lớn nguồn lực vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, họ cũng liên tục tung ra nhiều chiến lược Marketing vô cùng ấn tượng. 

Đối thủ tiềm ẩn (Đe dọa gia nhập mới)

Mặc dù ngành sữa đang tăng trưởng nhanh nhưng vẫn có nhiều rào cản đối với các doanh nghiệp mới muốn gia nhập vào. Đặc biệt khi Vinamilk đang là “ông lớn” sở hữu nhiều “tài sản” và “thành tích” vô cùng đáng nể. 

Cụ thể, Theo báo cáo thường niên của Brand Finance 2022 về ngành Thực phẩm và đồ uống, thương hiệu Vinamilk đã tăng 18% so với năm 2021 và được định giá 2.8 tỷ USD. Từ đó, trở thành là “Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới” và dành vị trí thương hiệu sữa tiềm năng nhất toàn cầu. 

Với sự “vững chắc” không chỉ trong nước mà còn cả trên thế giới như hiện nay, Vinamilk có thể có nhiều đối thủ tiềm ẩn nhưng lại rất khó để bị đe dọa từ việc doanh nghiệp mới gia nhập ngành theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk.

Đối thủ tiềm ẩn trong 5 lực lượng cạnh tranh của VinamilkĐối thủ tiềm ẩn trong 5 lực lượng cạnh tranh của Vinamilk

Quyền lực thương lượng từ khách hàng

Vinamilk có hai loại khách hàng là khách hàng bán buôn, bán lẻ (trung gian) và khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng)

Khách hàng bán buôn, bán lẻ

Khách hàng bán buôn, bán lẻ của Vinamilk là những siêu thị, đại lý, cửa hàng phân phối mua hàng với số lượng lớn. Họ có quyền lực thương lượng chính về giá cả với Vinamilk.

Càng là những siêu thị, đại lý lớn và có uy tín thì quyền thương lượng càng cao do đây là đầu mối tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm, trưng bày… Vì vậy mà họ cũng tác động một phần vào quyết định mua của khách hàng cuối cùng.

Khách hàng cuối cùng

Hiện tại, do mức độ cạnh tranh trong ngành sữa là rất lớn nên các doanh nghiệp liên tục ra các chính sách marketing hấp dẫn để thu hút khách hàng như: giá, tặng kèm, trúng thưởng… Vì vậy, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn các sản phẩm từ nhiều thương hiệu khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân. Bên cạnh đó, thông tin của các sản phẩm cũng đã được công khai trên Internet nên khách hàng càng dễ dàng so sánh trước khi ra quyết định mua hàng. 

Đặc biệt, chi phí chuyển đổi sử dụng sản phẩm không chỉ cùng ngành mà còn cả với sản phẩm thay thế cũng khá thấp càng khiến quyền lực thương lượng của khách hàng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk ngày càng cao hơn.. 

Quyền lực khách hàng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của VinamilkQuyền lực khách hàng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

Quyền lực thương lượng từ nhà cung ứng

Vinamilk có hai nhà cung ứng chính là: Hệ thống trang trại tự chủ và hộ nông dân chăn nuôi bò sữa.

Hệ thống trang trại tự chủ

Kể từ khi phát triển cho đến nay, Vinamilk đã xây dựng 12 hệ thống trang trại đạt chuẩn quốc tế lớn nhất Châu Á với số lượng đàn bò là 130.000 con. Trong năm nay, Vinamilk đã nhập khẩu từ Mỹ 2.500 con bò sữa HF thuần chủng. 

Không chỉ vậy, toàn bộ các trang trại của Vinamilk đều áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và chăn nuôi để cho đảm bảo tối ưu năng suất. Ngay cả nguồn thức ăn cho bò cũng được Vinamilk tự chủ. Điều này đã giảm đáng kể quyền lực thương lượng từ nhà cung ứng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk.

Hộ nông dân chăn nuôi bò sữa

Vinamilk có những tiêu chuẩn rất cao đối với nguồn sữa tươi làm nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, những hộ nông dân chăn nuôi bò sữa khi đã trở thành đối tác của Vinamilk sẽ có quyền lực thương lượng không hề nhỏ. 

Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng hoặc không đảm bảo đủ số lượng đã làm thay đổi khẩu phần ăn của bò, từ đó khiến nông dân không đảm bảo được chất lượng sữa. Điều này càng gây ra một áp lực lớn đối với Vinamilk.

Quyền lực nhà cung ứng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của VinamilkQuyền lực nhà cung ứng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

Sản phẩm thay thế

Để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe đa dạng hiện nay của người tiêu dùng, ngày càng có nhiều sản phẩm cung cấp dinh dưỡng tương tự như sữa được bày bán trên thị trường như nước ép, ngũ cốc, sữa hạt, sữa chua, nước điện giải… Không chỉ vậy, nhiều sản phẩm thâm nhập vào ngách những người tiêu dùng mong muốn đặc biệt về sức khỏe như “không chất béo” nhưng vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên, những sản phẩm này vẫn rất khó để cạnh tranh với Vinamilk – Đặc biệt là yếu tố tương quan giá và chất lượng. Các sản phẩm của Vinamilk có thời gian bảo quản dài, hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ uống, hương vị đa dạng và giá cả phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.

Lời kết

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Hy vọng các phân tích trên của True Success có thể gợi ý cho doanh nghiệp bạn phát triển nhanh chóng và bền vững!

Đăng ký Ebook 5 NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC của chuyên gia huấn luyện và phát triển con người Harry Trịnh ngay tại đây: https://truesuccess.asia/ebook-nang-luc-cot-loi/

Tìm hiểu phương pháp huấn luyện Percoach – Khai mở tiềm năng nhân sự đã được các doanh nghiệp áp dụng thành công trong việc thúc đẩy nhân sự chủ động trong webinar ONLINE MIỄN PHÍ sau: https://truesuccess.asia/webinar_percoach

Percoach - Khai mở tiềm năng nhân sựPercoach - Khai mở tiềm năng nhân sự