Phân phối đúng đắn, doanh thu Coca Cola không giảm dù dịch Covid 2020
Chiến lược phân phối chặt chẽ là chìa khóa tăng trưởng không ngừng của thương hiệu toàn cầu Coca Cola. Kết quả là doanh thu cuối quý I/2020 của Coke là 8,6 tỷ USD. Hiện này con số này không có xu hướng giảm mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch CoVid-19.
Tiếp thị – sản xuất – phân phối là những nhân tố làm nên danh tiếng của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó phân phối có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Nhiệm vụ này đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược phân phối thông minh và triển khai nó trong thời gian dài. Coca Cola là một trong những cái tên đã thành công trong hoạt động này.
1. Những điều bạn cần biết về Coca Cola
Thương hiệu Coca Cola – bài học thành công trong chiến lược phân phối
Coca Cola (có tên rút gọi là Coke) được sáng chế bởi dược sĩ John Stith Pemberton – chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân vào năm 1886.
Sau khi ra đời, Coca Cola gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường do khách hàng còn quá xa lạ với hình ảnh cũng như hương vị của loại thức uống này. Tuy nhiên Coca Cola vẫn kiên trì cải thiện chất lượng sản phẩm, mẫu mã, cách thức tiếp cận, phân phối đến người tiêu dùng.
James Robert B. Quincey hiện đang là CEO của Coca Cola, quan điểm của ông về kinh doanh là “không ngừng đổi mới, luôn tự hỏi người tiêu dùng đang cần gì và lấp đầy mong muốn của họ”.
Nhờ quan điểm đó, tính đến nay Coca Cola đã cho ra đời hơn 80 loại đồ uống với 20 thương hiệu bao gồm đồ uống có ga, si rô, đồ uống thể thao, nước trái cây ví dụ như: Smart Water, Honest Kids và Minute Maid.
Giờ đây, khi nhắc đến Coca Cola, người ta sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh thương hiệu với hai màu đỏ trắng trên bao bì và vị đặc trưng “độc nhất” của loại thức uống này. Đằng sau sự thành công đó là một bài học xây dựng chiến lược kinh doanh thành công mà các doanh nghiệp hiện nay cần học hỏi.
Chứng minh cho điều đó, Coca Cola là cái tên không ngừng đổi mới với những chiến dịch truyền thông huyền thoại như: “taste the feeling” để nhấn mạnh đến sự tươi mát, hương vị, độ kích thích kết nối cộng đồng, hay những thông điệp “lan tỏa yêu thương tết sum vầy”, “open happiness” thúc giục khách hàng mở nắp chai coca để đón nhận sự hạnh phúc.
Vì thế, giờ đây mỗi dịp tết đến xuân về những lon Coca lại trở thành thứ thức uống chủ yếu trong mâm cơm người Việt hay trở thành món quà thay cho lời chúc năm mới bình an.
Bên cạnh đó, Coca Cola còn rất thành công trong xây dựng chiến lược phân phối đưa thức uống thơm ngon của mình đến với người dùng. Kết quả là doanh thu cuối quý I/2020 của Coke là 8,6 tỷ USD không có xu hướng giảm mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch CoVid 19.
Để duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường, Coca Cola đã rất thông minh trong việc sử dụng các kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vậy những chiến lược phân phối mà Coca Cola đã và đang triển khi là gì?
Xem thêm Top 20 Công ty đã xây dựng Quy trình chăm sóc Khách hàng thành công
2. Chiến lược phân phối của “Ông lớn” Coca Cola trên thị trường
Coke đã chia khách hàng của mình thành nhiều nhóm để cung cấp sản phẩm. Dựa vào đặc điểm của khách hàng có thể chia thành 4 hình thức phân phối chính như sau:
Mục Lục
Coca Cola phân phối “trực tiếp” đến người tiêu dùng cuối cùng
Coca Cola phân phối “trực tiếp” đến người tiêu dùng cuối cùng
Coca Cola xuất phát từ một quán đồ uống nhỏ, với hình thức kinh doanh chủ yếu là bán hàng trực tiếp cho người dùng. Sau đó thức uống của Coca Cola đã được khách hàng ưa thích nhiều hơn, doanh thu nhanh chóng tăng lên và quy mô Coca Cola cũng ngày một tăng.
