Phân tích chi tiết mô hình kinh doanh của Vinamilk

Vinamilk là thương hiệu cung cấp sữa chiếm thị phần lớn của Việt Nam. Kể từ khi cổ phần hoá vào năm 2003 và niêm yết chứng khoán năm 2006 Vinamilk luôn là một doanh nghiệp điển hình cùng chiến lược hoạt động đúng đắn, bài bản. Mô hình kinh doanh của Vinamilk sau 40 năm hoạt động đã khẳng định được vị thế trong ngành thực phẩm và đồ uống trên toàn thế giới.

Giới thiệu về công ty Vinamilk

Công ty Vinamilk có tên chính thực là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Công ty chuyên sản xuất, kinh danh các sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa cùng với các máy móc thiết bị. Các sản phẩm kinh doanh chính của Vinamilk bao gồm các loại sữa như sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa đặc, sữa đậu nành, sữa chua, sữa,… Ngoài ra còn có các thức uống giải khát cùng các chế phẩm từ sữa khác. Tại Việt Nam, Vinamilk chiếm phần lớn thị phần các sản phẩm về sữa. Cụ thể, chiếm 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa đặc.

Vinamilk - Thương hiệu sữa số 1 Việt NamVinamilk – Thương hiệu sữa số 1 Việt Nam

Hiện tại, Vinamilk đã có 14 nhà máy sản xuất, 3 chi nhánh bán hàng, 2 xí nghiệp kho. Tại nước ngoài Vinamilk cũng có một văn phòng đại diện tại Thái Lan và một nhà máy sản xuất tại Campuchia. Ngoài thị trường Việt Nam, các sản phẩm của Vinamilk cũng xuất sang các nước Campuchia, Philippines, Úc, một số nước Trung Đông và Mỹ. Theo báo cáo thống kê mới nhất, doanh thu xuất khẩu chiếm 13% tổng doanh thu của Vinamilk.

Về hệ thống phân phối, Vinamilk tự hào có hệ thống phân phối phủ rộng khắp toàn quốc. Mạng lưới phân phối của Vinamilk có 240 nhà phân phối với trên 140.000 điểm bán. Hiện nay với vị thế là một doanh nghiệp sữa hàng đầu trong nước và xuất khẩu, Vinamilk luôn áp dụng những công nghệ mới nhất vào sản xuất. 

Chặng đường dài từ 45 năm kể từ ngày thành lập đến thương hiệu vươn tầm thế giớiChặng đường dài từ 45 năm kể từ ngày thành lập đến thương hiệu vươn tầm thế giới

Kim chỉ nam của công ty luôn đề cao chữ tín trong làm ăn, cung cấp những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng những tiêu chí quốc tế và cuối cùng là phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Vinamilk có tầm nhìn muốn trở thành biểu tượng về dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người. Cam kết mang lại những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng, ngon miệng. Hoạt động trên tôn chỉ đề cao sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm với xã hội.

Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Vinamilk

Vinamilk là một thương hiệu lớn luôn đề cao sứ mệnh và trách nhiệm cho công đồng với tầm nhìn lớn. Trong đó, Vinamilk luôn xác định rõ chiến lược phát triển công ty theo các nền tảng:

Tầm nhìn

Vinamilk từ khi thành lập và trở thành một công ty lớn đều đặt ra tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khoẻ phục vụ cuộc sống con người.”

Sứ mệnh

Vinamilk luôn xác định rõ sứ mệnh của thương hiệu là: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”

Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi của Vinamilk được hình thành dựa vào các yếu tố:

  • Chính trực: Chính trực là liên chính, trung thực trong tất cả các hoạt động giao dịch và ứng xử của thương hiệu.
  • Tôn trọng: Tôn trọng bao gồm tôn trọng bản thân, tôn trọng công ty, doanh nghiệp, tôn trọng đối tác và đặc biệt là tôn trọng khách hàng.
  • Công bằng: Công bằng trong nội bộ công ty, với các nhân viên, các đối tác, nhà cung cấp và tất cả các bên liên quan.
  • Đạo đức: Đạo đức chính là tôn trọng và thực hiện đúng theo những tiêu chuẩn đạo đức cộng đồng.
  • Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty và Nhà nước.

Phân tích mô hình kinh doanh của Vinamilk theo mô hình SWOT

SWOT là từ viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Mô hình SWOT được nhiều doanh nghiệp áp dụng để quản lý và phân tích các yếu tố quan trọng của một doanh nghiệp.Từ đó có thể đưa ra chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Mô hình SWOTMô hình SWOT

Trong sơ đồ, 2 yếu tố Strengths, Weaknesses dùng để đánh giá nội bộ của doanh nghiệp. 2 yếu tố cơ bản này tồn tại trong nội tại của công ty, liên quan đến các hoạt động, tài sản cũng như chiến lược phát triển sản phẩm. 

