ORGANIC là gì ? Tiêu chuẩn ORGANIC cho các sản phẩm hữu cơ được công nhận

ORGANIC là gì ? Tiêu chuẩn ORGANIC cho các sản phẩm hữu cơ được công nhận

Thuật ngữ ORGANIC hiện nay được sử dụng khá nhiều đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm. Việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng do những lợi ích mà chúng mang lại cho người tiêu dùng. Từ Gại, rau củ quả cho đến mỹ phẩm vv. Việc áp dụng chứng nhận hữu cơ ORGANIC từ đó cũng phát triển rất nhanh, Để hiểu rõ Organic là gì? chứng nhận hữu cơ organic như thế nào ? cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích.

Nội dung 

1 ORGANIC LÀ GÌ ? 
2 SẢN PHẨM HỮU CƠ VÀ TIÊU CHUẨN ORGANIC
3 CÁC LOẠI TIÊU CHUẨN ORGANIC PHỔ BIẾN HIỆN NAY 
4 CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA TIÊU CHUẨN HỮU CƠ
5 CHỨNG NHẬN HỮU CƠ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
6 Ý NGHĨA CỦA TIÊU CHUẨN ORGANIC 
7 LỢI ÍCH KHI TRANG TRẠI/ TỔ CHỨC ĐẠT CHỨNG NHẬN HỮU CƠ 

ORGANIC LÀ GÌ ? 
 

Thuật ngữ Organic được hiểu theo nghĩa đơn giản là “hữu cơ”. Chúng bao gồm các loài động, thực vật được nuôi trồng hài hòa với thiên nhiên trong điều kiện thoải mái với môi trường và hướng đến sự phát triển cân bằng sinh thái toàn diện.

 

THỰC VẬT: được xếp vào nhóm organic bao gồm các loại thực vật được nuôi trồng và chế biến, bảo quản hoàn toàn tự nhiên không sử dụng các loại hóa chất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu tổng hợp, chiếu xạ,  vv. Đất trồng thực vật không bị nhiễm bẩn, nhiễm độc đồng thời Phân bón được làm từ tự nhiên. Qúa trình nuôi trồng sử dụng biện pháp Diệt trừ sâu bọ thủ công, biện pháp sinh học hay thiên dịch.
 

ĐỘNG VẬT: được coi là organic chỉ khi được chăn nuôi trong môi trường tự nhiên và không được sử dụng bất cứ các loại kháng sinh tổng hợp nào và hormone. Thức ăn cho động vật ăn cũng cần phải đảm bảo100% thức ăn hữu cơ (thức ăn từ organic). Ngoại trừ những động vật bị bệnh chỉ có thể dùng thuốc kháng sinh trước 90 ngày khi giết mổ.
 

SẢN PHẨM HỮU CƠ VÀ TIÊU CHUẨN ORGANIC
 

Theo như định nghĩa trên thì nhìn chung các sản phẩm hữu cơ là những sản phẩm chỉ được phép đặt tại các khu vực sạch sẽ, không bị ô nhiễm bởi không khí, nguồn nước hay bất cứ nhân tố nào khác (xa khu vực công nghiệp, đường giao thông, trong đất không được chứa bất kỳ chất độc hại nào ngay cả những hướng gió cũng phải kiểm tra để phát hiện ra chất độc hại)

 

Theo báo cáo tiêu dùng organic năm 2017 của AC Nielsen cho thấy, 86% người tiêu dùng Việt Nam tin dùng sản phẩm organic cho bữa ăn của gia đình bởi tính an toàn và giàu dinh dưỡng. Organic đã lan toả như một xu thế phát triển tất yếu trong cuộc sống hiện đại, nhất là khi mối lo lắng sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng hiện nay.

 

Đối với những thực phẩm chất lượng cao và quy trình sản xuất khắt khe như thực phẩm hữu cơ thì chứng nhận hữu cơ là vô cùng quan trọng. Để được cấp chứng nhận này, các nhà sản xuất phải tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn nhất định và phải được thanh tra, đánh giá, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận. Thông thường, để sản xuất ra một loại thực phẩm hữu cơ nào đó, người sản xuất phải được đào tạo về các quy định, tiêu chuẩn, quy trình… thực sự nghiêm ngặt. Do vậy, các sản phẩm hữu cơ được sản xuất ra có thể đảm bảo là hữu cơ thực sự.

 

Tuy nhiên thế giới, mỗi quốc gia đều có những chứng nhận hữu cơ riêng, một số chứng nhận có độ tin cậy trên toàn thế giới như chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA – Organic), Liên minh Châu Âu (European Union)…, hay hệ thống đảm bảo cùng tham gia trong nông nghiệp (PGS)…

 

CÁC LOẠI TIÊU CHUẨN ORGANIC PHỔ BIẾN HIỆN NAY 
 

Tại Việt Nam hiện nay phổ biến Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được quy định trong các tiêu chuẩn dưới đây:

TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
các loại tiêu chuẩn organic tiêu biểu thế giới

 

CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA TIÊU CHUẨN HỮU CƠ
 

Những yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn hữu cơ được liệt kê bên dưới đây đòi hỏi việc nuôi trồng và chăn nuôi phải đảm bảo thực hiện đầy đủ.