Từ đó, các chi nhánh của Coca Cola cũng dần mở rộng. Với mục tiêu cung cấp nhanh chóng sản phẩm đến tay người tiêu dùng, Coca Cola sau này mới có các chiến lược phân phối khác như qua đại lý, siêu thị, doanh nghiệp bán buôn,…
Tuy nhiên chiến lược phân phối trực tiếp vẫn luôn được chú trọng. Ngày nay Coca Cola phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng bằng các hình thức như:
Bán hàng trực tuyến trên các trang
thương mại Hiện nay Coca Cola đang phát triển các trang bán hàng trên Facebook, Google, app điện tử để tiếp cận người tiêu dùng qua internet một cách linh hoạt hơn. Hệ thống máy bán hàng tự động Hệ thống máy bán hàng tự động của
Coca Cola được đặt bán tại các khu vực ăn uống, vui chơi, giải trí, bệnh viện, nhà trường,… Hàng năm Coca Cola thu về hàng tỷ USD nhờ các cỗ máy “bất động” này. Bán hàng tại các điểm bán trực tiếp Tại các điểm bán hàng trực tiếp, Coca
Cola ngày càng bổ sung vào menu của mình những thức uống mới như: nước uống có ga, bổ sung năng lượng, sữa, nước trái cây có nguồn gốc từ thực vật, thức uống thể thao, nước khoáng, cà phê và trà pha
sẵn.
Bên cạnh đó, Coke cũng không ngừng đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất, bao bì nhãn mác để đảm bảo chất lượng cũng như sự tươi mới của sản phẩm.
Chính nhờ sự “đổi mới sáng tạo” đó mà Coca Cola luôn giữ chân người tiêu dùng của mình tại các điểm bán hàng và luôn là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng mỗi khi nhắc đến “nước uống có ga”.
Coca Cola là một trong những doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường. Xem ngay xu hướng bán lẻ toàn cầu năm 2020 tại đây.
Chiến lược phân phối Coca Cola đến các doanh nghiệp bán lẻ
Chiến lược phân phối Coca Cola đến các doanh nghiệp bán lẻ
“Bán lẻ” là miếng bánh ngọt khó cưỡng lại của tất cả các doanh nghiệp. Coca Cola ngay từ khi mở thành lập đã hướng đến mô hình bán lẻ tại các siêu thị, đại lý để chiếm thị phần nước giải khát nhanh chóng hơn.
Xem thêm bài viết Sự Chuyển Mình Mang Tên “Cách Mạng Số” Từ Thương Hiệu Bán Lẻ Khổng Lồ P&G
Chiến lược phân phối đến các siêu thị, đại lý
Thay vì bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, Coke đã phân phối sản phẩm đến các siêu thị, đại lý, cửa hàng nhỏ lẻ,… để người tiêu dùng nhanh chóng biết đến thương hiệu Coca Cola hơn. Theo đó, Coke cũng tiêu thụ số lượng lớn thức uống trong thời gian ngắn.
Ngày nay Coca Cola là loại đồ uống đã “phủ sóng” trên tất cả các siêu thị lớn nhỏ như Big C, Vinmart, AEON, Coopmart, Mega Market, Lotte Mart, Emart,…
Coca Cola hiểu tâm lý người tiêu dùng thường đi dạo một vòng siêu thị rồi mới đến khu vực thanh toán. Do đó tại các siêu thị, Coca Cola luôn được bày bán thành nhiều điểm khác nhau để kích thích nhu cầu mua của người tiêu dùng.
Phân phối đến các cửa hàng nhỏ lẻ
Thực tế cho thấy, có rất nhiều người tiêu dùng ngần ngại mua hàng tại các siêu thị bởi nhiều nguyên nhân do gửi xe, tốn thời gian, không thuận tiện đường đi,… Do đó, người dùng có xu hướng vào các cửa hàng nhỏ mua hàng để thuận tiện hơn trong quãng đường di chuyển của mình. Vì vậy, việc phân phối sản phẩm vào các chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ là thị trường rất nhiều tiềm năng.
