Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma túy và Tội tàng trữ trái phép ma túy
Tàng trữ trái phép chất ma túy và vận chuyển trái phép chất ma túy là hai hành vi phạm tội có nhiều điểm tương đồng, do đó không ít người đã nhầm lẫn giữa hai khái niệm này khi áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những điểm khác biệt giữa hai tội phạm trên.
1. Thế nào là vận chuyển trái phép chất ma túy?
Theo Thông tư liên tịch số 17/2007, vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch chất ma túy từ nơi này đến nơi khác một cách bất hợp pháp bằng bất kỳ phương tiện nào (Ô tô, tàu bay, tàu thủy…), trên các tuyến đường khác nhau (đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…) có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý túi xách…
Trong đó, hành vi này không nhằm mục đích buôn bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy.
Tội vận chuyển trái phép chất ma túy và Tội tàng trữ trái phép ma túy (Ảnh minh họa)
2. Tàng trữ trái phép chất ma túy là gì?
Thông tư liên tịch số 17/2007 cũng đưa ra quy định giải thích thế nào là “tàng trữ trái phép chất ma túy”, theo đó, tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào như: Trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…
Trong đó, hành vi cất giữ, cất giấu này không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy.
Lưu ý: Thời gian tàng trữ không ảnh hưởng đến việc xác định Tội này (tức, chỉ cần một người có hành vi cất giữ ma túy dù trong thời gian rất ngắn khoảng vài tiếng cũng có thể bị truy cứu hình sự).
3. Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma túy và Tội tàng trữ trái phép ma túy
Để phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma túy và Tội tàng trữ trái phép ma túy, cần căn cứ vào các yếu tố cấu thành hai tội này, cụ thể:
STT
Tiêu chí
Tàng trữ trái phép chất ma túy
Vận chuyển trái phép chất ma túy
1
Cơ sở pháp lý
Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
2
Mặt khách quan
Là hành vi cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ đâu mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác hoặc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Ví dụ:
Trường hợp cất giấu ma túy trong cốp xe, mặc dù xe di chuyển đến nhiều nơi nhưng nếu không nhằm mục đích đưa ma túy đến địa điểm khác thì vẫn được xác định là hành vi tàng trữ chất ma túy.
Là hành vi dịch chuyển chất ma túy một cách bất hợp pháp bằng bất kỳ phương tiện nào, trên các tuyến đường khác nhau và hình thức vận chuyển khác nhau mà không nhằm mục đích buôn bán, tàng trữ hay sản xuất chất ma túy.
Ví dụ:
Người được thuê vận chuyển ma túy đến một địa điểm nào đó theo chỉ định và người này biết rõ đây là ma túy nhưng vẫn thực hiện.
Cần lưu ý, khi xác định hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma tuý cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, trong một không gian, thời gian nhất định để phân biệt đâu là hành vi tràng trữ và đâu là hành vi vận chuyển.
3
Mặt chủ quan
– Thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp.
– Mục đích: Để người phạm tội sử dụng ma túy hoặc mục đích khác và không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy.
– Thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp.
– Mục đích: Để người phạm tội sử dụng ma túy hoặc mục đích khác và không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ, sản xuất trái phép chất ma túy.
4
Hình phạt
Quy định 05 khung hình phạt với người phạm tội, trong đó:
– Mức phạt tù thấp nhất: Từ 01 – 05 năm;
– Mức phạt tù cao nhất: Từ 15 – 20 năm hoặc tù chung thân.
Quy định 05 khung hình phạt với người phạm tội, trong đó:
– Mức phạt tù thấp nhất: Từ 02 – 07 năm;
– Mức phạt tù cao nhất: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
LuatVietnam vừa phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma túy và Tội tàng trữ trái phép ma túy. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài
LuatVietnam vừaNếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đàiđể được tư vấn chi tiết.