Phân bón vi sinh để làm gì? Cách sử dụng phân vi sinh hiệu quả
Ngày nay, phân bón vi sinh được nhà nông tin dùng trong việc chăm sóc lúa. Phân bón vi sinh đóng góp phần lớn trong việc cải tạo đất canh tác; cũng như bổ sung dinh dưỡng an toàn, tự nhiên cho lúa phát triển ổn định. Hơn thế, phân bón vi sinh đang trở thành một phần cho xu thế sản xuất nông nghiệp bền vững. Vậy, phân bón vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh là phân bón dùng trong nông nghiệp được biết như: chế phẩm của các vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật này phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn mật độ của cơ quan quản lý nhà nước. Mật độ tiêu chuẩn là ≥108 CFU/mg(CFU/ml).
Thành phần chính của phân bón vi sinh
Phân vi sinh chứa các vi sinh vật không gây hại cho phẩm chất nông sản; con người; cây trồng hay hệ sinh vật khác trong tự nhiên. Bởi tính thân thiện, an toàn khi sử dụng mà phân bón vi sinh được ứng dụng phổ biến trong ngành nông nghiệp. Phân bón vi sinh đa dạng các chủng vi sinh vật khác nhau. Nhưng chủ yếu chứa các vi sinh vật có chức năng hòa tan lân; cố định đạm; phân giải các chất hữu cơ; hoặc vi sinh vật thúc đẩy cây trồng tăng trưởng.
Dựa vào công dụng cũng như thành phần khác nhau của phân vi sinh mà chúng được chia thành nhiều loại:
▶ Phân bón vi sinh cố định đạm
▶ Phân bón vi sinh hòa tan lân
▶ Phân bón vi sinh kích thích sinh trưởng
▶ Phân bón vi sinh vật phân giải chất hữu cơ;…
Những công dụng của phân bón vi sinh
Chúng ta đều biết phân bón vi sinh an toàn và thân thiện đối với cây trồng. Ngoài ra, phân vi sinh còn mang lại nhiều công dụng hữu ích hơn nữa. Như:
▶ Quá trình cải tạo đất diễn ra nhanh chóng hơn nhờ sự vận động của các vi sinh vật được bổ sung. Phân bón vi sinh cung cấp nguồn dinh dưỡng cao, giúp đất cải thiện chai sạn, trở nên màu mỡ, phì nhiêu.
▶ Hỗ trợ đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng; giúp cây trồng được cung cấp nhiều dưỡng chất để sinh trưởng vượt trội, cho năng suất cao.
▶ Các vi sinh vật có khả năng làm giảm lượng hóa chất trọng đất trồng; giúp phân hóa các chất độc hại, phân giải các chất tồn đọng chuyển hóa thành nguồn khoáng hữu ích cho cây trồng.
▶ Phân bón vi sinh mang tính chất thân thiện với môi trường; an toàn với sức khỏe nhà nông cũng như bảo vệ sinh vật trong môi trường canh tác.
▶ Sản phẩm phân vi sinh góp phần mở rộng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Ưu điểm phân bón vi sinh:
▶ Cung cấp vào trong đất các vi sinh vật phân giải đạm; lân để trực tiếp cung cấp các chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây trồng.
▶ Cải tạo đất, tăng lượng mùn và độ phì nhiêu trong đất giúp đất tơi xốp, không bị bạc màu.
▶ Tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng từ việc bổ sung các nguồn vi sinh vật có lợi
▶ Kích thích sinh trưởng cây trồng góp phần nâng cao chất lượng nông sản.
▶ Giảm hàm lượng chất hóa học trong nông sản; thân thiện với môi trường từ đó hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
Các loại phân bón vi sinh
Dựa vào đặc tính phân vi sinh và công dụng mà chúng mang lại; phân bón vi sinh được chia thành các loại phổ biến như sau:
Phân vi sinh vật cố định đạm
Phân bón vi sinh cố định đạm có chức năng cố định Nito từ không khí (có đến 78,16% lượng nito); để cây trồng có thể sử dụng được. Các vi khuẩn, vi sinh vật thuộc các chi Clostridium, Azospirillum, Azotobacter; các vi khuẩn cộng sinh như Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu; các địa y và bèo hoa dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam có thể thực hiện chức năng này.
Phân vi sinh vật hòa tan lân
Phân bón vi sinh hòa tan lân có chức năng chuyển hóa photpho khó tan trong đất; tạo điều kiện cho cây trồng hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng. Với đất trồng tự nhiên, cây trồng chỉ có thể hấp thu ở mức 25% lượng dinh dưỡng trong đất. Bởi cây trồng không thể tự chuyển hóa các chất khó hòa tan cũng như hút chất dinh dưỡng từ chúng. Nhờ lượng vi khuẩn Aspergillus Niger, chi vi khuẩn Bacillus và Micrococens; các vi khuẩn này có cơ chế tiết ra axit hữu cơ; chất này có khả năng phân giải và chuyển hóa lân, photpho thành các hợp chất dễ tan. Giúp nâng cao hiệu suất hấp thu dưỡng chất cho cây.
Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ hay phân giải cellulose có trong rơm rạ, bã thực vật, … Cellulose là nguồn dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển và sinh trưởng tốt. Các chủng vi sinh vật có khả năng điều tiết, phân giải mùn và hợp chất hữu cơ là thành phần trong loại phân bón vi sinh này. Từ đó, cây trồng dễ dàng hấp thu xenlulozơ màu mỡ trong đất và nhanh chóng tăng trưởng khỏe mạnh.
Phân biệt phân bón hữu cơ vi sinh và phân vi sinh
Hiện nay, trên thị trường càng có nhiều loại phân bón thực hiện chức năng riêng biệt. Phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh là hai loại phân bón khá phổ biến và được dùng nhiều trong nông nghiệp. Tuy nhiên, còn có nhiều người nhầm lẫn giữa 2 loại phân bón này. Vậy phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón vi sinh được phân biệt bằng cách nào? Dưới đây là bảng so sánh để phân biệt chúng thông qua định nghĩa, đặc điểm cũng như cách dùng của chúng.
Phân bón hữu cơ vi sinh là một loại phân bón hữu cơ. Chúng được tạo nên bằng cách cho lên men các nguyên liệu hữu cơ và các loại vi sinh vật có lợi. Mục đích là để vừa tiêu diệt các mầm sâu bệnh hại trong nguyên liệu; đồng thời cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng.
Nhìn chung, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ vi sinh đều là loại phân bón sử dụng trong nông nghiệp. Chúng đều có chứa các chủng vi sinh vật có ích như: Vi khuẩn Bacillus spp, Rhizobium, Azotobacter, nấm Trichoderma, Xạ khuẩn: Streptomyces sp., Actinomyces sp., …
Đặc điểm phân biệt phân vi sinh và phân bón hữu cơ vi sinh
Đặc điểm phân biệt
Phân bón vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh
Bản chất
Là chế phẩm nông nghiệp có chứa các vi sinh vật có ích
Là một loại phân hữu cơ được lên men từ các nguyên liệu hữu cơ và các vi sinh vật có ích
Chất mang
Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh
Phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, bã bùn mía
Các chủng vi sinh
VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose
VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm
Mật độ vi sinh vật
≥1.5 x108 CFU/mg (hoặc CFU/ml)
≥106 CFU/mg (hoặc CFU/ml)
Sử dụng
Bón trực tiếp vào đất
Bón vào đất, trộn vào hạt giống, hố, rễ cây
Nguyên liệu
Thường sử dụng mùn làm chất độn/chất mang vi sinh
Than bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê,…
Hướng dẫn cách sử dụng phân vi sinh hiệu quả
Với mỗi loại phân sẽ có cách dùng riêng biệt để cây trồng được hấp thu tốt nhất. Phân vi sinh cũng vậy, nếu nhà nông sử dụng đúng cách và tối ưu sẽ giúp nâng cao hiệu quả bón phân; tiết kiệm lượng phân bón và gia tăng hiệu quả canh tác.
Các loại phân vi sinh thường được sản xuất ở dạng hạt và dạng bột. Phân vi sinh cần thời gian nhất định để có thể phân giải các chất có trong đất. Vì thế, bà con sử dụng phân bón vi sinh trong bón lót là hiệu quả nhất. Ngoài ra, đối với cây trồng lâu năm, phân vi sinh còn có thể dùng bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng; giúp cải tạo đất trong kể cả trong quá trình cây phát triển.
Khi bón phân cho đất, bà con cần lưu ý độ ẩm trên đất canh tác. Với nhiệt độ thích hợp, giúp vi sinh vật trong phân bón hoạt động mạnh mẽ, tăng nhanh tốc độ chuyển hóa và phân giải hơn.
Các sản phẩm phân vi sinh cần đảm bảo nhiệt độ kho dưới mức 30 độ C. Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt và ánh nắng chiếu trực tiếp. Thời gian từ 1 đến 6 tháng là khoảng thời gian phân vi sinh cho hiệu quả tốt nhất; bà con cần lưu ý khi sử dụng.
Bón phân vi sinh bằng máy bay không người lái GLOBALCHECK
Khác với dòng máy bay nông nghiệp khác, máy bay nông nghiệp GLOBALCHECK tích hợp 3 chức năng. Đó là chức năng phun thuốc, bón phân và gieo hạt. Với các loại phân bón dạng bột hoặc hạt, đều có thể sử dụng cho máy bay nông nghiệp GLOBALCHECK được. Khi kết hợp với phân bón vi sinh, nhà nông có thể tối ưu tối đa hiệu quả bón phân; cũng như tiết kiệm thời gian và nhân công. Bón phân bằng máy bay nông nghiệp GLOBALCHECK đảm bảo lượng phân được phân bố đồng đều trên cây trồng. Từ đó nâng cao hiệu quả và giảm chi phí, đảm bảo chất lượng nông sản cao.
Công ty Cổ phần Đại Thành
Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Thuốc trừ cỏ hữu cơ DTOGNHBC; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn
Hotline: 0981 85 85 99