Phải làm gì khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi bị ngã va đập vào đầu?

Hầu hết trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi bị ngã va đập vào đầu ít nhất một lần trong năm đầu đời. Điều này một phần là do trẻ sơ sinh không thể kiểm soát chuyển động đầu tốt như người lớn do cơ cổ kém phát triển. Không giống như những người trưởng thành, trọng tâm của cơ thường gần với đầu hơn là thân. Thêm vào đó là thực tế là trẻ sơ sinh đang học tất cả các loại kỹ năng mới như nắm lấy, lăn, đi, ngồi, …. và chúng chắc chắn sẽ gặp một số rủi ro. Vậy phải làm gì khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi bị ngã va đập vào đầu? Trong bài viết này sẽ cung cấp những lời khuyên hữu ích để giúp những người chăm sóc trẻ hiểu rõ hơn vấn đề này.

1. Phải làm gì khi trẻ bị ngã va đập vào đầu?

Trẻ em dù đang tập đi, mới biết đi hay đã biết đi từ lâu vẫn có khả năng ngã nhào, đôi khi vết ngã sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng. Bất kỳ khi nào trẻ em hoặc trẻ mới biết đi gặp phải tình huống ngã, chẳng hạn như từ trên ghế, giường, cũi hoặc mặt bàn thì các bậc phụ huynh cần phải kiểm tra kỹ lưỡng xem có bị thương không, đặc biệt ở các vùng nguy hiểm như đầu của trẻ rồi tới lưng, chân tay. Các bậc phụ huynh cần chắc chắn rằng trẻ không có bất cứ vết thương nghiêm trọng nào, không bị chấn động ở đầu như chấn thương sọ não, xuất huyết não,… và các tổn thương ở các vùng chân, tay như gãy xương, mẻ xương,… Tình trạng trẻ bị ngã vẫn thường xuyên xảy ra, thậm chí nhiều trường hợp trẻ bị ngã nghiêm trọng nhưng do xương của trẻ còn non, mềm, vì vậy chúng không dễ gãy như xương của người lớn. Sau khi trẻ bị ngã, các bậc phụ huynh cũng nên quan sát các hoạt động của trẻ có bất thường gì không. Nếu trẻ vẫn vui chơi như bình thường thì đó là dấu hiệu tốt, các bậc phụ huynh có thể yên tâm cho trẻ tiếp tục chơi. Nhưng nếu sau khi ngã trẻ quấy khóc, đau đầu, buồn nôn, cáu kỉnh… thì lập tức đưa trẻ tới bác sĩ để được kiểm tra các bộ phận bên trong cơ thể, đặc biệt là não của trẻ. Để trẻ nghỉ ngơi sau cú ngã cũng là một cách giúp trẻ được thỏa mái hơn, các bậc phụ huynh không cần thiết phải giữ cho trẻ tỉnh táo sau khi ngã.

Trẻ quấy khóc

2. Cần gọi xe cấp cứu khi nào sau khi trẻ bị va đập?

Sau cú ngã, cần lập tức cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ gặp phải bất kỳ trường hợp sau:

  • Trẻ mất ý thức: Nếu trẻ không còn thở, ngay lập tức nhờ ai đó gọi xe cứu thương, trong thời gian đó, các bậc phụ huynh tiến hành hồi sinh tim cho trẻ sơ sinh (Hồi sức tim phổi – CPR) đối với những trẻ từ 12 tháng trở lên cho đến khi có sự trợ giúp của các y, bác sĩ. Nếu khi đó các bậc phụ huynh chỉ ở một mình, hãy hô hấp nhân tạo cho trẻ trong vòng 2 phút, sau đó gọi cứu thương tới cấp cứu.
  • Chảy máu: Các bậc phụ huynh cần lập tức xử lý vùng có máu chảy và gọi xe cứu thương tới.
  • Khi có cơn động kinh xảy ra
  • Khi trẻ không có phản ứng: Nếu trẻ còn thở nhưng không đáp ứng lại, chẳng hạn như trẻ bất tỉnh sau cú ngã hoặc các bậc phụ huynh không thể đánh thức trẻ dậy sau khi đi ngủ
  • Gãy xương: Bao gồm một biến dạng rõ ràng ở các vùng như tay, chân không thẳng hàng, cổ tay bị cong một cách bất thường
  • Có thể bị vỡ xương sọ: xương sọ là một vùng mềm, sưng trên da đầu, đặc biệt ở các vùng bên đầu (phía trên hoặc sau tai), có vết tụ máu xuất hiện trong các lòng trắng của mắt hoặc chất lỏng màu hồng hay máu chảy ra từ mũi hoặc tai của trẻ

Động kinh cục bộ

  • Một cơn chấn động: chẳng hạn như nôn mửa liên tục hoặc buồn ngủ quá mức Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ để các bậc phụ huynh đánh giá sự thay đổi trong cách hoạt động đi đứng của trẻ, hay các vấn đề về kỹ năng nói, thị giác hoặc vận động của trẻ.
  • Chấn thương não bộ: dấu hiệu có thể nhìn thấy đó là sự thay đổi kích thước đồng tử và sự chuyển động bất thường của mắt hay trẻ quấy khóc, la hét kéo dài

Những trường hợp trên đều là những trường hợp có thể dẫn nguy hiểm tới tính mạng của trẻ, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất và trao đổi với các bác sĩ về nguyên nhân trẻ ngã.