Còn lại 2 yếu tố là Opportunities và Threats đánh giá những tác động bên ngoài đối với công ty. Nó thường mang tính chất vĩ mô và có liên quan đến thị trường. Doanh nghiệp không thể kiểm soát 2 yếu tố này nhưng vẫn cần xác định rõ để có thể nắm bắt các cơ hội cũng như đề phòng các thách thức có thể xảy ra.

Strengths (Điểm mạnh) của Vinamilk

Logo của VinamilkLogo của Vinamilk

Theo mô hình SWOT của Vinamilk thương hiệu này có những đặc điểm nổi trội sau đây:

  • Điểm mạnh về thương  hiệu: Từ khi thành lập đến thời điểm hiện tại Vinamilk luôn là thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt. Cái tên Vinamilk đã thống lĩnh thị trường sữa với những sản phẩm chất lượng, không ngừng đổi mới, quảng cáo, tiếp thị được đầu tư đúng mực.
  • Chiến lược Marketing hiệu quả: Vinamilk có mạng lưới phân phối có độ phủ khắp toàn quốc. Bên cạnh đó các chiến lược quảng cáo cũng được tiến hành ở đa canh, độ phủ khắp toàn nước giúp nâng cao nhận thức thương hiệu và sản phẩm.

Weaknesses (Điểm yếu) của Vinamilk

Ngoài những điểm mạnh kể trên, Vinamilk cũng có một số yếu điểm có thể kể đến như:

  • Nguồn nguyên liệu chưa được tự chủ: Các nguyên liệu, phụ liệu của Vinamilk phần lớn đến từ nguồn nhập khẩu. Sự không tự chủ được trong các nguyên liệu này càng bị ảnh hưởng mạnh hơn trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19 đang hạn chế những hoạt động kinh tế giữa các quốc gia.
  • Thị phần sữa bột còn thấp: Không thể chiếm lĩnh thị phần như sữa nước, Vinamilk khá thất thế về mảng sữa bột. Nguyên nhân khách quan là do người tiêu dùng Việt có xu hướng lựa chọn những sữa bột nhập khẩu hơn sữa bột trong nước. Hiện nay các sản phẩm sữa bột nhập ngoại lại được nhập khẩu ngày càng nhiều vào Việt Nam khiến thị trường sữa bột của Vinamilk không thể giữ vị trí độc tôn như trước đây.

Opportunities (Cơ hội) của Vinamilk

Vinamilk có khá nhiều lợi thế để phát triển thương hiệu cũng như tăng doanh số bán hàng. Theo mô hình SWOT Vinamilk có một số cơ hội chính sau:

  • Thị trường rộng lớn: Người dân Việt Nam hầu hết đều có nhu cầu sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì vậy có một nguồn khách hàng tiềm năng vô cùng lớn mà Vinamilk có thể tận dụng.
  • Nhu cầu ngày càng tăng cao: Hiện nay với đời sống kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng sữa và các sản phẩm sữa (những mặt hàng chính của Vinamilk) ngày càng tăng. Sữa không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn là nguyên liệu cho nấu ăn và phục vụ làm đẹp.

Threats (Thách thức) của Vinamilk

Vinamilk vẫn đang phải đối mặt với khá nhiều thách thứcVinamilk vẫn đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức

Có cơ hội thì chắc chắn không thể thiếu những thách thức. Theo mô hình SWOT, Vinamilk cần đối mặt với một số thách thức sau:

  • Mức độ cạnh tranh cao: Thị trường sữa có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Mỗi năm cũng có không ít cái tên gia nhập thị trường. Do vậy đây là một thách thức lớn mà Vinamilk cần đối mặt.
  • Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu của Vinamilk vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Điều này khiến cho Vinamilk tuy sở hữu trang trại bò chuẩn quốc tế nhưng vẫn có nguồn cung nguyên liệu không ổn định.
  • Các hãng sữa ngoại: Với chính sách mở cửa hiện nay, các loại sữa ngoại được nhập khẩu ngày càng nhiều vào Việt Nam. Điều quan trọng hơn là khách hàng Việt Nam đang có xu hướng lựa chọn những sữa ngoại. 

Vinamilk là thương hiệu sữa số 1 Việt Nam thời điểm hiện tại. Công ty luôn xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn định hướng cho những hoạt động sản xuất kinh doanh. Mô hình kinh doanh của Vinamilk luôn là một case study được nhiều đối tượng nghiên cứu và phân tích.