Ô nhiễm tiếng ồn là gì ? Mẫu đơn khiếu nại gây tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn là gì ? Nguồn ô nhiễm tiếng ồn ở đô thị? Xử lý hành vi gây tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn ? Mẫu đơn khiếu nại gây tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn là gì? Đơn khiếu nại gây tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn ? và các vấn đề khác liên quan sẽ được bài viết phân tích cụ thể:

 

Luật sư tư vấn:

1. Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn

– Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn phát ra trong một môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Hầu hết ở các nước không, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa. Tiếng ồn ngoài trời còn được nói gọn từ tiếng ồn môi trường.

– Âm thanh bình thường được đo bằng đơn vị decibels (dB). Khi âm thanh khoảng 76 dB là đã thuộc phạm vị tiếng ồn gây khó chịu. Trong khi đó, ngưỡng nghe cho phép mà con người chịu đựng được là khoảng 110 dB. Vì vậy, chúng ta có thể phân ô nhiễm tiếng ồn thành các cấp độ sau:

+ Tiếng ồn được phát ra từ các xa lô cao tốc vào giờ cao điểm có khoảng cách khoảng 15mm là 76 dB.

+ Xe chạy trên đường với tốc độ 105 km/h và phát ra tiếng động cách đó 8m là 77 dB.

+ Xe tải chạy bằng dầu diesel với tốc độ 65 km/h. Tiếng ồn phát ra cách đó 15m là 88 dB.

+ Máy bay bay cách mặt đất 300m sẽ phát ra âm thanh là 88 dB.

+ Mây bay boeing 737 hoặc DC-9 khi bay ở độ cao 1.853m khi hạ cánh xuống sẽ phát ra âm thanh có tần số 97 dB.

+ Âm thanh phát ra trong một buổi trình diễn nhạc rock dao động trong khoảng 108 – 114 dB.

 

2. Căn cứ pháp lý xử lý ô nhiễm tiếng ồn

– Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

– Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Về thẩm quyền xử lý ô nhiễm tiếng ồn:

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi gây tiếng ồn vượt quá giới hạn tối đa cho phép là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và phải chịu xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này và bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để xử lý vi phạm trên và khắc phục hậu quả của vi phạm này.

Nếu hành vi sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép trên thì có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, cụ thể:

“Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.”

Bạn có thể khiếu nại, tố cáo lên Ủy ban nhân dân các cấp hoặc Cơ quan công an, Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ.

 

3. Đề xuất giải quyết vấn đề ô nhiễm tiếng ồn

Có 2 giải pháp cơ bản để giải quyết tiếng ồn. Giải pháp giảm ồn chủ động bằng cách sử dụng các biện pháp giảm tiếng ồn tại nguồn bằng cách thiết kế và chế tạo các bộ phận giảm âm, ứng dụng chúng trong động cơ của máy bay, xe tải, xe khách, máy cơ khí công nghiệp, các thiết bị gây ra tiếng ồn trong gia đình. Phương pháp này tập trung cải tiến các thiết kế máy và quy trình vận hành máy móc; kiểm soát các chấn động và tăng cường hút bọc nguồn âm bằng các vật liệu hút âm, tiêu âm . Cách này được ứng dụng khá phổ biến tuy nhiên chỉ giảm ồn được một phần ở các thiết bị phát ra tiếng ồn như động cơ, thiết bị, máy móc, nhà xưởng v.v..

Giải pháp giảm ồn thụ động là giải pháp sử dụng vật liệu tiêu âm, cách âm để kiểm soát tiếng ồn tại các công trình công cộng, những nơi tiếng ồn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như tại cách sảnh nhà ga, sân bay, bệnh viện, trường học do đặc thù tiếng ồn xuất phát từ nhiều nguyên nhân cần phải xử lý để đảm bảo yêu cầu về độ ồn cho phép, giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn đến công việc, sinh hoạt của con người. Việc xử lý tiếng ồn bằng vật liệu cách âm, hút âm phải vừa đảm bảo được chất lượng, vừa phải có kích cỡ, kiểu dáng phù hợp với các công trình công cộng, dễ lau chùi, lắp đặt và có độ bền cao.

