Ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp: Nhiều giải pháp để hạn chế

Song, bên cạnh những thành tựu đạt được, tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn vẫn diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

 

Ô nhiễm do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Theo ông Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT), do nông dân sử dụng phân bón bừa bãi nên mỗi năm có tới 60 – 65% lượng phân đạm bị cây trồng “bỏ qua” (tương đương 1,77 triệu tấn), gần 60% lượng lân (khoảng 2,1 triệu tấn) và kali (344.000 tấn) được bón nhưng cây trồng không hấp thụ, rất lãng phí. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không tuân thủ các quy trình kỹ thuật sử dụng đã làm cho đất bị chai cứng, nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây đột biến gen trên một số loại cây trồng. Mới đây, cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện có từ 30 – 60% mẫu rau còn tồn dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá ngưỡng cho phép, đặc biệt có những loại thuốc không nằm trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.

Theo ông Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT), do nông dân sử dụng phân bón bừa bãi nên mỗi năm có tới 60 – 65% lượng phân đạm bị cây trồng “bỏ qua” (tương đương 1,77 triệu tấn), gần 60% lượng lân (khoảng 2,1 triệu tấn) và kali (344.000 tấn) được bón nhưng cây trồng không hấp thụ, rất lãng phí. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không tuân thủ các quy trình kỹ thuật sử dụng đã làm cho đất bị chai cứng, nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây đột biến gen trên một số loại cây trồng. Mới đây, cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện có từ 30 – 60% mẫu rau còn tồn dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá ngưỡng cho phép, đặc biệt có những loại thuốc không nằm trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.

Không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt, vấn đề dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản cũng làm nhiều hộ nông dân điêu đứng, thủ phạm chính do ô nhiễm môi trường. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi chính cá da trơn, chiếm 37% tổng diện tích nuôi và 62% tổng lượng cá nước ngọt của cả nước mang về hàng tỷ đô la. Để có 1kg cá da trơn thành phẩm, nông dân phải sử dụng từ 3 – 5kg thức ăn; nhưng chỉ có khoảng 17% thức ăn được cá hấp thụ, phần còn lại hòa lẫn với nước, trở thành các chất hữu cơ phân hủy gây ô nhiễm môi trường. Tương tự, cả nước có khoảng 16.700 trang trại chăn nuôi với gần 37,9 triệu gia súc, gần 215 triệu gia cầm, mỗi năm thải ra môi trường trên 73 triệu tấn chất thải, cũng góp phần gia tăng ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp.

Không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt, vấn đề dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản cũng làm nhiều hộ nông dân điêu đứng, thủ phạm chính do ô nhiễm môi trường. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi chính cá da trơn, chiếm 37% tổng diện tích nuôi và 62% tổng lượng cá nước ngọt của cả nước mang về hàng tỷ đô la. Để có 1kg cá da trơn thành phẩm, nông dân phải sử dụng từ 3 – 5kg thức ăn; nhưng chỉ có khoảng 17% thức ăn được cá hấp thụ, phần còn lại hòa lẫn với nước, trở thành các chất hữu cơ phân hủy gây ô nhiễm môi trường. Tương tự, cả nước có khoảng 16.700 trang trại chăn nuôi với gần 37,9 triệu gia súc, gần 215 triệu gia cầm, mỗi năm thải ra môi trường trên 73 triệu tấn chất thải, cũng góp phần gia tăng ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp.

Giải pháp toàn diện

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, môi trường trong sản xuất nông nghiệp đang có chiều hướng xấu đi, mức độ suy thoái đã trở nên cấp bách. Với mức độ lạm dụng phân bón, thuốc BVTV tràn lan như hiện nay và việc tùy tiện xả chất thải rắn từ chăn nuôi ra môi trường chưa qua xử lý… thì khó có thể phát triển nền nông nghiệp ổn định, bền vững.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, môi trường trong sản xuất nông nghiệp đang có chiều hướng xấu đi, mức độ suy thoái đã trở nên cấp bách. Với mức độ lạm dụng phân bón, thuốc BVTV tràn lan như hiện nay và việc tùy tiện xả chất thải rắn từ chăn nuôi ra môi trường chưa qua xử lý… thì khó có thể phát triển nền nông nghiệp ổn định, bền vững.

Để hạn chế những tác động xấu tới môi trường, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, cần phải có các giải pháp toàn diện và tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho lĩnh vực bảo vệ môi trường. Quan trọng nhất là tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.

Để hạn chế những tác động xấu tới môi trường, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, cần phải có các giải pháp toàn diện và tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho lĩnh vực bảo vệ môi trường. Quan trọng nhất là tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.

Do đó, để tiến tới kiềm chế, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 – 2015, Bộ NN&PTNT đã triển khai 6 giải pháp như: Rà soát, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường; hướng dẫn các quy định về quan trắc môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường nông nghiệp; kiểm soát ô nhiễm và cảnh báo dịch bệnh trong các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên biển; phục hồi, cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ, sử dụng công nghệ… để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Do đó, để tiến tới kiềm chế, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 – 2015, Bộ NN&PTNT đã triển khai 6 giải pháp như: Rà soát, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường; hướng dẫn các quy định về quan trắc môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường nông nghiệp; kiểm soát ô nhiễm và cảnh báo dịch bệnh trong các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên biển; phục hồi, cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ, sử dụng công nghệ… để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Hy vọng các giải pháp này sẽ giải quyết được phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng như hiện nay. 

Hy vọng các giải pháp này sẽ giải quyết được phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng như hiện nay.