Phần mềm ERP là gì? – Phần mềm SThink – Công ty TNHH Phần Mềm Sắc Màu
Mục Lục
Trong vài năm gần đây, phần mềm ERP là khái niệm không còn lạ đối với chúng ta, nhưng để hiểu rõ khái niệm này là điều không phải đơn giản. Vì vậy, trước khi tìm hiểu cách triển khai, ứng dụng… chúng ta cần tiềm hiểu về ERP để nắm vững các khái niệm cơ bản và tổng quan nhất.
1. ERP là gì?
ERP là viết tắt của từ “Enterprise Resource Planning”, là hệ thống giúp doanh nghiệp hoạch định các hoạt động của doanh nghiệp. ERP không chỉ đóng vai trò là công cụ phần mềm mà còn là một chiến lược phát triển.
Thời gian trước đây, các doanh nghiệp quan tâm tìm mua một hệ thống gọi là ERP, họ thường có khuynh hướng chỉ tập trung vào việc lựa chọn phần mềm có chức năng nhập liệu và in ra những mẫu báo cáo hàng ngày thay vì làm bằng excel, chẳng hạn bộ phận kế toán cần phần mềm để xuất ra báo cáo thuế, in ra các báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động, bộ phận nhân sự cần phần mềm để chấm công, tính lương và in ra mẫu bảo hiểm xã hội…
Hiện nay ERP trở nên phổ biến đối với doanh nghiệp, mà là một công cụ, ERP là chiến lược phát triển doanh nghiệp. Hệ thống ERP giúp cho doanh nghiệp đảm bảo về chất lượng, tính ổn định và mức độ hiệu quả các đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ.
Hệ thống này giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng với yêu cầu chính xác và kịp thời ngày càng cao, các thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lý và sử dụng hiệu quả trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó giúp các doanh nghiệp thực hiện hoạt động hoạch định, theo dõi, đánh giá và đo lường.
2. Các phân hệ nghiệp vụ của ERP.
2.1. Kế toán tài chính (Finance)
– Sổ cái (General Ledger)
– Quản lý vốn bằng tiền (Cash management)
– Công nợ phải thu (Accounts Receivable)
– Công nợ phải trả (Account Payable)
– Tài sản cố định (Fixed Assets)
– Lập dự toán ngân sách (Budgeting)
– Hợp nhất báo cáo (Financial Statement Consolidation).
2.2. Quản lý bán hàng và phân phối (Sales and Distribution)
– Thông tin (cơ sở dữ liệu) khách hàng (Customer files)
– Cập nhật đơn hàng và viết hóa đơn (Order Entry and Billing)
– Phân tích bán hàng (Sales Analysis)
– Lập kế hoạch phân phối (Delivery Planning and Shipment).
2.3. Quản lý mua hàng (Purchase Control)
– Quản lý đơn mua hàng (Purchase Order)
– Nhận hàng (Receiving Transactions).
2.4. Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and Control)
– Khai báo công thức/định mức sản phẩm (BOM – Bill of Meterial)
– Khai báo dây chuyền sản xuất (Routing)
– Tính giá thành sản phẩm (Standard and Actual Product Costing)
– Lập kế hoạch sản xuất (MPS – Master Production Schedule)
– Lập kế hoạch nguyên vật liệu (MRP – Material Requirements Planning)
– Lập kế hoạch điều phối năng lực (CRP – Capability Requirements Planning)
– Quản lý phân xưởng (SFC – Shop Floor Control)
– Quản lý lệnh sản xuất (Work Order)
2.5. Quản lý dự án (Project Management)
– Phân hệ quản lý dự án đưa ra các tính năng giúp doanh nghiệp theo dõi, quản lý các dự án ngắn hạn, dài hạn, lập kế hoạch các nhiệm vụ, giai đoạn dự án…
2.6. Quản lý dịch vụ (Service Management)
– Quản lý dịch vụ khách hàng
– Quản lý bảo hành, bảo trì.
2.7. Quản lý nhân sự (Human Resouce Management)
– Quản lý nhân sự
– Tính lương
– Chấm công.
2.8. Báo cáo quản trị (Management Reporting)
– Các báo cáo quản lý, công cụ phân tích số liệu nhiều chiều trên cơ sở liên kết số liệu từ tất cả các phân hệ.
2.9. Báo cáo thuế (Tax Reports)
– Lập các báo cáo tài chính và các báo cáo thuế định kỳ theo yêu cầu cho các cơ quan chức năng.