PHÂN BIỆT NHÓM THỰC PHẨM AXIT VÀ KIỀM, DỄ HAY KHÓ?

Trong dinh dưỡng, cân bằng axit và kiềm là cân bằng giữa số lượng thực phẩm axit và thực phẩm kiềm bổ sung hằng ngày vào cơ thể. Điều này vô cùng quan trọng bởi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, thực tế, chúng ta thường ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit và hạn chế nhóm thực phẩm có tính kiềm. Với danh sách nhóm thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ đâu là nhóm thực phẩm axit và kiềm để cân bằng dinh dưỡng phù hợp nhất cho cơ thể.

Tại sao cần phân biệt nhóm thực phẩm axit và kiềm?

Ở trạng thái cân bằng tự nhiên, độ pH của cơ thể từ 6,8 đến 7,4+ hơi có tính kiềm. Trong điều kiện này, các quá trình hoá học của cơ thể hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chúng ta thường nạp quá nhiều thực phẩm có tính axit, hạn chế thực phẩm kiềm. Do đó, độ pH trong cơ thể chúng ta thường giảm xuống.

Ở trạng thái cân bằng tự nhiên, độ pH của cơ thể từ 6,8 đến 7,4+ hơi có tính kiềm

Khi độ pH trong cơ thể giảm mạnh, đây sẽ là nguyên nhân gây sản sinh ra nhiều loại bệnh khác nhau như: trĩ, ung thư, phong, bại liệt, sỏi thận, bàng quang, túi mật, lao, mất khả năng tình dục, áp huyết cao, tim, đột qụy, hen suyễn cùng các dị ứng khác. Phương thuốc chữa tình trạng axit hoá cơ thể, đồng thời chữa những loại bệnh đã mắc là giảm lượng thức ăn mang tính axit, tăng cường thực phẩm mang tính kiềm để đưa độ pH của cơ thể dần về trạng thái cân bằng.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn uống của bạn là axit hay kiềm?

Phân biệt nhóm thực phẩm axit và kiềm như thế nào?

1. Nhóm thực phẩm có tính axit

Người ta chỉ quan tâm đến vấn đề sức khỏe khi phải đổi mặt với bệnh tật, theo nghiên cứu thì có đến 80% thực phẩm chúng ta ăn đều chứa axit, thói quen tiêu thụ thức ăn có tính axit cao sẽ giết chết chúng ta qua từng ngày, vì thức ăn có tính axit lúc nào cũng hấp dẫn hơn thức ăn có tính kiềm nên việc giữ cân bằng hai đặc tính luôn là cuộc cuộc đấu tranh tư tưởng dữ dội.

Không hẳn tất cả thực phẩm có tính axit đều xấu, dịch tiêu hóa ở dạ dày mang tính axit (pH 1.6 đến 2.4) để dễ dàng tiêu hóa thức ăn, mức độ axit thấp cho đến vừa phải sẽ giúp giảm gánh nặng hơn cho hoạt động của dạ dày.

Có thể chia thực phẩm có tính axit ra làm ba loại:

Tính axit nhẹ

Thực phẩm có tính axit nhẹ rất cần cho cơ thể, với độ pH trong khoảng từ 6.0 đến 7.0 sẽ hỗ trợ trực tiếp cho quá trình tiêu hóa của cơ thể, trong trường hợp cơ thể có tính kiềm nhẹ cũng sẽ được cân bằng ổn định lại bằng lượng axit tự nhiên này. Một số thực phẩm có tính axit nhẹ như củ dền, hạt lanh, sữa dừa, thịt trắng, cơm gạo lứt, cá nước ngọt,…

Một số thực phẩm có tính axit nhẹ như củ dền, hạt lanh, sữa dừa, thịt trắng, cơm gạo lứt, cá nước ngọt,...

Tính axit vừa phải

Hầu như những thực phẩm chúng ta quen thuộc, tiêu thụ hằng ngày đều mang axit ở mức trung bình, với pH vào khoảng từ 5.0 đến 6.5. Khi ăn những thực phẩm này cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thừa axit, dẫn đến các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, loét dạ dày, trào ngược axit. Nên bổ sung các thực phẩm có tính kiềm nhẹ như: nho, chuối, các loại quả mọng nước như dâu tây, dâu tằm,… để trung hòa lượng axit này. Một số thực phẩm có tính axit vừa phải như lúa mì, trái cây, bơ động vật, bắp nếp, sữa đậu nành…

Một số thực phẩm có tính axit vừa phải như lúa mì, trái cây, bơ động vật, bắp nếp, sữa đậu nành...

Tính axit cao

Đây là những thực phẩm luôn bị lên án, luôn được khuyên rằng nên tiêu thụ ở mức đồ vừa phải nhưng vẻ ngoài bắt mắt, hương vị thơm ngon nên chúng luôn được lòng chúng ta nhiều hơn. Thức ăn nhanh, thịt đỏ, rượu bia, café, bánh ngọt… lượng axit của nhưng món ăn này sẽ bé hơn 5.0 mức rất cao không nên đưa vào cơ thể.

Dư thừa axit quá nhiều sẽ gây rối loại tiêu hóa, đau dạ dày, loét dạ dày, theo thời gian dài sẽ gây ra ung thư dạ dày. Chưa kể đến lượng axit dư thừa quá cao sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, máu, tim…

2. Nhóm thực thực phẩm có tính kiềm

Như đã biết cơ thể chúng ta đa phần mang tính kiềm là nhiều, mức độ kiềm nói lên tình trạng khỏe mạnh của cơ thể. Chúng ta sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn, tinh thần thoải mái hơn khi tiêu thụ những thực phẩm mang tính kiềm vì các bộ phận bên trong cơ thể đang làm việc khỏe mạnh, trôi chảy.

Lượng kiềm nhiều nhất từ thực phẩm thường đến từ rau xanh, một nguồn cũng không kém tự nhiên so với rau xanh nữa là nước ion kiềm

Lượng kiềm nhiều nhất từ thực phẩm thường đến từ rau xanh, một nguồn cũng không kém tự nhiên so với rau xanh nữa là nước ion kiềm giàu hydro dễ dàng bổ sung lượng kiềm cần thiết cho cơ thể, lại đơn giản và tiện dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Nước ion kiềm giàu hydro cung cấp lượng kiềm tự nhiên cho cơ thể, giúp trung hòa lại axit dư thừa. Nước rất cần cho cơ thể khỏe mạnh, cơ chế thẩm thấu nhanh, lành tính, không chứa tạp chất có hại là những đặc tính vượt trội của nước ion kiềm. Ngoài ra còn có các mức kiềm khác nhau để đáp ứng như cầu khác nhau của cơ thể. 

>>> Xem thêm: Giúp cơ thể tránh bị dư thừa axit bằng những cách nào?

Muốn có một sức khỏe tốt, hãy cân bằng để duy trì độ pH trong cơ thể của bạn. Rau xanh, trái cây, nước ion kiềm,… đều là những thực phẩm cần thiết bạn nên bổ sung hằng ngày. Đặc biệt, kết hợp tập luyện thể chất thường xuyên và tầm soát đúng tuổi, đúng kì hạn, đó vẫn là cách phòng bệnh tật một cách khoa học nhất đến thời điểm này.