Phân Biệt Lãnh Đạo Và Quản Lý: Những Điểm Khác Biệt Rõ Ràng Nhất

Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm thường được thấy trong quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu được chúng khác nhau như thế nào và đâu là thứ quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức? Trong bài viết này, Glints sẽ cùng bạn phân biệt lãnh đạo và quản lý, cùng những vai trò và trách nhiệm của từng vị trí. Bằng cách hiểu rõ những điểm khác biệt này, bạn sẽ có thể tối ưu hoá quy trình quản trị cho doanh nghiệp cũng như dễ dàng gặt hái nhiều thành công trong tương tai! 

Thế nào là lãnh đạo?

Trước khi phân biệt lãnh đạo và quản lý, hãy cùng Glints tìm hiểu sơ lược về từng khái niệm. Đầu tiên, lãnh đạo là tạo ra sự thay đổi tích cực thông qua việc lập kế hoạch, tầm nhìn và chiến lược tỉ mỉ. Khả năng trao quyền cho nhân viên và ra quyết định thích ứng cũng là một trong các thuộc tính quan trọng khác của lãnh đạo. 

phan-biet-giua-lanh-dao-va-quan-lyphan-biet-giua-lanh-dao-va-quan-lyThế nào là một người lãnh đạo?

Thông thường, mọi người liên hệ khả năng lãnh đạo với vị trí của người đứng đầu trong một tổ chức. Nhưng lãnh đạo không liên quan gì đến chức danh hay vai trò của một cá thể. Nó cũng không bị giới hạn ở những đặc điểm tính cách như có tầm nhìn tốt hay tính cách lôi cuốn.

Lãnh đạo giống một quá trình ảnh hưởng xã hội hơn. Nó giúp tối đa hóa nỗ lực của nhiều người nhằm đạt được một mục tiêu chung. Nó bắt nguồn từ ảnh hưởng xã hội và đòi hỏi nguồn nhân lực để đạt được kết quả mong muốn. Người lãnh đạo là người luôn chủ động và đầu tư công sức để hiện thực hoá tầm nhìn của công ty. Đó là lý do duy nhất khiến những người xung quanh bắt đầu tin tưởng và đi sự dẫn dắt của họ.

Đọc thêm: 6 Vai Trò Quan Trọng Của Người Lãnh Đạo

Thế nào là quản lý?

Nhằm phân biệt lãnh đạo và quản lý, khái niệm cơ bản nhất của quản lý cũng cần được xem xét. Quản lý là thực hiện các nhiệm vụ được lên kế hoạch trước một cách thường xuyên với sự giúp đỡ của cấp dưới. Một nhà quản lý hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện bốn chức năng quan trọng của quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Các nhà quản lý chỉ có thể trở thành nhà lãnh đạo nếu họ thực hiện đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo, bao gồm truyền đạt điều tốt và xấu, truyền cảm hứng và hướng dẫn, đồng thời khuyến khích nhân viên nâng cao năng suất làm việc.

Nhưng, thật không may, không phải tất cả các nhà quản lý có thể đạt được điều đó. Trách nhiệm quản lý thường được vạch ra trong bản mô tả công việc, với cấp dưới tuân theo vì chức danh hoặc phân loại nghề nghiệp. Trọng tâm chính của người quản lý là đáp ứng các mục tiêu của tổ chức; họ thường không cân nhắc nhiều thứ khác. Chức vụ đi kèm với quyền hạn và đặc quyền thăng chức, tuyển dụng hoặc khen thưởng nhân viên dựa trên thành tích và hành vi của họ.

Đọc thêm: Học Gì Để Làm Quản Lý? Kỹ Năng Của Một Quản Lý Giỏi

Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý

Khác biệt về tầm nhìn

Tầm nhìn là yếu tố đầu tiên giúp phân biệt lãnh đạo và quản lý. Các nhà lãnh đạo được coi là những người nhìn xa trông rộng. Họ thiết lập các con đường để tạo ra sự phát triển vượt bậc của tổ chức. Họ luôn xem xét tổ chức của họ đang đứng ở đâu, họ muốn đi đến đâu và làm thế nào họ có thể đạt được điều đó bằng cách thu hút sự tham gia của cả nhóm.