Hiểu được điều đó Coca Cola hiện nay đã có mặt tại tất các các cửa hàng nhỏ lẻ trên cả nước và có những chính sách hỗ trợ các cửa hàng nhỏ lẻ như:
- Coca Cola cung cấp số lượng lớn đồ uống với giá chiết khấu tới các chủ cửa hàng.
- Hỗ trợ các địa điểm bán hàng phần mềm quản lý cửa hàng, sản phẩm, hàng hóa và đội ngũ bán hàng.
- Coca Cola còn hỗ trợ các cửa hàng lắp đặt hệ thống kệ hàng, trang trí, bảng quảng cáo, áp dụng các chương trình ưu đãi, giảm giá để kích thích người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn.
Do đó doanh thu của Coca Cola trong những năm 2000 tăng “chóng mặt” bởi thời gian đó, Coca Cola đã thành công trong chiến lược phân phối đến toàn bộ cửa hàng nhỏ lẻ trên thị trường.
Chiến lược phân phối cho Key account (địa điểm bán hàng còn lại)
Hiện nay Coca Cola Việt Nam có ba nhà máy tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cung cấp thức uống cho chuỗi các địa điểm kinh doanh như: quán bar, quán ăn, nhà nghỉ, khách sạn, bệnh viện, trường học,…
Các chuỗi cửa hàng như KFC, Lotte, các rạp chiếu phim đều cộng tác với Coca Cola để cung cấp những bữa ăn hoàn hảo đến khách hàng
Coca Cola phân phối đến các doanh nghiệp bán buôn
Coca Cola phân phối đến các doanh nghiệp bán buôn
Doanh nghiệp bán buôn là các tổ chức mua hàng với số lượng lớn và thực hiện phân phối lại cho người tiêu dùng. Trên thực tế, hiện nay các doanh nghiệp bán buôn hay phân phối lại có rất nhiều tiềm lực về tiếp thị, truyền thông, vốn, khoa học công nghệ.
Do đó, việc Coca Cola hướng đến chiến lược phân phối cho các doanh nghiệp này là rất thông minh. Bởi việc bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp bán buôn giúp tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Ngoài ra điều này còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm một lượng lớn chi phí marketing, truyền thông sản phẩm.
Qua nhiều thập kỷ, Coca-Cola đã vô cùng thành công trong việc kinh doanh dòng sản phẩm của mình đặc biệt là nước uống có ga. Trong tương lai Coke sẽ còn mở rộng hơn nữa thị trường của mình nhờ sự đổi mới không ngừng và chiến lược phân phối thông minh.
Tìm đọc thêm: Lựa chọn chiến lược phân phối sản phẩm nào để hàng hóa tới tay khách hàng nhanh nhất?
3. Kết luận
Mô hình phân phối của Coca cola là bài học lớn với các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ hiện nay.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải nhìn thông suốt rằng, để vận hành chiến lược phân phối toàn diện như vậy, Coca Cola hay bất kỳ một doanh nghiệp nào khác cũng cần phải có hệ thống quản trị khách hàng, quản trị bán hàng,… toàn diện. Ví dụ cụ thể là phần mềm FastWork CRM.
FastWork CRM hỗ trợ doanh nghiệp trong quản trị quan hệ khách hàng và quản trị bán hàng, phù hợp với doanh nghiệp B2B.
Vì vậy, bên cạnh việc tham khảo hướng xây dựng chiến lược phân phối của Coca Cola, độc giả cũng nên tìm hiểu sâu các vấn đề như: Làm thế nào để quản trị chiến lược đó? Sử dụng công cụ nào, nguồn nhân lực và vật lực thế nào để có chiến lược phân phối hiệu quả,…
Chúng tôi hy vọng bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về con đường thành công của Coca Cola cũng như vạch ra những chiến lược phân phối, tiếp thị cho riêng mình. Tìm hiểu tổng quan về FastWork CRM qua video dưới đây.
Tham khảo tính năng quản lý chăm sóc khách hàng trực tuyến trên phần mềm FastWork CRM
Xem thêm bài review: Top 5 phần mềm bán hàng dễ sử dụng nhất cho doanh nghiệp Việt Nam
Đăng ký tư vấn