3. Điều trị vết sưng trên đầu của trẻ như thế nào?

“Trứng ngỗng” trên đầu là hiện tượng phổ biến, dễ dàng bắt gặp ở những trẻ mới tập đi. Mặc dù vết sưng này trông có thể đáng sợ nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, sốt sắng vì điều đó không hề nghiêm trọng, quan trọng nhất là não bộ của trẻ không có tổn thương nào. Khi sưng xảy ra trên đầu, phần lớn nó nhô ra ngoài vì hộp sọ của trẻ nằm ngay dưới da.

Để giúp vết sưng giảm bớt, các bậc phụ huynh có thể chườm túi nước đá hoặc một túi đậu đông lạnh lên vết sưng từ 2 đến 5 phút mỗi lần, cứ lặp đi lặp lại khoảng một giờ. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng có thể cho trẻ bú, ăn hoặc xem sách trong khoảng thời gian này. Điều đó có thể giúp trẻ bị phân tâm, quên đi đau đớn và tránh khỏi cảm giác ớn lạnh và khó chịu.

Nếu các bậc phụ huynh vẫn còn lo lắng về vết sưng của trẻ, có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ về việc cho trẻ dùng liều acetaminophen hoặc ibuprofen thích hợp, tuyệt đối không được cho trẻ dùng aspirin vì thuốc này có thể dẫn tới tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, đó gọi là hội chứng Reye.

Hội chứng Reye

4. Làm thế nào để ngăn ngừa các chấn thương do va chạm trên đầu

Những va chạm nhỏ và vết thương bầm tím là một phần không thể tránh khỏi trong việc phát triển các kỹ năng vận động và rèn luyện tính độc lập cho trẻ. Miễn là các bạn trẻ có sự giám sát của người lớn và khu vực vui chơi của trẻ không có cầu thang, không có những vật sắc nhọn và những mối nguy hiểm khác, hầu hết các cú ngã của trẻ sẽ không gây các thương tích nghiêm trọng.

Khi trẻ bị ngã, va đập thì các bậc phụ huynh cũng không nên có những phản ứng quá mức. Vội vàng chạy tới bên trẻ sẽ khiến các bậc phụ huynh mệt mỏi trong quá trình trông trẻ và bản thân trẻ cũng trở nên thận trọng quá mức, không dám thỏa mái tham gia các hoạt động. Nếu nhân thấy trẻ có những biểu hiện khó chịu, hãy bình tĩnh động viên, an ủi và khích lệ trẻ đứng dậy. Tuy nhiên, ngã cũng là nguyên nhân số một gây thương tích ở trẻ em và 1/3 trong số những tai nạn này có thể phòng ngừa được.

Để giữ an toàn cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các cách sau:

  • Đệm các góc nhọn trên đồ nội thất, các góc bàn, góc tủ,… Vì những địa điểm này thấp, ở xung quanh trẻ nên dễ dàng trở thành thủ phạm gây ra những va chạm và bấm tím cho trẻ nhỏ. Nếu có thể hãy di dời các vật dụng nội thất ra xa khu hoạt động, vui chơi của trẻ cho đến khi trẻ có thể vững vàng đi lại.
  • Ở các nơi hay sử dụng nước như nhà tắm, nhà bếp thì các bậc phụ huynh nên sử dụng các tấm lót chống trượt bằng nhựa để trẻ không bị trơn trượt khi sử dụng nhà tắm hoặc đi qua khu vực bếp. Đối với các thảm vải để thấm hút nước hoặc lau chân, các bậc phụ huynh có thể loại bỏ cho đến khi chúng không còn vướng vào trẻ trong quá trình hoạt động.

Trẻ bò cầu thang

  • Giữ trẻ tránh xa các khu vực như hiên nhà, boong trên cao, đồng thời đặt các cổng chặn dạng lưới ở đầu, cuối mỗi cầu thang, khu vực bếp. Đặt các tấm bảo vệ hoặc tấm kính acrylic (chẳng hạn như Plexiglass) trên lan can và lan can nếu trẻ có thể chui qua các thanh vịn.
  • Di chuyển ghế và đồ đạc khác ra xa cửa sổ, lan can,…
  • Giữ cầu thang trong nhà không có những đồ vật mà các bậc phụ huynh có thể vấp phải khi bế trẻ.
  • Hãy thận trọng khi bế trẻ em hoặc trẻ mới biết đi trên bàn thay đồ. Một số bàn có dây đai, có thể giúp các bậc phụ huynh giữ chặt thanh cầm trên bàn, nhưng chúng có thể không đủ để tránh ngã, vì vậy, đừng bao giờ để trẻ ngồi trên bàn mà không có sự giám sát của người lớn.
  • Hạ nệm của trẻ xuống ngay khi trẻ bắt đầu đứng lên trong nôi.
  • Khi đưa trẻ tới các siêu thị, tạp hóa, các bậc phụ huynh lưu ý thắt dây an toàn cho trẻ vào giỏ hàng. Tuyệt đối không rời khỏi xe dù chỉ trong chốc lát. Đối với các loại xe như xe đẩy, ghế ăn của trẻ cũng nên cố định bằng dây an toàn cho trẻ.
  • Luôn theo dõi trẻ nếu trẻ bắt đầu thích leo trèo lên các đồ đạc như bàn ghế, tủ đồ, các bậc phụ huynh cũng nên có những phản xạ nhanh chóng để trẻ không bị ngã.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com; healthline.com