Phân loại tỷ giá hối đoái và những điều bạn nên biết
Để thuận tiện cho giao dịch mua bán, trao đổi ngoại tệ thì các khách hàng nên nắm bắt được những thông tin liên quan đến phân loại tỷ giá hối đoái.
Có thể bạn đã được nghe nói đến tỷ giá hối đoái nhưng thực tế vẫn không hiểu nhiều về vấn đề này. Nhất là những thông tin có liên quan đến phân loại tỷ giá hối đoái. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này thì ngay dưới đây là những điều bạn nên biết.
Mục Lục
Tìm hiểu về tỷ giá hối đoái
Dựa theo định nghĩa của Bộ luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành vào năm 1997 thì “tỷ giá hối đoái” được định nghĩa là “tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam so với giá trị đồng tiền của các nước (nước ngoài). Tỷ giá này được tạo ra dựa trên cơ sở cung và cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước và do ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định rồi công bố. Bảng tỷ giá sẽ được công bố theo ngày”.
Hiểu theo cách đơn giản thì tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền của 2 quốc gia. Nó được xem là tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ và là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để có thể mua 01 hoặc đơn vị ngoại tệ. Nói cách khác thì tỷ giá hối đoái chính là tỷ giá của 01 đồng tiền này quy đổi cho 01 đồng tiền khác.
Những điều bạn nên biết về việc phân loại tỷ giá hối đoái
Sau khi đã nắm được định nghĩa về tỷ giá hối đoái thì điều tiếp theo mà bạn nên biết đó chính là cách phân loại tỷ giá hối đoái. Hiện tại có một số cách phân loại khá phổ biến trên thị trường, bạn có thể tham khảo là:
Dựa vào giá trị tỷ giá
Nếu dựa vào cách phân loại này thì sẽ có 2 loại tỷ giá đó là tỷ giá thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Trong đó:
-
Tỷ giá thực là tỷ giá ở thời điểm hiện tại của 01 đồng tiền tệ và có tính đến ảnh hưởng của yếu tố lạm phát. Tỷ giá này phản ánh giá cả của hàng hóa tương quan tiêu thụ trong nước hoặc bán ra nước ngoài. Đặc biệt đây là tỷ giá đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của 01 nước.
-
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được hiểu là tỷ giá hiện tại của 01 loại tiền tệ và không tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát
Có nhiều cách để phân loại tỷ giá hối đoái
Dựa vào cách thức để chuyển ngoại hối
Ở phương thức này thì được phân thành 2 loại là:
-
Tỷ giá điện hối: là loại tỷ giá dùng để chuyển ngoại hối bằng điện. Đây là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng và dùng làm cơ sở xác định các loại tỷ giác khác
-
Tỷ giá thư hối: Tỷ giá này thường thấp hơn so với tỷ giá điện hối và được hiểu là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư
Dựa vào kỳ hạn thanh toán
Với yếu tố này thì tỷ giá hối đoái được phân thành:
-
Tỷ giá giao ngay: đây là mức tỷ giá do những tổ chức tín dụng niêm yết ở tại thời điểm thực hiện giao ngay hoặc do 2 bên tự tiến hành thỏa thuận. Tuy nhiên cần phải có sự đảm bảo trong biểu đồ do Ngân hàng Nhà Nước quy định. Trong vòng 02 ngày kể từ ngày cam kết thì việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện.
-
Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá do tổ chức tín dụng tự tính hoặc là theo thỏa thuận của 2 bên nhưng tỷ giá này bắt buộc phải nằm ở trong biên độ quy định tỷ giá kỳ hạn Ngân hàng Nhà Nước
-
Dựa vào thời điểm tiến hành giao dịch ngoại hối
Tỷ giá theo yếu tố này sẽ phân thành 2 loại là tỷ giá mua (ngoại hối vào của ngân hàng) và tỷ giá bán (ngoại hối ra của ngân hàng). Thường thì tỷ giá bán ra bao giờ cũng cao hơn tỷ giá mua nhằm đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng khi hoạt động.
Xác định tỷ giá dựa vào đối tượng
Nếu theo yếu tố này thì sẽ có 4 cách phân loại gồm có:
-
Tỷ giá chính thức: đây là loại tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước (Trung ương) của quốc gia đó xác định rồi công bố. Tỷ giá này là cơ sở để các ngân hàng thương mại, các đơn vị tín dụng có thể căn cứ ấn định tỷ giá mua vào, bán ra hay hoán đổi của 01 cặp tiền tệ
-
Tỷ giá thị trường: mức tỷ giá được xác định căn cứ trên mối quan hệ cung và cầu của thị trường ngoại hối
-
Tỷ giá song phương: là giá của 01 loại tiền tệ so với 01 loại tiền tệ khác mà không tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát giữa 02 nước
-
Tỷ giá hiệu dụng: là chỉ số trung bình của 01 đồng tiền so với đồng tiền kia
Trên đây là những điều bạn nên biết về phân loại tỷ giá hối đoái. Mong rằng các thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong công việc.