Phần 1: Kỹ Thuật Trồng Cam Sành Trên Đất Ruộng – Phân Bón Việt Nga
Cam sành là một trong những loại cây ăn trái chủ lực của các tỉnh phía Nam được trồng tập trung tại tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, và Sóc Trăng.
Với giá trị kinh tế cao, cam sành hiện đang là được là cây trồng được nhiều nông dân lựa chọn canh tác.
Nhưng hiện nay còn nhiều Bà con nông dân thực hiện trồng cam sành sai kỹ thuật, dẫn đến hiệu quả thấp, không mang lại giá trị như mong muốn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nông nghiệp, dẫn đến nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như: vàng lá thối rễ, vàng lá gân xanh, cam suy thoái nhanh…
Cam sành trên đất ruộng, mật độ rất dày, từ 4500 – 5000 cây/ha (450 – 500 cây/công), năng suất 7-10 tấn trái/công, cá biệt nông dân sản xuất giỏi có thể đạt 12 tấn/công. Tuy nhiên, chu kỳ thu trái thấp, thường chỉ kéo dài 3-5 năm, nếu kĩ thuật canh tác tốt có thể thêm 1 năm nữa là phải đốn bỏ.
Phân Bón Việt Nga chia sẽ đến bà con bài viết kỹ thuật trồng cam sành trên đất ruộng và một số lưu ý quan trọng để cam sành được sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và bền vững hơn.
1. Thời vụ thích hợp trồng cam sành
Là thời điểm cuối mùa khô, khi mùa mưa bắt đầu. Thời tiết mưa nhiều sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng bén rễ và thích nghi nhanh với đất trồng hơn nữa.
Bà con nên cân nhắc trồng vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch. Thời điểm bắt đầu mùa mưa giúp cây có thể phát triển tốt, cho năng suất cao như yêu cầu.
2. Yêu cầu làm đất
Việc thiết kế mương, liếp tùy theo điều kiện đất như độ dày của tầng canh tác, việc ngập úng trong mùa mưa, độ sâu tầng sinh phèn, chiều cao của liếp, mật độ trồng… Bề mặt và chiều sâu của mương thường phụ thuộc vào chiều cao của liếp.
– Do đất lúa thấp, nên khi lên liếp cần đảm bảo mực thủy cấp để tránh ngập úng. Chiều cao liếp cách mực nước cao nhất trong mương 0,5-0,6 m.
– Khi lên liếp cần chú ý không đưa tầng phèn hoặc tầng sinh phèn lên bề mặt liếp để tránh ảnh hưởng của phèn đến sự sinh trưởng của cây.
– Tùy diện tích của ruộng mà có một hay nhiều cống chính còn gọi là cống đầu mối đưa nước vào cho toàn khu vực. Cống nên đặt ở bờ bao, đối diện với nguồn nước chính để lấy nước vào hay thoát nước ra được nhanh. Cần chọn cống có đường kính lớn lấy đủ nước trong khoảng thời gian thủy triều cao. Nên đặt 2 cống để nước vào và nước ra riêng để nước trong mương được lưu thông tốt.
3. Mật độ khoảng cách trồng
Tùy theo độ màu mỡ của đất mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp. Đối với cam sành trồng trên đất ruộng nên trồng khoảng cách là 1,5m x 1,5m hoặc 1,5m x 2m (2.500-3.000 cây/ha).
4. Chọn cây giống
Nên chọn chanh Tàu làm gốc ghép vì giúp cây cam chống chịu tốt với điều kiện ngập úng của ĐBSCL. Nên chọn mua cây giống tại các cơ sở cung cấp giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo cây giống sạch bệnh.
5. Tưới nước
Cam sành cần tưới nước đầy đủ trong tất cả các thời kỳ, đặc biệt vào thời kỳ mang trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới cho cây, tốt nhất là 1-2 ngày/lần. Vào mùa mưa do lượng mưa phân bố không đều nên nếu trời không mưa liên tục 3 ngày thì tiến hành tưới nước cho cây. Sử dụng phương pháp tưới gốc hay lắp hệ thống tưới nhỏ giọt. Trong mùa mưa, cần kiểm tra mương, cống, xẻ rảnh để tiêu thoát nước hợp lý tránh ngập úng, nên nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn và tích tụ phù sa.
Bà con lưu ý tham khảo chuẩn bị theo các mục thông tin trước trước khi trồng cam sành để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem PHẦN 2: KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CAM SÀNH tại đây.
Chúc bà con trúng mùa được giá.
Xem thêm nhiều kỹ thuật canh tác hay tại đây.
_____________________________
Trụ sở chính DNTN Việt Nga
304 Quốc Lộ 30, P. Mỹ Phú, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
02773 870 660
Chi nhánh DNTN Việt Nga tại Tháp Mười
MM85+C8P, Ấp 1, Tháp Mười, Đồng Tháp
02773 995 995