Phân nhóm hàng hoá, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu – StartupLand

Phân loại nhóm hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu là xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đó. Theo đó, việc xác định loại hàng hoá, dịch vụ dựa trên bảng phân loại hàng hoá, dịch vụ mà Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp. Và không phải dựa trên danh mục nhóm ngành đăng ký kinh doanh. Có thể thấy hiện nay nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngày càng nhiều, nhằm mục đích là hạn chế các rủi ro về pháp lý liên quan.

Và nếu bạn đang bối rối vì không biết nhóm hàng hoá, dịch vụ nào cần được bảo hộ thương hiệu? Bạn đang loay hoay vì không hiểu rõ quy định của pháp luật hiện hành về các nhóm hàng hoá, dịch vụ. Đừng lo, hãy cùng STARTUPLAND giải đáp những thắc mắc này ngay trong bài viết bên dưới nhé! 

Phan nhom hang hoa dich vu khi dang ky bao ho nhan hieu

Căn cứ pháp lý

Kể từ ngày 01/01/2022, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2022. Đặc biệt được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.

Vì sao phải phân loại hàng hoá, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Về bản chất, đăng ký nhãn hiệu là bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho nhóm hàng hoá, dịch vụ đặc thù. Vì vậy, việc phân loại nhóm hàng hoá, dịch vụ chính là một trong các bước xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu dự định đăng ký.

Nhóm hàng hoá, dịch vụ là căn cứ để triển khai việc tra cứu nhãn hiệu. Cũng như là kiểm tra khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Đồng thời cũng là căn cứ để xác định các khoản phí, lệ phí mà chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp. Kể từ khi bắt đầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho đến khi cấp Văn bằng và gia hạn Văn bằng. 

Cách phân loại hàng hoá, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

1. Theo bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ 

Phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu là rất bước quan trọng. Từ đó giúp ta xác định được phạm vi bảo hộ thương hiệu. Theo Cục Sở hữu trí tuệ, sản phẩm, dịch vụ sẽ được phân loại dựa vào bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ. Theo thỏa ước Ni-xơ phiên bản 11, bao gồm 45 nhóm. Trong đó:

– Từ 1 đến 34 là nhóm về phân loại đối với hàng hóa. Ví dụ như: Nhóm 4. Dầu và mỡ công nghiệp; Chất bôi trơn; Chất để thấm hút, làm ướt và làm dính bụi; Nhiên liệu (kể cả xăng dùng cho động cơ) và vật liệu cháy sáng; Nến, bấc dùng để thắp sáng.
– Từ 35 đến 45 là nhóm phân loại đối với dịch vụ. Ví dụ như: Nhóm 41. Giáo dục; Ðào tạo; Giải trí; Tổ chức các hoạt động thể thao và văn hoá.

Căn cứ để phân loại các loại hàng hoá, dịch vụ vào cùng một nhóm:  
– Các hàng hoá giống nhau hoặc tương tự về thành phần, tính chất, công dụng. Hoặc là mục đích sử dụng, sẽ được phân vào một nhóm.
– Các dịch vụ giống nhau hoặc tương tự về tính chất sẽ được phân vào một nhóm.

2. Thoả ước Ni-xơ

Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ. Vì mục đích đăng ký nhãn hiệu là điều ước quốc tế đa phương được ký kết ngày 15/6/1957 tại Ni-xơ và có hiệu lực từ ngày 08/4/1961. Thoả ước Ni-xơ được sửa đổi tại Stockholm ngày 14/7/1967. Và tại Geneva ngày 13/5/1977 và 28/9/1979. 

Hiện có 83 quốc gia là thành viên của Thoả ước Ni-xơ. Việt Nam cũng chưa tham gia Thoả ước Ni-xơ. Tuy nhiên, hiện nay có khoảng 150 cơ quan trên thế giới áp dụng Bảng phân loại Ni-xơ. Nhằm mục đích phân loại nhóm hàng hoá, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu, bao gồm cả các vùng lãnh thổ. Việc có số lượng lớn các cơ quan trên toàn thế giới sử dụng, nên Bảng phân loại quốc tế hàng hoá, dịch vụ Ni-xơ trở nên phổ biến. Và gần như trở thành một công cụ để phân loại nhóm hàng hoá, dịch vụ thống nhất khi đăng ký nhãn hiệu trên toàn cầu. 

Những lưu ý khi phân nhóm sản phẩm, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

1. Cần xác định đúng bản chất hoạt động kinh doanh

Cần tìm đúng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ để phân nhóm được chính xác.

2. Hiểu rõ đặc tính chuyên biệt của hàng hóa, dịch vụ

Với các sản phẩm, dịch vụ chắc chắn sẽ có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên theo quy định ước phân loại nhãn hiệu thì chúng không được xếp chung một nhóm. Do vậy, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ta cần phải tìm hiểu thật kỹ càng. Đặc biệt là các đặc tính chuyên biệt của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó tránh những nhầm lẫn xảy ra trong quá trình đăng ký. 

3. Phạm vi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền

Những nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi các sản phẩm hoặc dịch vụ được liệt kê trong đơn đăng ký. Thế nên, việc phân nhóm hàng hoá, dịch vụ đúng sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Thương hiệu sẽ được bảo hộ phù hợp trong từng lĩnh vực kinh doanh, tránh các hành vi xâm phạm từ đối thủ.

4. Liệt kê sản phẩm, dịch vụ cụ thể

Mỗi một nhóm sản phẩm có nhiều sản phẩm khác nhau. Vì vậy, khi đăng ký quý khách hàng không thể viết chung sản phẩm thuộc nhóm bao nhiêu mà phải liệt kê những sản phẩm, dịch vụ cụ thể để đăng ký bảo hộ. 

5. Cân nhắc sử dụng các dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu nếu phân loại chưa đúng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi và nộp bổ sung phí phân loại. Vì vậy, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các dịch vụ tư vấn từ các công ty có nhiều kinh nghiệm, am hiểu các thủ tục pháp lý về đăng ký bảo hộ thương hiệu.  Để từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và tiết kiệm thời gian nhé!

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại StartupLand 

Dang ky bao ho nhan hieu 2022

StartupLand hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong quá trình khách hàng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm: 

Bước 1: Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu 

– Khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Thực hiện tra cứu sơ bộ đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu;
– Kết quả tra cứu nhãn hiệu sẽ được thông báo sau 1-3 ngày làm việc.

Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

Hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Danh sách các đồng sở hữu nhãn hiệu (nếu có);
– Mẫu nhãn hiệu gửi kèm.

Bước 3: Theo dõi quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

– Giai đoạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
– Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
– Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 09 – 12 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 4: Nhận và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Thời gian 01 tháng, trường hợp nhãn hiệu đủ điều kiện bảo hộ, Cục SHTT ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. 

Hiện nay, thủ tục Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng đã đơn giản đi rất nhiều và chi phí bỏ ra cũng không quá cao, nhưng lợi ích có được thì lại rất lớn. Cho nên Doanh nghiệp nên cân nhắc đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt, đặc biệt trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp để bảo vệ toàn vẹn giá trị và lợi ích của nhãn hiệu trên thường trường nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

Nếu có bất thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!