Phải làm sao để hết mụn?
Trong giai đoạn dậy thì, việc thay đổi hormone sẽ gây ra tình trạng nổi mụn ở cả nam và nữ. Mọc mụn là hiện tượng bình thường ở tuổi dậy thì do hormone làm các tuyến bã nhờn hoạt động nhiều. Tuy nhiên nhiều trường hợp nổi mụn nhiều ở mặt ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, tự ti trước bạn bè. Vậy phải làm sao để hết mụn? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số phương pháp để điều trị mụn nhanh chóng, hiệu quả, an toàn.
Mụn trứng cá mọc nhiều trên mặt hoặc trên khắp cơ thể gây mất thẩm mỹ, thậm chí để lại sẹo.
Da mặt có một lớp dầu nhất định để giữ độ ẩm cho da. Bất kỳ lý do nào làm tăng tiết lượng dầu tự nhiên này đều có thể gây ra mụn. Trong quá trình dậy thì, các tuyến dầu dưới da sẽ hoạt động nhiều hơn do hormone phát triển mạnh. Những chất nhờn tích tụ trên da kết hợp với bụi bẩn ngoài môi trường gây bít tắc lỗ chân lông làm cho mụn dễ phát tán. Ngoài ra, sự sinh sôi của vi khuẩn cũng gây ra các tình trạng mụn từ nhẹ như mụn đầu đen đến nặng như mụn bọc, mụn mủ…
Nguyên tắc chung trong việc điều trị mụn là cần giữ cho lỗ chân lông và da mặt thông thoáng, sạch sẽ, đồng thời cung cấp độ ẩm đầy đủ cho da. Dưới đây là những cách điều trị mụn đơn giản và hiệu quả bằng những nguyên liệu dễ tìm:
Mục Lục
2.1. Điều trị bằng chanh
Chanh được biết đến là một trong những nguyên liệu chăm sóc da tự nhiên được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Thành phần trong chanh có tính chất tẩy nhẹ. Đồng thời lượng vitamin C có sẵn trong chanh sẽ nhanh chóng làm khô các vết mụn, hiệu quả trong điều trị mụn cấp tốc.
- Làm sạch da mặt bằng nước ấm và lau khô.
- Sử dụng tăm bông lấy nước cốt chanh thấm đều lên vùng da có mụn một cách nhẹ nhàng.
- Lưu lại trên da từ 15 -30 phút hoặc bạn có thể để qua đêm.
- Rửa sạch lại mặt bằng nước sạch là hoàn thành nhất.
2.2. Điều trị mụn bằng tỏi
Tỏi là 1 gia vị quen thuộc trong bếp mọi gia đình Việt. Với khả năng kháng viêm, chống oxy hóa. Bổ sung tỏi vào các món ăn hằng ngày chính là đang áp dụng biện pháp ngừa mụn đơn giản mà hiệu quả.
Ngoài ra có thể lấy nước cốt của tỏi để đắp trực tiếp lên mụn bằng cách:
- Nghiền nát 5 tép tỏi và để trong 10 phút.
- Trộn 1 thìa giấm táo với 1 thìa nước.
- Dùng vải sạch ép lấy nước từ tỏi nghiền.
- Hòa dung dịch giấm pha loãng cùng nước ép tỏi.
- Dùng bông tẩy trang hoặc gạc thấm dung dịch trên và đắp lên mụn trong vòng 10 phút.
- Rửa sạch với nước.
2.3. Điều trị bằng vỏ chuối
Trong vỏ chuối chứa chất oflutein, chất chống oxy hóa mạnh để giảm mụn trứng cá và hạn chế tăng trưởng các tế bào nhân mụn.
Lấy vỏ chuối và chà xát chúng lên mặt theo hình tròn. Tránh việc chuyển động từ trên xuống để không bị ảnh hưởng về độ căng của làn da. Cách này là để giảm thiểu khả năng nổi mẩn đỏ và khó chịu từ mụn. Xoa vỏ chuối khoảng 15 phút vùng mụn và giữ lại trên làn da 15 phút nữa. Sau đó hãy rửa mặt thật sạch nhé
2.4. Điều trị mụn bằng dưa chuột (dưa leo)
Cách 1: Cắt dưa chuột thành những lát mỏng, đắp trực tiếp lên mặt. Để từ 15-20 phút, sau đó rửa sạch lại mặt bằng nước ấm sạch.