Để so sánh, các nhà quản lý đặt mục tiêu thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức bằng cách thực hiện các quy trình, chẳng hạn như lập ngân sách, cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự. Tầm nhìn của nhà quản lý gắn liền với việc thực thi chiến lược, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc để đạt được mục tiêu mà nhà lãnh đạo đề ra. Tuy nhiên, cả hai vai trò này đều quan trọng như nhau trong bối cảnh môi trường kinh doanh và đòi hỏi những nỗ lực liên kết.

Tổ chức và sắp xếp

phan-biet-nguoi-lanh-dao-va-nha-quan-lyphan-biet-nguoi-lanh-dao-va-nha-quan-lySự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý về tổ chức sắp xếp

Các nhà quản lý đạt được mục tiêu của họ bằng cách sử dụng các hoạt động phối hợp và quy trình chiến lược. Họ chia nhỏ các mục tiêu dài hạn thành các phân đoạn nhỏ và tổ chức các nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả mong muốn.

Mặt khác, các nhà lãnh đạo quan tâm đến việc làm thế nào để sắp xếp và gây ảnh hưởng đến mọi người hơn là làm thế nào để phân công công việc cho họ. Họ đạt được điều này bằng cách hỗ trợ các cá nhân hình dung chức năng của họ trong bối cảnh rộng lớn hơn và khả năng phát triển trong tương lai mà những nỗ lực của họ có thể mang lại. Đây cũng là một điểm khác biệt tương đối rõ giúp chúng ta phân biệt lãnh đạo và quản lý.

Sự khác biệt trong truy vấn 

Một nhà lãnh đạo sẽ thường hay hỏi cái gì và tại sao, trong khi một nhà quản lý tập trung vào các câu hỏi như thế nào và khi nào. Để thực hiện nhiệm vụ của mình với tư cách là một nhà lãnh đạo, một người có thể đặt câu hỏi và thách thức các bên liên quan đảo ngược các quyết định bất lợi cho tổ chức. Nếu công ty gặp trở ngại, một nhà lãnh đạo sẽ là người bước lên và hỏi: Chúng ta đã học được gì từ điều này? và Tại sao điều này lại xảy ra?

Mặt khác, các nhà quản lý không bắt buộc phải đánh giá và phân tích các thất bại. Mô tả công việc của họ nhấn mạnh vào việc khuyến khích đặt các câu hỏi: Làm thế nào và Khi nào. Điều này giúp họ đảm bảo rằng các kế hoạch được thực hiện một cách chính xác. Họ thích chấp nhận hiện trạng và không cố gắng thay đổi nó.

Vị trí và chất lượng công việc

Người quản lý là một vai trò thường đề cập đến một công việc cụ thể trong cấu trúc của tổ chức, trong khi thuật ngữ nhà lãnh đạo có một định nghĩa mơ hồ hơn. Lãnh đạo xuất hiện như là kết quả của một loạt các hành động. 

Bạn là một nhà lãnh đạo nếu bạn hành động theo cách truyền cảm hứng cho người khác làm hết sức mình. Chức danh hay vị trí của bạn là gì không thật sự tạo ra điều khác biệt. Mặt khác, người quản lý là một chức danh công việc đi kèm với một số trách nhiệm cố định.

Những đặc điểm mà một nhà lãnh đạo sở hữu là gì?

Các nhà lãnh đạo là những cá nhân có thể không sở hữu hoặc thể hiện quyền lực. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng sự trợ giúp của con người để hoàn thành mục tiêu. Một nhà lãnh đạo vĩ đại là người có thể làm điều này ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Dưới đây là một số kỹ năng lãnh đạo hiệu quả và đặc điểm tính cách mà mọi nhà lãnh đạo phải thấm nhuần để trở nên thành công cũng như giúp bạn dễ dàng phân biệt lãnh đạo và quản lý:

