Phân biệt Product Owner, Product Manager, và Business Analyst

Spread the love

Đã bao giờ bạn hỏi Product Owner (PO) là gì? Product Manager (PM) là gì? Business Analyst (BA) là gì? Vai trò 3 vị trí này là gì? PM có phải vị trí cao hơn PO không? Liệu BA có phải làm cùng công việc như PO không? Điểm giống nhau và khác nhau của 3 vị trí này như thế nào? Phân biệt ra sao? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các khái niệm trên để tham gia ứng tuyển Product Owner tuyển dụng hay Product Manager và Business Analyst? Bài viết dưới đây từ topviecit.vn sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên giúp bạn lựa chọn được con đường phù hợp để không bị nhầm lẫn.

Các vị trí này là gì? 

Các công ty outsource (công ty thuê ngoài) tại Việt Nam thường theo truyền thống chỉ có vị trí BA và cao hơn là Senior BA. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các công ty Startup lại bị nhầm lẫn giữa hai vị trí PM và PO. Do đó, các khái niệm này vẫn chưa được làm rõ khiến nhiều người lẫn lộn giữa chúng.

Product Manager (PM) là gì? Công việc làm gì?

Product Manager được hiểu là người quản lý sản phẩm hay CEO của sản phẩm. Đây là vị trí chịu trách nhiệm dẫn dắt, quản lý thực thi chiến lược thúc đẩy phát triển sản phẩm của một công ty.

Ở đây, trong lĩnh vực Product Management, người được gọi là Product Manager là những người phải quản lý một sản phẩm trong suốt vòng đời của nó. 

Vai trò của một PM là quản lý, giám sát mọi khía cạnh về sản phẩm: nghiên cứu xu hướng thị trường, tầm nhìn sản phẩm, xác định các cơ hội, thực hiện các chiến lược kinh doanh,…   

Ngoài ra, PM còn đảm nhiệm các vai trò như:

  • Lên chiến lược dài hạn
  • Tiếp thị, hỗ trợ bán sản phẩm
  • Giám sát, chăm sóc trải nghiệm người dùng
  • Quản lý ngân sách

Tất cả các công việc của một PM đều phải đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mang lại giá trị cho công ty.

Định nghĩa, vai trò của Product Owner (PO) là gì?

Product Owner là chủ sở hữu sản phẩm. PO thường xuất hiện trong các công ty sử dụng Scrum để quản lý và phát triển sản phẩm. Đây là vị trí làm việc trực tiếp với khách hàng, kết nối giữa công ty, khách hàng và đưa các yêu cầu phát triển sản phẩm cần xây dựng đến các thành viên trong Scrum Team.

PO là một thành viên trong Scrum TeamPO là một thành viên trong Scrum Team

Thông qua các công việc của một Scrum Team, PO là một thành viên trong đó là người chịu trách nhiệm tối ưu hóa giá trị của sản phẩm. Tùy theo tính chất sản phẩm, công việc của mỗi Scrum Team, cá nhân trong công ty hay doanh nghiệp mà PO tối ưu hóa giá trị sản phẩm một cách khác nhau. Nhưng nhìn chung, một PO sẽ quản lý Product Backlog. Product Backlog là danh sách cải thiện sản phẩm được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên mà Scrum Team cần làm. PO tạo ra và quản lý Product Backlog sau đó truyền đạt rõ ràng các mục, đặc biệt chú trọng mục ưu tiên trong Product Backlog với Scrum Team.

Ngoài ra, như thông tin trên, khách hàng có thể đảm nhiệm là PO (Bên đặt hàng phần mềm) hoặc người đại diện của khách hàng (Product Manager).

Vai trò của chủ sở hữu sản phẩm có tính chiến thuật để áp dụng vào thực tế. Do đó, vị trí này phải làm việc với các bên liên quan (gồm chính công ty của mình, khách hàng, đối tác,… ) để đảm bảo xây dựng đúng chức năng và cải thiện sản phẩm kịp thời. PO sẽ truyền đạt hướng đi, những yêu cầu của người quản lý sản phẩm thành các yêu cầu chi tiết.

Điểm khác biệt giữa PO và PMĐiểm khác biệt giữa PO và PM

Vậy điểm khác biệt giữa Product Manager và Product Owner là gì?

Điểm khác biệt dễ thấy nhất là về tính chất công việc và lĩnh vực đảm nhận. Điều quan trọng nhất mà một PM phải làm là tìm đúng sản phẩm để xây dựng chúng thông qua các hoạch định tầm nhìn và các khía cạnh khác của sản phẩm. Bên cạnh đó, PO với nguồn gốc từ Scrum – mô hình phát triển phần mềm, PO tập trung chủ yếu về phát triển sản phẩm để tạo ra sản phẩm đúng yêu cầu với sự hoạch định chiến lược cụ thể.

Nhìn chung, điều quan trọng là PO và PM phải biết chính xác trách nhiệm và mục tiêu cùng vai trò của họ là gì trong khâu tổ chức sản phẩm.    

Business Analyst là người làm các nghiệp vụ về phân tích nghiệp vụ (Business Analysis)

Business Analyst (BA) được gọi là Nhà phân tích kinh doanh. BA được mô tả là người làm việc với khách hàng từ đó xác định được nhu cầu và đề xuất các giải pháp mang lại giá trị không chỉ cho khách hàng mà còn với các bên liên quan. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề mà khách hàng đưa ra chưa chắc đã được giải quyết. 

Cụ thể, vị trí vai trò của BA trong doanh nghiệp thường làm gì?

  • Xác định vấn đề cần giải quyết
  • Đề xuất giải pháp mang lại giá trị
  • Truyền đạt các mục tiêu giải pháp đưa ra để đề xuất với các bên liên quan.
  • Thống nhất giải pháp giữa các bên.

Phân biệt vị trí BA trong phát triển sản phẩmPhân biệt vị trí BA trong phát triển sản phẩm

Như vậy, phạm vi của Business Analyst rất lớn trong một doanh nghiệp. Bởi BA có vai trò ở hầu hết các phòng ban như Product Development, Sales, Marketing hay Business Intelligence,…

Và vì thế, Business Analyst vô hình chung đã bị nhầm tưởng bởi vai trò khác nhau trong doanh nghiệp đối với các vị trí PO và PM.

Thực tế tại Việt Nam, BA được tuyển dụng vẫn chủ yếu làm các công việc về Product Development hoặc phân tích thị trường, dữ liệu.

Tạm kết

Bài viết trên đây đã phần nào tổng hợp kiến thức về các vị trí Product Owner, Product Manager, Business Analyst và phân biệt chúng. Hy vọng bài viết đem đến nhiều thông tin hữu ích giúp bạn. Lưu ý nhỏ trong thực tế, không ít các công ty mà vị trí PO, PM hay BA đảm đương công việc của nhau. Vì vậy, khi ứng tuyển bạn nên đọc kỹ các thông tin về mô tả công việc hơn và chức danh. Chúc bạn thành công.

Nguồn ảnh: Sưu tầm