Phân tích khái niệm vi phạm hành chính – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này, đặc biệt là xác định danh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, tạo cơ sở cần thiết để quy định, xử lý cũng như đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính, cần thiết phải đưa ra khái niệm về vi phạm hành chính.
1. Định nghĩa vi phạm hành chính.
Hành vi vi phạm hành chính từ trước tới nay đã được quy định ở nhiều văn bản khác nhau trong đó, một số văn bản đáng chú ý như:
– Điều lệ xử phạt vi cảnh ban hành kèm theo nghị định 143/CP/ ngày 27/5/1971 của Hội đồng Chính phủ.
– Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 có hiệu lực từ ngày 1/1/1990 do Hội đồng nhà nước ban hành.
– Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành , có hiệu lực từ ngày 1/8/1995.
3 trang
|
Chia sẻ: lvcdongnoi
| Lượt xem: 14310
| Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích khái niệm vi phạm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này, đặc biệt là xác định danh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, tạo cơ sở cần thiết để quy định, xử lý cũng như đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính, cần thiết phải đưa ra khái niệm về vi phạm hành chính.
Định nghĩa vi phạm hành chính.
Hành vi vi phạm hành chính từ trước tới nay đã được quy định ở nhiều văn bản khác nhau trong đó, một số văn bản đáng chú ý như:
Điều lệ xử phạt vi cảnh ban hành kèm theo nghị định 143/CP/ ngày 27/5/1971 của Hội đồng Chính phủ.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 có hiệu lực từ ngày 1/1/1990 do Hội đồng nhà nước ban hành.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành , có hiệu lực từ ngày 1/8/1995.
Tuy nhiên chỉ có pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 đưa ra định nghĩa: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý hành chính nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 thay thế cho pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 định nghĩa vi phạm hành chính một cách gián tiếp tại khoản 2 Điều 1: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Hai định nghĩa về vi phạm hành chính trong hai văn bản trên tuy có sự khác nhau về sự diễn đạt nhưng đều thống nhất các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính: Tính trái pháp luật, tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước, tính có lỗi và tính bị xử phạt hành chính.
Tóm lại, vi phạm hành chính được hiểu là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính.
Đặc điểm của vi phạm hành chính.
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi này phải là tổ chức, các nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo qui định của pháp luật hành chính. Tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang. Cá nhân của vi phạm hành chính phải là người ko mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và phải đủ độ tuổi do pháp luật qui định. Cá nhân và tổ chức nước ngoài cũng có thể là chủ thể của vi phạm hành chính theo qui định của pháp luật viêt nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà việt nam kí kết hoặc tham gia có qui định khác
Thứ hai, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật.
Vi phạm hành chính không chỉ đơn thuần là hành vi trái pháp luật hành chính mà còn có thể là những hành vi trái pháp luật dân sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình…
Ví dụ: Hành vi sử dụng đất không đúng mục đích là hành vi trái pháp luật đất đai, theo Điều 9, Nghị định số 105/2009/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi này sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn là hành vi trái pháp luật hôn nhân và gia đình, theo điều 6 Nghị định số 87/2001/NĐ – CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, hành vi này sẽ bị xử phạt từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng.
Thứ ba, vi phạm hành chính có tính xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước.
Hành vi vi phạm hành chính có khả năng làm thay đổi trật tự bình thường của quản lý hành chính nhà nước: Vi phạm hành chính là loại vi phạm xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại đến các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Các quan hệ này được nhà nước điều chỉnh bằng pháp luật. Mặc dù có nội dung đa dạng nhưng các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước được xắp xếp, phân loại thành những nhóm nhất định do quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh tạo nên trật tự quản lý nhà nước. Về mặt hình thức pháp lý, các trật tự này được biểu hiện thành các quy tắc quản lý nhà nước. Tính xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước của hành vi vi phạm hànhh chính là khả năng làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật quy định và bảo vệ.
Ví dụ: Theo điểm c khoản 1 điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ – CP ngày 2/4/1010, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “cự ly tối thiểu giữa hai xe” đã xâm phạm trật tự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tức là là thay đổi trật tự bình thường trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi này bị phạt từ 40.000đ đến 60.000đ.
Thứ tư, mọi hành vi vi phạm hành chính đều phải có lỗi.
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi của mình có nội dung là sự nhận thức về sự xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước, tính trái pháp luật của hành vi đó nhưng vẫn lựa chọn và thúc đẩy hoạt động của mình trái với yêu cầu của pháp luật trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn và quyết định một cách xử xự khác phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
Lỗi là dấu hiệu cơ bản, bắt buộc phải có trong mọi loại vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dước dạng cố ý hoặc vô ý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý). Khi có đủ căn cứ để cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong khả năng không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, chúng ta có thể kết luận rằng đã không có vi phạm hành chính xảy ra. Như vậy, luật hành chính đã không chia nhỏ lỗi vô ý và lỗi cố ý như luật hình sự, sở dĩ là vì mức độ nguy hiểm của luật hành chính không đáng kể bằng luật hình sự.
Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân, tổ chức; vì vậy, khi hai chủ thể này vi phạm hành chính thì phải có lỗi. Một câu hỏi được đặt ra: làm thế nào để xác định được lỗi của tổ chức? Về mặt khách quan mà nói, tổ chức không được có tư cách độc lập, tuy nhiên chính pháp luật lại gán cho tổ chức một tư cách độc lập, hành vi của tổ chức chính là một số hành vi của cá nhân trong tổ chức và lỗi của tổ chức cũng chính là lỗi của các cá nhân hoạt động trong tổ chức.
Phạm vi lỗi trong luật hành chính chỉ đối với hành vi của mình (khác với phạm vi lỗi trong luật hình sự: đối với hành vi và hậu quả của hành vi).
Thứ năm, vi phạm hành chính không đồng thời là tội phạm.
Một hành vi vi phạm hành chính có thể do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện.
Khi cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó thấp hơn so với hành vi mà tội phạm trong luật hình sự thực hiện. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm. Để đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm hành chính phải căn cứ vào các yếu tố như: mức độ gây thiêt hại cho xã hội cuả hành vi , tính chất, mức độ lỗi, tầm quan trọng của khách thể được bảo vệ, nhân thân người vi phạm..
Ví dụ: A có hành vi cố ý gây thương tích cho B mà tỷ lệ thương tật nhỏ hơn 11% và không có tài phạm thì chỉ là hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt hành chính. Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặn nhỏ hơn 11% nhưng có những tình tiết tăng nặng thì đã cấu thành tội phạm và phải chịu hình phạt.
Đối với hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì mức độ nguy hiểm của hành vi đó không thể so sánh với mức độ nguy hiểm do luật hình sự quy định vì tổ chức không là chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự.
Thứ sáu, tính bị xử phạt hành chính.
Tính bị xử phạt hành chính là một dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính. Trong vi phạm hành chính, tính bị xử phạt vi phạm hành chính phải được biểu hiện thành nguy cơ của chủ thể vi phạm phải gánh chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính tương ứng. Nếu không có các hình thức xử phạt vi phạm hành chính tương ứng được quy định cụ thể thì không có biểu hiện của tính bị xử phạt vi phạm hành chính, do vậy, không tồn tại tính bị xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến không có vi phạm hành chính
Hành vi vi phạm hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trong các văn bản pháp luật, chủ thể vi phạm có nguy cơ phải gánh chịu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính (không chắc chắn bị xử phạt).
Có thể nói đây là đặc điểm quan trọng nhất vì một hành vi có thể thoả mãn tất cả các điều kiện trên mà không có tính bị xử phạt hành chính thì hành vi đó cũng không vi phạm hành chính.
Ví dụ: Hành vi trẻ 10 tuổi không đúng đội mũ bảo hiểm, trước năm 2005 không bị xử phạt mặc dù hành vi này thỏa mãn đủ ba điều kiện: là hành vi trái pháp luật, có lỗi tuy nhiên hành vi này lại không bị xử phạt hành chính vì nó không được quy định trong nghị định 146.
Tóm lại, qua việc phân tích khái niệm vi phạm hành chính trên, chúng ta thấy được sự khác biệt giữa vi phạm hành chính với các loại vi phạm pháp luật khác, từ đó xác định được trách nhiệm hành chính cho các chủ thể vi phạm hành chính dưới các hình thức xử phạt, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích khái niệm vi phạm hành chính.doc