Ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam và những mối lo đáng báo động

Đi cùng với những vấn nạn như tình trạng cháy rừng, tuyệt chủng, trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường thì ô nhiễm tiếng ồn là một trong những mối lo khiến các nhà khoa học rất băn khoăn. Độ nguy hiểm của tình trạng này đã đạt đến mức đáng báo động khi tần suất tác động của tiếng ồn ngày một tăng.

Vậy hiểu thế nào cho đúng về khái niệm ô nhiễm tiếng ồn và biểu hiện của tình trạng này ở Việt Nam đang diễn biến như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây.

Ô NHIỄM TIẾNG ỒN LÀ GÌ?

Ô nhiễm tiếng ồn có tên tiếng Anh là: Noise pollution hoặc noise disturbance, là tiếng ồn trong môi trường vượt qua một ngưỡng an toàn cho phép, gây ra sự khó chịu cho người hoặc động vật.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây, ô nhiễm tiếng ồn đang trở nên bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và chất lượng sống của con người.

Tại Mỹ, hàng năm người ta đã phải tốn hơn 5 tỷ USD để chữa trị cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh do ô nhiễm tiếng ồn. Hiện nay ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng diễn biến phức tạp và vượt khỏi tầm kiểm soát, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sự văn minh của quốc gia.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Ở VIỆT NAM

Tiếng ồn ngoài trời có thể được tạo ra bởi hiệu suất của máy móc, xây dựng công trình hoặc từ những buổi diễn âm nhạc, đặc biệt là ở những nơi làm việc nhất định. Điếc do tiếng ồn có thể được gây ra ở bên ngoài (ví dụ như xe lửa) hoặc bên trong (ví dụ như nghe nhạc).

Nhìn chung, có ba nguồn gây tiếng ồn chính là:

1. Hoạt động công nghiệp – dịch vụ

  • Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, việc sử dụng các loại máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất là điều cần thiết.

  • Tuy nhiên sự mọc lên ồ ạt của các Khu công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng kéo theo sự phát triển của kinh tế đồng thời làm gia tăng tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.

  • Bên cạnh đó, ngành dịch vụ phát triển cũng là một nguyên nhân gây ra tiếng ồn trong không khí.

  • Các dịch vụ kinh doanh quán bar, quán nhậu, dịch vụ giải trí dẫn đến việc tụ tập đám đông.

  • Điều này thường xuyên xảy ra nhất là ở các thành phố phát triển và tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường sống.

2. Hoạt động giao thông

Hiện nay, số lượng phương tiện tham gia giao thông đang ngày càng tăng với mức độ chóng mặt, mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn, gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe.

Ở Việt Nam, hình thức phương tiện tham gia giao thông đều rất khó kiểm soát cùng với lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố khá nhiều đã tạo nên sự ô nhiễm về tiếng ồn đáng kể. 

Ở Việt Nam, dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, đối với các khu vực cụ thể, âm thanh được cho phép từ 6 đến 21h là 55dB, từ 21h đến 6h sáng khác là 45dB.

Theo kết quả nghiên cứu của Sở KHCN & MT, tại 12 đường và nút giao thông chính trên địa bàn Hà Nội, tiếng ồn trung bình vào ban ngày là 77,8 – 78,1 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8 – 8,1 dBA. Tiếng ồn tương đương trung bình vào ban đêm là 65,3 – 75,7 dBA, vượt tiêu chuẩn từ 10 – 20 dBA.

Tại TP. Hồ Chí Minh, ở những khu vực ngã tư như: Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ, ngã sáu Gò Vấp, ngã tư An Sương, ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh và các trục đường chính trong vào giờ cao điểm thì chỉ số độ ồn đo được luôn ở mức đáng báo động, vượt ngưỡng cho phép.

Máy bay cũng là một nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua. Lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu một tần số âm thanh rất lớn.

3. Hoạt động sinh hoạt

Đi cùng với quá trình công nghiệp hóa chính là quá trình đô thị hóa, cho nên tình trạng ô nhiễm tiếng ồn sinh ra từ quá trình này là khó tránh khỏi. Ô nhiễm tiếng ồn gia tăng tỉ lệ thuận với quá trình đô thị hóa.

Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn đã khá nghiêm trọng, tuy nhiên phần đông người dân không hề biết là họ đang bị ô nhiễm. 

Các hoạt động xây dựng hạ tầng phục vụ đời sống cùng với các cuộc biểu tình, các sự kiện công cộng, các sự kiện thể thao phát sinh từ nhu cầu đời sống đều tạo ra những âm thanh hỗn tạp, gây khó chịu đến môi trường sống.

Đối với các khu vực thông thường (tòa nhà chung cư, nhà trong hẻm, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ, văn phòng hành chính …), từ 6:00 đến 21:00 là 70dB, từ 21:00 đến 6:00 sáng là 55dB.

Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Ở VIỆT NAM ĐÃ GÂY RA NHỮNG ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO?

Có thể nói, ô nhiễm tiếng ồn là một vấn nạn gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của chúng ta.

1. Ảnh hưởng tới thính giác

Có thể nói Thính giác là giác quan bị ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp từ việc tiếp xúc với tiếng ồn.