Cách 2: Xay nhuyễn dưa leo với 3 muỗng cà phê nước cốt chanh và dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da mụn. Đây cũng là một phương pháp loại trừ mụn trứng cá hiệu quả.
2.5. Điều trị mụn bằng giấm táo
Nhiều nghiên cứu trị mụn tự nhiên cùng giấm táo đã chỉ ra các công dụng hữu ích của giấm táo đối với làn da mụn. Giấm táo có thể làm giảm bớt lượng dầu thừa trên mặt và ngăn mụn xuất hiện. Ngoài ra, giấm táo còn có khả năng chống lại một số loại vi khuẩn, đồng thời phòng ngừa tình trạng viêm trên da.
Sử dụng giấm táo điều trị mụn bằng cách:
- Pha loãng giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:3, có thể cho thêm nước tùy theo mức độ nhạy cảm của làn da.
- Sau khi rửa mặt sạch, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên mặt. Bạn có thể dùng bông gòn hoặc bông tẩy trang. Hãy đảm bảo vật dụng sạch sẽ và thao tác nhẹ nhàng để tránh kích ứng.
- Chờ khoảng 5 – 20 giây rồi rửa mặt lại với nước và lau khô.
- Thực hiện từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Việc bôi giấm táo nguyên chất lên da có thể gây bỏng và kích ứng. Vì vậy, nên thử dùng với lượng nhỏ vào da và đừng quên pha loãng trước khi thoa lên mặt.
2.6. Điều trị mụn bằng mật ong
Trị mụn bằng mật ong
Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm sạch dầu thừa và cặn bã từ lỗ chân lông bị tắc. Mật ong còn có đặc tính kháng khuẩn và làm lành vết thương.
Có thể dùng một miếng bông sạch thoa một ít mật ong trực tiếp lên nốt mụn. Nếu không, hãy thêm mật ong vào mặt nạ dưỡng da.
Mật ong kết hợp với bột quế
Mật ong và quế là hai chất chống oxy hóa rất hữu ích trong việc trị mụn. Hai chất này cũng giúp kháng khuẩn và giảm viêm. Công thức hỗn hợp trị mụn:
- Trộn 2 muỗng canh mật ong và 1 muỗng cà phê bột quế thành một hỗn hợp sệt.
- Rửa mặt sạch, sau đó phết nhẹ nhàng hỗn hợp trên lên da mặt.
- Để yên từ 10 đến 15 phút.
- Rửa mặt lại với nước cho sạch hỗn hợp rồi lau khô.
Mật ong kết hợp với cốt chanh
Kết hợp mật ong và nước chanh theo công thức:
- 4 thìa mật ong + 1 thìa nước cốt chanh, trộn đều và thoa lên mặt.
- Để yên trong vòng 15 phút.
- Rửa mặt sạch với nước ấm, lấy khăn thấm khô. Áp dụng 2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
2.7. Điều trị mụn bằng nha đam
Nha đam là loài cây từ lâu đã được ưa chuộng với nhiều công dụng khác nhau. Nha đam (lô hội) thường được thêm vào kem dưỡng ẩm, xà phòng, thuốc mỡ… Cây có tác dụng trị các vết trầy xước hay tình trạng bỏng nhẹ.
Nha đam chứa acid salicylic và lưu huỳnh, hai hoạt chất thường gặp trong các sản phẩm trị mụn.
Cách trị mụn ở nhà bằng nha đam thực hiện như sau:
- Rửa sạch, gọt bỏ vỏ.
- Nghiền phần thịt hoặc cạo lấy lớp gel của nha đam. Dùng cọ sạch thoa lên da mặt.
- Chờ khoảng 15 phút rồi rửa mặt thật sạch với nước.
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần để loại bỏ mụn ẩn một cách hiệu quả.
2.8. Điều trị mụn bằng trà xanh
Trà xanh có rất nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm tình trạng mụn. Polyphenol có chứa trong trà xanh giúp chống lại vi khuẩn và giảm viêm. Thoa trà xanh lên da làm giảm sản xuất dầu thừa ở những người bị mụn.
Cách sử dụng:
- Ngâm trà xanh trong nước sôi trong vòng 3-4 phút.
- Để trà nguội.
- Sử dụng một miếng bông sạch, thoa trà xanh lên da hoặc đổ vào bình xịt rồi nhẹ nhàng phun lên da.
- Để khô, sau đó rửa sạch với nước