  • Sư đam mê: Lãnh đạo là người có kế hoạch. Họ để mắt đến mục tiêu và do đó làm việc chăm chỉ để đạt được chúng. Họ cũng thúc đẩy người khác đạt được mục tiêu của mình bằng cách hướng dẫn và chỉ đạo họ.
  • Đạo đức: Một nhà lãnh đạo giỏi nên minh bạch với người của mình vì sự trung thực làm giảm thông tin sai lệch và các rắc rối nội bộ trong nhóm.
  • Đồng cảm: Một nhà lãnh đạo nên là một người đồng cảm vì điều đó sẽ giúp họ phát triển mối quan hệ bền chặt với nhóm của mình. 
  • Kỹ năng giao tiếp: Người lãnh đạo sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Họ minh bạch với nhóm của mình và chia sẻ những thất bại cũng như thành công với họ.
  • Tinh thần cởi mở và sáng tạo: Một nhà lãnh đạo giỏi là người cởi mở với những ý tưởng mới và chấp nhận quan điểm của người khác. Trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và hiệu quả có nghĩa là hiểu rằng không có cách nào đúng để làm mọi việc. Vì vậy, một nhà lãnh đạo giỏi luôn sẵn sàng lắng nghe, quan sát và sẵn sàng thay đổi. Họ cũng là những người có suy nghĩ vượt trội và khuyến khích nhóm của họ làm như vậy.

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Leader Xuất Sắc?

Những đặc điểm mà một người quản lý phải sở hữu là gì?

so-sanh-lanh-dao-va-quan-lyso-sanh-lanh-dao-va-quan-lyĐặc điểm một người quản lý có

Nhân sự cấp quản lý là xương sống của mọi doanh nghiệp. Trách nhiệm của người quản lý bao gồm từ giám sát các hoạt động kinh doanh hàng ngày đến tìm kiếm nguồn nhân lực. Để thực hiện những nhiệm vụ khó khăn này, người quản lý phải sở hữu một số đặc điểm tính cách độc đáo. Nhằm giúp bạn dễ dàng phân biệt lãnh đạo và quản lý, dưới đây là một số kỹ năng quản lý hiệu quả cũng như đặc điểm tính cách của một nhà quản lý thành công:

  • Khả năng kiểm soát: Người quản lý chịu trách nhiệm giám sát các giao dịch kinh doanh hàng ngày.
  • Định hướng theo nhóm: Một người quản lý giỏi phải giải quyết các vấn đề của nhóm của mình. Họ nên thúc đẩy các thành viên trong nhóm cố gắng hết sức trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, họ phải thực hiện văn hóa và đạo đức làm việc đúng đắn trong nhóm và đảm bảo mọi người tuân theo nó.
  • Giao tiếp tốt: Người quản lý giỏi phải cố gắng trở thành người giao tiếp giỏi. Người quản lý là chìa khóa giữa các nhân sự cấp cao và nhân viên. Do đó, họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt để tránh xung đột trong công ty.
  • Đáng tin cậy: Người quản lý phải là một người đáng tin cậy; đặc điểm này cho phép nhân viên tin tưởng và tuân theo chỉ định của họ tốt hơn.
  • Quản lý theo quy trình: Các nhà quản lý có trách nhiệm giới thiệu văn hóa và đạo đức làm việc phù hợp trong công ty. Vì vậy, nhà quản lý phải là người có tầm nhìn rõ ràng và hiểu rõ mục tiêu của tổ chức.

Kết 

Vậy là Glints đã cùng bạn phân biệt lãnh đạo và quản lý thông qua các đặc điểm riêng biệt về tính cách, tố chất và vai trò trong một công ty. Mặc dù không có bài kiểm tra giấy “quỳ tím” nào để xác định xem ai đó là người quản lý hay lãnh đạo, tuy nhiên, một số khác biệt giữa đặc điểm tính cách của một nhà lãnh đạo hiệu quả và một nhà quản lý được đề cập ở trên làm cho ranh giới phân biệt giữa họ rõ ràng hơn. Nếu cảm thấy hứng thú với các nội dung tương tựu, hãy tìm đọc thêm nhiều bài viết chất lượng hơn nữa đến từ Glints nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả