Phân tích khái niệm đầu tư và Đầu tư nước ngoài?
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của khách hàng, cụ thể câu hỏi khách hàng như sau: “Kính thưa Luật sư Minh Khuê, Luật sư hãy phân tích cho tôi rõ hơn về khái niệm đầu tư? Đầu tư nước ngoài là gì?…”
Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, Luật sư hãy phân tích cho tôi rõ hơn về khái niệm đầu tư? Đầu tư nước ngoài là gì?Cảm ơn!
Trả lời:
Mục Lục
1. Đầu tư là gì?
Theo nghĩa thông thường, theo tác giả Nguyễn Lân, Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phô’ Hồ Chí Minh, 2000, tr. 594 , “đầu tư’ được hiểu là việc bỏ vốn, công sức nhằm mục đích sinh lời.
Theo Jeswald Salacuse: The Law of Investment Treaties, Oxford University Press, 2009, p.18, trong tiếng Latinh “investire” (đầu tư) có nghĩa là “cung cấp”, tức là nhà đầu tư cung cấp vốn cho doanh nghiệp thông qua hoạt động đầu tư.
Hay trong tiếng Anh, theo Longman Group Ltd.: Longman Dictionary of Contemporary English, Cayfosa, Barcelona, 1999, p.175 từ “investment” (đầu tư) có nghĩa là việc bỏ tiền của cá nhân, tổ chức vào một công ty, hoạt động kinh doanh hay ngân hàng để có được lợi nhuận hoặc để tiến hành thành công một hoạt động kinh doanh.
Theo trang web www.investopedia.com (Trang điện tử về giáo dục, tài chính và đầu tư) định nghĩa khoản đầu tư là một tài sản hoặc hàng hóa được mua với hy vọng nó sẽ tạo ra thu nhập hay đánh giá cao hơn trong tương lai. Theo nghĩa kinh tế, đầu tư là việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ được sử dụng trong tương lai để tạo ra của cải, không phải là tiêu thụ trong hiện tại. Trong tài chính, đầu tư là một tài sản tiền tệ mua với ý tưỏng rằng, các tài sản sẽ đem lại thu nhập trong tương lai hoặc đánh giá cao hơn và được bán với giá cao hơn.
Theo từ điển bách khoa toàn thư, đầu tư có ý nghĩa khác nhau trong tài chính và kinh tế học. Trong kinh tế học, đầu tư có liên quan đến tiết kiệm và trì hoãn tiêu thụ. Đầu tư có liên quan đến nhiều khu vực của nền kinh tế, chẳng hạn như quản lý kinh doanh và tài chính dù là cho hộ gia đình, doanh nghiệp, hoặc chính phủ. Trong tài chính, đầu tư tài chính là đặt tiền vào một tài sản với kỳ vọng của vốn đánh giá cao, thường là trong tương lai dài hạn. Điều này có thể được hoặc không được hỗ trợ bởi nghiên cứu và phân tích. Hầu hết hoặc tất cả các hình thức đầu tư liên quan đến một số hình thức rủi ro, chẳng hạn như đầu tư vào cổ phần, bất động sản và thậm chí các chứng khoán lãi suất cố định mà có thể, ngoài những điều khác, rủi ro lạm phát. Theo pháp luật một số nước hiện nay, việc đầu tư nước ngoài cần phải được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đầu tư, đơn cử ở Việt Nam, việc đầu tư phải được cấp giấy chứng nhận nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư
Ngược lại bỏ tiền vào một cái gì đó với một niềm hy vọng của lợi ích ngắn hạn, có hoặc không có phân tích kỹ lưỡng, là cờ bạc hay đầu cơ. Thể loại này sẽ bao gồm hầu hết các dạng của phái sinh, kết hợp một yếu tố rủi ro không là ngôi nhà dài hạn đối với tiền, và đặt cược vào con ngựa. Nó cũng sẽ bao gồm mua, ví dụ, một cổ phần công ty với hy vọng một lợi ích ngắn hạn mà không có ý định giữ nó trong thời gian dài. Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, tất cả các đầu tư có rủi ro ngang nhau sẽ có sẽ có cùng tỷ lệ thu hồi vốn dự kiến: đó là để nói rằng có một sự đánh đổi giữa rủi ro và hoàn vốn kỳ vọng. Nhưng điều đó không ngăn cản một người đầu tư trong các tài sản rủi ro trong dài hạn với hy vọng được hưởng lợi từ sự đánh đổi này. Việc sử dụng phổ biến thuật ngữ đầu tư để mô tả đầu cơ cũng đã có một ảnh hưởng trong đời sống thực tế nữa: nó làm giảm khả năng của nhà đầu tư phân biệt đầu tư và đầu cơ, giảm nhận thức của nhà đầu tư về rủi ro liên quan đến đầu cơ, tăng vốn dành cho đầu cơ, và giảm vốn khả dụng để đầu tư.
2. Hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư gồm có đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Đối với tiêu chí để xác định chủ yếu căn cứ vào yếu tố chủ thể của hoạt động đầu tư là cá nhân, tổ chức trong nước hay cá nhân, tổ chức nước ngoài.
– Đầu tư do cá nhân, tổ chức thực hiện tại quốc gia mà họ mang quốc tịch hoặc thường trú được gọi là đầu tư trong nước;
– Đầu tư của cá nhân, tổ chức vào quốc gia mà họ không có quốc tịch hoặc không thường trú thì được gọi là đầu tư nước ngoài (đầu tư quốc tế).
3. Đầu tư trong nước
Đẩu tư trong nước được hiểu là việc các tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam dùng vốn bằng tiền mặt, hiện vật hoặc quyền về tài sản để sản xuất, kinh doanh dưới hình thức thành lập mới doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
4. Đầu tư nước ngoài
Trong khoa học pháp lý có khá nhiều cách hiểu về đầu tư nước ngoài, tùy thuộc vào khía cạnh nhìn nhận khác nhau của quá trình này và chúng được thể hiện ở cả pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia.
Theo nội luật của nhiều quốc gia, khái niệm đầu tư nước ngoài hoặc được định nghĩa rõ ràng hoặc gộp với định nghĩa về đầu tư nói chung (bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nựớc ngoài).
Ví dụ, theo Luật Đầu tư của năm 2007 (Inđônêxia) quy định, “đầu tư nước ngoài” là hoạt động đầu tư để kinh doanh trên lãnh thổ của nước Cộng hòa Inđônêxia được thực hiện bởi một nhà đầu tư nước ngoài cả bằng hình thức 100% vốn nước ngoài và tham gia vào hên doanh với nhà đầu tư trong nước.
Tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2015 theo Luật Khí tượng thủy văn; năm 2016 theo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có đỉều kiện của Luật Đầu tư; năm 2017 theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; năm 2018 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có hên quan đến quy hoạch; năm 2019 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ thì không có định nghĩa riêng về đầu tư nưổc ngoài mà gộp chung vào định nghĩa “đầu tư kinh doanh”.
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “đầu tư nước ngoài” được ghi nhận trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của năm 1987, sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992. Mặc dù có khác biệt về nội hàm, khái niệm này tiếp tục được ghi nhận trong luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2000 và Luật Đầu tư năm 2005.
Ở góc độ pháp luật quốc tế, hầu hết các điều ước quốc tế định nghĩa đầu tư bằng cách liệt kê các tài sản, quyền tài sản được nhà đầu tư nước ngoài đưa (chuyển) vào quốc gia sở tại để thực hiện quá trình đầu tư sinh lời của mình thì được gọi là các khoản đầu tư. Pháp luật đầu tư một số quốc gia cũng định nghĩa theo cách này.
Ví dụ, Luật Đầu tư năm 2016 (Mianma) quy định, tại Mục 40 liệt kê các tài sản, quyền tài sản được coi là khoản đầu tư và theo Mục 2 của Luật này thì đầu tư nước ngoài là việc đầu tư trực tiếp tại Mianma đôì với các khoản đầu tư nêu tại Mục 40 nói trên do những cá nhân, tổ chức không có quốc tịch Mianma thực hiện.
Tại Điều 18 Luật Đầu tư nước ngoài năm 2014 (Cuba) cũng quy định các loại tài sản, quyền tài sản được coi là khoản đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Cuba. Một số hiệp định gần đây không chỉ xác định đầu tư dựa trên cơ sở các loại tài sản mà còn nêu ra những đặc điểm chung của đầu tư như cam kết về vốn, kỳ vọng về thu nhập hay lợi nhuận hoặc có rủi ro. Ví dụ: Hiệp định đầu tư và toàn diện trong ASEAN (xem chú thích số 2 của điểm c Điều 4). Loại tài sản nào không có những đặc điểm như vậy thì không được coi là đầu tư. Yếu tố nước ngoài được xác định theo quốc tịch của chủ thể tiến hành đầu tư kinh doanh.
Tuy vậy, dù có hay không có định nghĩa cụ thể về đầu tư nước ngoài trong pháp luật, dường như các quốc gia đều quan niệm giống nhau về đầu tư nước ngoài, theo đó là việc bỏ vốn của cá nhân, tổ chức để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh hợp pháp tại quốc gia mà họ không mang quốc tịch hoặc không phải là người thường trú.
5. Đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam
Liên quan đến đầu tư nước ngoài, ở Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987), sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992 định nghĩa: “đầu tư nước ngoài” là “việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này” (khoản 3 Điều 2).
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1996), sửa đổi, bổ sung năm 2000 định nghĩa “đầu tư nước ngoài” là “việc nhà đầu tư nưốc ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” (khoản 1 Điều 2).
=> Như vậy, việc bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh theo các hình thức được Luật này cho phép, thực chất chỉ là các quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, trong khi nhiều hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài khác như các doanh nghiệp đặt chi nhánh hay văn phòng đại diện hoặc các hoạt động đầu tư gián tiếp thì đều không được pháp luật điều chỉnh. Cho đến khi Luật Đầu tư (năm 2005) được ban hành thì phạm vi điều chỉnh mối được mở rộng thành các hoạt động đầu tư chung, gồm cả việc thực hiện đầu tư ở trong nước và của nước ngoài. Luật đã đưa ra định nghĩa “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốh bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (khoản 1 Điều 3).
Đến Luật Đầu tư năm 2014, khái niệm đầu tư, đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp nước ngoài đã không còn xuất hiện nữa mà chỉ còn duy nhất một khái niệm đó là “Đầu tư kinh doanh”.
Theo Luật đầu tư năm 2014 này, hoạt động đầu tư chính là “việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốh góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư” (khoản 5 Điều 3). Định nghĩa nhà đầu tư nước ngoài trong Luật Đầu tư năm 2014 là “cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” (khoản 14 Điều 3).
Như vậy, định nghĩa về “đầu tư” theo các luật trên chỉ nêu các loại hình bỏ vốn đầu tư được phép thay vì xác đỊnh cả mục đích, kết quả của quá trình này. Cùng vối đó, đầu tư nưốc ngoài được xác định dựa vào yếu tô’ nước ngoài của quốc tịch người sở hữu tài sản đầu tư.
Pháp luật quốc tế xác định đầu tư nưổc ngoài theo các cách khác nhau, tùy vào mục đích của các điều ước/thỏa thuận quốc tế. Đối với các hiệp định về dịch chuyển vốh, nguồn lực qua biên giới, đầu tư nước ngoài gắn vói yếu tố kiểm soát việc sử dụng vốn đầu tư của nhà đầu tư nưốc ngoài. Trong khi đó, các điều ước quốc tế về đầu tư thường quy định rộng dựa trên yếu tố tài sản; theo đó, đầu tư là “bất kỳ loại tài sản nào”. Có một số điều ưóc quốc tế đưa ra danh mục tài sản đầu tư như:
– Động sản, bất động sản và quyền về tài sản như thế chấp, thế nợ, cầm cố;
– Cổ phần, cổ phiếu, trái khoán hoặc quyền lợi về tài sản của các công ty;
– Quyền đòi tiền hay đòi thực hiện theo hợp đồng có giá trị tài chính;
– Các quyền về sở hữu trí tuệ;
– Các hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.
Việc liệt kê hết các tài sản thuộc phạm vi bảo hộ của điều ước quốc tế về đầu tư đem lại sự chắc chắn về mặt pháp lý cho các nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, cách quy định này lại không linh hoạt để mở rộng cho các loại tài sản đầu tư mới có thể phát sinh trong tương lai, bỏ sót những hình thức đầu tư mới mà nước nhận đầu tư muôn thu hút trong chiến lược phát triển của mình. Ngoài ra, các bên ký kết phải đàm phán lại nếu muốh đưa bổ sung vào phạm vi bảo hộ của điều ước quốc tế các khoản đầu tư như vậy. Chính vì vậy, nhiều điều ước quốc tế về đầu tư chỉ nêu minh họa các tài sản đầu tư còn vẫn áp dụng chung với mọi loại tài sản thỏa mãn các tiêu chí khác về đầu tư nước ngoài.
Một yêu cầu thường gắn với đầu tư nước ngoài trong pháp luật quốc tế là phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và quy định của nước nhận đầu tư. Các quốc gia có thể thỏa thuận thêm là khoản đầu tư phải được phê duyệt bằng văn bản rõ ràng.
Ví dụ, Điều 1 của Hiệp định đầu tư song phương giữa Malaixia và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thông nhất (UAE) quy đỉnh đầu tư vào Malaixia là “khoản đầu tư được phê duyệt” và đầu tư được bảo hộ là “các khoản đầu tư được các cơ quan có thẩm quyền của UAE chấp thuận và phân loại là đầu tư theo pháp luật và quy định của nước nhận đầu tư”. Ngoài ra, các hiệp định đầu tư còn nêu rõ hình thức đầu tư nếu có thay đổi sẽ vẫn được bảo hộ. Thu nhập từ đầu tư nước ngoài cũng được bảo hộ bằng việc bảo đảm quyền tự do chuyển nhượng các khoản lợi nhuận ra khỏi nước nhận đầu tư.
Như vậy, đầu tư nước ngoài nhìn từ góc độ pháp lý khác với khái niệm đầu tư trong kinh tế. Định nghĩa đầu tư trong pháp luật có thể không bao hàm một số loại hình đầu tư có trong thực tiễn. Khi đưa vào văn bản pháp luật ở cấp độ quốc gia hay quốc tế một định nghĩa đầu tư nước ngoài, các quốc gia xác định loại hình tài sản nước ngoài mà mình muốn thu hút và có thể được bảo hộ. Việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế phải dựa trên cơ sở các cơ chế có trong văn bản pháp luật liên quan và chỉ thực hiện đối với những khoản đầu tư được bảo hộ theo các văn bản đó.