Những tiếng ồn do xe cộ di chuyển gây ra có thể kiểm soát được bằng cải tiến công nghệ, áp dụng tiêu chuẩn tiếng ồn, cách quy hoạch giao thông hợp lý, tăng cường ý thức tham gia giao thông, ý thức lao động của người dân, giảm cường độ giao thông trong vùng cách ly. Thiết kế cách âm để tiếng ồn không thể xuyên qua tại các công trình như bệnh viện, trường học, công sở,…

 

4. Mẫu đơn khiếu nại gây ô nhiễm tiếng ồn

Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng liên hệ trực tiếp với: Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến 24/7 gọi ngay: 1900.6162 để được tư vấn trực tiếp.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————— 

 … ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN KHIẾU NẠI

(V/v gây ô nhiễm tiếng ồn)

 

– Căn cứ theo quy định tại luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

– Căn cứ theo quy định tại luật Khiếu nại năm 2011;

– Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương.

Kính gửi: UBND xã/phường/thị trấn…………

Tôi là : …… Sinh ngày :……

CMND số: …… Ngày cấp : ………….. Nơi cấp : ……

Địa chỉ hiện tại : ……

Nội dung khiếu nại : ……

(Ví dụ: Hiện nay, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn…… diễn ra rất nghiêm trọng. Tiếng ồn từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp …… với cường độ lớn, xuất hiện liên tục từ sáng đến tối muộn. Tình trạng này đã kéo dài suốt thời gian qua, mặc dù đã có sự nhắc nhở của các cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tiếng ồn đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và có tác động trực tiếp đến đời sống cũng như sức khỏe của các hộ dân sinh sống tại khu vực).

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 103 luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Điều 17 luật Khiếu nại năm 2011 và thực tế nêu trên, nay tôi làm đơn này khiếu nại về hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn của……trên địa bàn…

Kính mong các Quý cơ quan nhanh chóng tiến hành thẩm tra, xác minh và xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân đang sinh sống trên địa bàn…….

Tôi xin cam đoan nội dung khiếu nại là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trên.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

5. Ý nghĩa của việc làm đơn khiếu nại việc ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Hầu hết ở các nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ.Tiếng ồn ngoài trời còn được nói gọn từ tiếng ồn môi trường.

Quy hoạch đô thị không tốt có thể làm phát sinh ô nhiễm tiếng ồn, vì bên cạnh các khu công nghiệp và dân cư có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trong khu dân cư. Tiếng ồn có thể phát sinh từ nhiều nguồn trong đó được chia làm 4 nguồn chính:

– Từ hoạt động dịch vụ karaoke, các điểm vui chơi, dịch vụ có quy mô lớn như vũ trường, quán bar, beer club…

– Từ quán nhậu vỉa hè mở nhạc, hát loa di động công suất lớn, cường độ âm thanh lớn.

– Từ các hộ gia đình có trang bị dàn âm thanh, loa, karaoke, máy phát nhạc, chiếu phim; hộ gia đình thuê dàn nhạc để ca hát hoặc các sinh hoạt văn hóa gia đình như tiệc cưới, lễ tang, sinh nhật và các dạng sinh hoạt đám mừng, liên hoan khác…

– Các loại hình buôn bán có sử dụng loa phát quảng cáo (siêu thị, chợ, tiệm photocopy, các điểm quảng cáo…), địa điểm sinh hoạt công cộng (công viên, nhà thờ, chùa…).

Theo Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:

“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Vì thế mẫu đơn khiếu nại gây tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn là văn bản ghi nhận ý chí của cá nhân khiếu nại về hành vi gây tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, Trong đơn nêu rõ thông tin cá nhân người làm đơn kèm theo nội dung khiếu nại. Mẫu đơn khiếu nại gây tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn là mẫu đơn được lập ra để khiếu nại về việc gây tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)