Phân dạng bài tập amin amino axit – O₂ Education

Phân dạng bài tập amin amino axit

Phân dạng bài tập amin amino axit

PHÂN DẠNG BÀI TẬP VÀ VÍ DỤ MINH HỌA

I. Tính bazơ của amin

1. Những vấn đề lý thuyết cần lưu ý

+ Amin có tính bazơ là do trên nguyên tử N còn một cặp electron chưa tham gia liên kết có khả năng nhận proton H+ để tạo thành ion amoni. Amin bậc 1, bậc 2, bậc 3 đều có tính chất này.

+ So sánh tính bazơ của amin :

+ Giống như NH3, các amin no có thể phản ứng với dung dịch muối Fe3+ tạo ra kết tủa.

2. Phương pháp giải

+ Đây là dạng bài tập khá đơn giản, có thể tính theo phương trình phản ứng hoặc dùng phương pháp bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng. Đối với hỗn hợp amin thì có thể sử dụng phương pháp trung bình.

3. Phân dạng bài tập và ví dụ minh họa

a. Dạng 1 : Tính lượng chất trong phản ứng

Ví dụ 1: Cho 6,000 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là

A. 10,595 gam. B. 10,840 gam. C. 9,000 gam. D. 10,867 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Đinh Chương Dương Thanh Hóa, năm 2015)

Ví dụ 2: Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 31,68 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 200. B. 100. C. 320. D. 50.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 THPT Việt Yên Bắc Giang, năm 2015)

Ví dụ 3: Hỗn hợp (X) gồm hai amin đơn chức. Cho 1,52 gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl thu được 2,98 gam muối. Tổng số mol hai amin và nồng độ mol/l của dung dịch HCl là :

A. 0,04 mol và 0,3M. B. 0,02 mol và 0,1M.

C. 0,06 mol và 0,3M. D. 0,04 mol và 0,2M.

Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin, propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam và tỉ lệ về số mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối ?

A. 43,5 gam. B. 36,2 gam. C. 39,12 gam. D. 40,58 gam.

(Đề thi thử Đại học lần 1 THPT chuyên Vĩnh Phúc, năm 2014)

Hướng dẫn giải

Ví dụ 5: Cho 0,14 mol một amin đơn chức tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4. Sau đó cô cạn dung dịch thu được 14,14 gam hỗn hợp 2 muối. Thành phần phần trăm về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp là :

A. 67,35% và 32,65%. B. 44,90% và 55,10%.

C. 53,06% và 46,94%. D. 54,74% và 45,26%.

Ví dụ 6: Để phản ứng hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 ?

A. 41,4 gam. B. 40,02 gam. C. 51,75 gam. D. 33,12 gam.

b. Dạng 2 : Xác định công thức của amin

Ví dụ 1: Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Ví dụ 2: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. C3H5N. B. C2H7N. C. C3H7N. D. CH5N.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Sông Lô Vĩnh Phúc, năm 2015)

Ví dụ 3: Cho H2SO4 trung hoà 6,84 gam một amin đơn chức X, thu được 12,72 gam muối. Công thức của amin X là:

A. C2H5NH2. B. C3H7NH2. C. C3H5NH2. D. CH3NH2.

(Đề thi thử Đại học lần 1 THPT Ninh Giang Hải Dương, năm 2014)

Ví dụ 4: Cho 7,08 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 11,46 gam muối. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn với điều kiện của X là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

(Đề thi thử Đại học lần 4 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2014)

Ví dụ 5: Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là

A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.

(Đề thi thử Đại học lần 3 THPT chuyên Tuyên Quang, năm 2014)

Ví dụ 6: Cho 10 gam amin đơn chức X bậc 1 phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số công thức cấu tạo có thể có của X là :

A. 8. B. 7. C. 5. D. 4.

(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Cẩm Lý – Bắc Giang, năm học 2013 – 2014)

Ví dụ 7: Cho 17,7 gam một ankyl amin tác dụng với dung dịch FeCl3 dư, thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức của ankyl amin là:

A. CH3NH2. B. C4H9NH2. C. C3H9N. D. C2H5NH2.

(Đề thi thử Đại học lần 1 THPT Đô Lương 1 Nghệ An, năm 2014)

Ví dụ 8: Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là

A. H­2­NCH­2­CH­2­CH­2­CH­2­NH­2­. B. CH­3­CH­2­CH­2­­NH­2­.

C. H­2­NCH­2­CH­2­­NH­2­ D. H­2­NCH­2­CH­2­CH­2­NH­2­.

(Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2010) Ví dụ 9: Cho 2,6 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 4,425 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong là:

A. C2H5NH2 và C3H7NH2. B. C2H3NH2 và C3H5NH2.

C. CH3NH2 và C2H5NH2. D. C2H5NH2 và (CH3)2NH2.

Ví dụ 10: Câu 10: 00021Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức X và Y (có số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Kết luận nào sau đây không chính xác ?

A. Tên gọi 2 amin là đimetylamin và etylamin.

B. Nồng độ dung dịch HCl bằng 0,2M.

C. Số mol mỗi chất là 0,02 mol.

D. Công thức của amin là CH5N và C2H7N.

III. Tính lưỡng tính của amino axit

1. Những vấn đề lý thuyết cần lưu ý

+ Amino axit có tính lưỡng tính vì phân tử chứa đồng thời nhóm –NH2 có tính bazơ và nhóm –COOH có tính axit.

+ Một số quy luật liên quan đến tính lưỡng tính của amino axit :

Quy luật 1: Cho amino axit phản ứng với dung dịch axit (HCl, H2SO4,…), thu được dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng hết với dung dịch bazơ (NaOH, KOH,…)” là :

Chứng minh :

Quy luật 2: “Cho amino axit phản ứng với dung dịch bazơ (NaOH, KOH,…) thu được dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng hết với dung dịch axit (HCl, H2SO4,…” là :

 

Mời các thầy cô và các em tải bản pdf đầy đủ tại đây

Phân dạng bài tập amin amino axit

 

Xem thêm

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12