Nếu phải thường xuyên nghe những âm thanh chói tai sẽ gây tổn thương cho dây thần kinh thính giác, dẫn tới nguy cơ bị điếc tức thì và vĩnh viễn.

Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có thể gây ra mất thính lực tạm thời, nhưng thường thì thính lực trở lại bình thường sau 16 – 18 giờ khi không còn tiếng động.

2. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Cường độ âm thanh khi vượt qua ngưỡng an toàn sẽ làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp và có thể gây ra các triệu chứng khó kiểm soát.

Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn đưa tới thay đổi chức năng của hệ thần kinh tự chủ, làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi.

3. Ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương

Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, rối loạn cảm xúc, gây ra sự sợ hãi, giận dữ vô cớ.

Điều này có thể làm thay đổi tính cách con người theo hướng tiêu cực và chi phối ý thức cũng như hành động của mỗi người.

Tiếp xúc với tiếng ồn từ nhỏ sẽ ảnh hưởng xấu đến ý thức của trẻ nhỏ, gây rối loạn hệ tuần hoàn não bộ và khiến cho trẻ dễ mắc phải các chứng tăng động sớm.

4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái xanh, sạch, đẹp

Tiếng ồn được xem là một kiểu Ô nhiễm. Vấn nạn này làm cho không gian sống trở nên ngột ngạt, khó chịu, mất đi sự trong lành đáng có.

Con người và sinh vật cần được sống trong một hệ sinh thái an toàn và thoải mái để được đảm bảo có được sự phát triển tốt nhất.

Ô nhiễm tiếng ồn sẽ làm biến đổi tiêu cực tâm lý con người và các mối quan hệ xã hội.

CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Ở NƯỚC TA

Cần làm gì để giảm thiểu tối đa mật độ tiếng ồn ngày càng tăng cao hiện nay là một câu hỏi được nhiều người đặt ra.

1. Ban hành các quy định quốc gia

Nghị định của Chính phủ Số 06/CP, ngày 20 Tháng 1 năm 1995. Quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động Về An Toàn Lao động, Vệ sinh lao động.

  1. Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần;

  2. Khi thấy có hiện tượng bất thường thì phải kiểm tra và có biện pháp xử lý ngay;

  3. Lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi đúng quy định.

Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc: Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương đương (sau đây gọi là mức âm) tại mọi vị trí làm việc, trong suốt ca lao động (8h), đo theo đặc tính A, không được vượt quá 85dBA, mức cực đại không được vượt quá 15 dBA.

Ban hành các quy định liên qua đến pháp luật an toàn giao thông và có những chế độ xử phạt nghiêm khắc với những hành vi cố ý gây rối trật tự công cộng.

2. Áp dụng pháp luật quốc tế có liên quan

Năm 2001 là năm thứ 6 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy ngày 25/4 làm ngày “Quốc tế phòng chống tiếng ồn”. Đây là lần đầu tiên nước ta chính thức tham gia phong trào này. Theo khuyến cáo của WHO, ngưỡng tiếng ồn cho phép là:

  1. Môi trường nghỉ ngơi, độ ồn thường xuyên (âm nền) không quá 40 dB.

  2. Môi trường sinh hoạt, âm nền không quá 60 dB

  3. Môi trường sản xuất, âm nền không quá 80 dB. Nếu độ ồn cao hơn, thời gian tiếp xúc phải giảm.

3. Tiến hành các biện pháp phòng ngừa và tự phòng ngừa

Nên sử dụng các vật liệu cách âm, xây dựng tường cách âm và các biện pháp cần thiết trong quá trình xây dựng nhà cửa, nhà máy.

Hạn chế ở lâu trong trong môi trường có độ ồn quá cao vượt ngưỡng an toàn. Trong quá trình làm việc cần có những biện pháp bảo hộ nhằm tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa tai và độ ồn xung quanh. Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân và có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

4. Tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn liền với môi trường lành mạnh

Sự phát triển của công nghiệp cần phải đi đôi với sự văn minh. Cần có kế hoạch quy hoạch các máy móc, nhà xưởng gây tiếng ồn ra khu vực tách biệt khỏi khu dân cư, cần có kiến trúc xây dựng nhà xưởng hợp lý hoặc trồng cây xanh có nhiều lá để góp phần làm giảm tiếng ồn cũng như các yếu tố kết hợp khác như rung sóc và hóa chất độc.

Xây dựng khu độ thị trong lành, sạch đẹp với những nét văn hóa đẹp, không gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Đọc đến đây, chắc hẳn chúng ta đã thấy được sự bức bối của tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam. Là một công dân đang sống và làm việc trong một môi trường bị nhiễm ồn, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh hợp lý.

KẾT LUẬN

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết về tình trạng Ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam. Cùng với những vấn nạn khác, chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp và giảm thiểu những tác hại xấu gây ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng ta.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về bài viết cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhất. Bên cạnh đó, METROTECH là một trong những nhà phân phối thiết bị thí nghiệm tốt nhất thị trường. Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm thiết bị như là thiết bị đo độ ồn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.