Về đa dạng sinh học: Nông nghiệp hữu cơ đề cao tính đa dạng sinh học. khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn không chỉ ở trên một đồng ruộng và cả các vùng lân cận.

Các loài thực vật, động vật cùng sống trong hệ thống canh tác thì ở dó càng có nhiều sinh vật giúp duy trì độ phì nhiêu của đất và ngăn cản sâu bệnh gây hại. Tính đa dạng sinh học này sẽ giúp cho môi trường sản xuất hữu cơ có năng lực sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.

Về vùng đệm: Trong yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ thế giới có quy định giữa các vùng sản xuất hữu cơ và vùng không phải hữu cơ cần có một khoảng cách gọi là vùng đệm. Vùng này có tác dụng bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh. Khoảng cách này ít nhất là 1 mét được tính từ bờ ruộng đến rìa của tán cây trồng hữu cơ. Nếu nguy cơ ô nhiễm cao thì vùng đệm sẽ phải được tính toán và bổ xung cho rộng hơn.

Về sản xuất song song: Theo quy định của tiêu chuẩn thì cần phải phân biệt được giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ dù chỉ là vô tình. Tiêu chuản không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm chẳng hạn như cùng một lúc sản xuất dưa chuột hữu cơ và dưa chuột thông thường.

quy trình trồng cây theo organic

 

Để dễ phân biệt các loại cây trồng ở ruộng hữu cơ và không hữu cơ có thể trồng song song các loại củ khác nhau, khác màu vv.

Một số chú ý: Trong quá trình lưu kho và vận chuyển cũng cần chú ý không được để lẫn tạp chất. Sản phẩm hữu cơ sẽ phải được cất trữ và vận chuyển một cách riêng rẽ và được ghi rõ trên nhãn là “Hữu cơ”

Về các vật liệu biến đổi gen: Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, mặc dù những công nghệ phát triển mang tính khoa học cao đôi khi cũng không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chúng.

Nông nghiệp hữu cơ không cho phép những rủi ro liên quan đến sức khỏe và môi trường. Các vật liệu biến đổi gen (GMOs) không được chấp nhận vì vật liệu gen đưa vào trong một giống nào đó khi được trồng có thể lan truyền qua con đường tạp giao sang các cây hoang dại hoặc các giống không biến đổi gen cùng họ. Hậu quả tiêu cực của trào lưu công nghệ gen này có thể sẽ làm mất đi các giống quý độc nhất vô nhị hoặc các loài hoang dại.

 

CHỨNG NHẬN HỮU CƠ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
 

Sơ lược các chứng nhận hữu cơ trên, chúng ta cũng thấy được mỗi chứng nhận là một hệ thống quy định mà một sản phẩm và nhà sản xuất phải đáp ứng để được chứng nhận. Nhìn chung, các quy định này chủ yếu đánh giá các tiêu chí như:

Mức độ tối thiểu thành phần hữu cơ trong sản phẩm.
Tỉ lệ tối đa thành phần tổng hợp được cho phép (nếu có)
Các thành phần mà sản phẩm có thể/ hoặc không thể bao gồm trong sản phẩm.
Các quá trình được áp dụng để tạo ra sản phẩm
Quy trình sản xuất, thành phần sản phẩm của nhà sản xuất đều được kiểm tra bởi một tổ chức chứng nhận hữu cơ thứ 3 để đảm bảo các sản phẩm đó đạt chuẩn yêu cầu.
 

Ý NGHĨA CỦA TIÊU CHUẨN ORGANIC 
 

– Đối với xã hội: Áp dụng tiêu chuẩn Organic làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

– Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăm sóc cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ Organic sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.

 

LỢI ÍCH KHI TRANG TRẠI/ TỔ CHỨC ĐẠT CHỨNG NHẬN HỮU CƠ 
 

1. Trang trại áp dụng và tuân thủ đúng quy định tiêu chuẩn hữu cơ được Quốc tế và Bộ Khoa học và Công nghệ thừa nhận

Việc nhiều trang trại/doanh nghiệp hiện nay đang trồng trọt, chăn nuôi, chế biến theo phương pháp hữu cơ nhưng theo cảm tính và kinh nghiệm chứ không theo quy trình chuẩn. Việc tuân thủ theo tiêu chuẩn hữu cơ, áo dụng theo phương pháp sản xuất hữu cơ của TCVN 11041:2017 sẽ có một chuẩn mực quốc tế được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận để áp dụng vào sản xuất thực phẩm hữu cơ.

 

2. Tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ

Các sản phẩm hữu cơ khi được bán ra thị trường nếu được gắn nhãn Organic hoặc thực phẩm hữu cơ đây được xem là bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của mình đạt chứng nhận hữu cơ. Sẽ tạo ra một thương hiệu sản phẩm hữu cơ và tạo ra thế cạnh tranh cũng như niềm tin của người tiêu dùng và đối tác. Ngoài ra giá thành sản phẩm sẽ cao hơn đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất.

 

3. Tạo ra cơ hội xuất khẩu thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm được chứng nhận hữu cơ sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường quốc tế lớn.

>> TÀI LIỆU TIÊU CHUẨN HỮU CƠ THEO TCVN 11041:2017